1 fois bă ng bao nhiêu tiê n viê t

Cuộc phỏng vấn này đã được phát trên truyền hình Pháp nhiều lần, hoàng nữ Phương Thảo [con của bà Bùi Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại] đã thuđược và cung cấp cho tôi, kỹ sư Bùi Hữu Lân [cựu sinh viên Đại học Bách khoa Pháp] và ông Nguyễn Đắc Xuân chuyển qua Việt ngữ. Xin trích mộtđoạn sau đây để bạn đọc tham khảo về những sự kiện cách nay 70 năm.

Frédéric Mitterand

:

Đây là một thời kỳ [1944-1946] lạ lùng: có một chủ quyền của nước Pháp Vichy, có đông đảo người Nhật, có vua Bảo Đại im lặngđứng nhìn tình thế, bên cạnh nhân dân Việt Nam. Nước Pháp được giải phóng, thay đổi chế độ chính trị, với tướng De Gaulle lên cầm quyền. Lúc ấy ở Việt Nam tình hình ra thế nào?

17/9/2017Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời | Nghiên cứu lịch sử//nghiencuulichsu.com/2015/05/11/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-truoc-khi-ong-qua-doi/2/11

Bảo Đại

: Người Việt chúng tôi mù tịt. Chúng tôi hoàn toàn không biết việc gì đã xảy ra. Chúng tôi có biết nước Pháp được giải phóng, chấm hết.

Frédéric Mitterand

:

Và người Nhật? Lúc ấy một thời gian sau họ làm đảo chánh?

Bảo Đại

: Người Nhật làm đảo chánh vì người Pháp cho rằng, sau khi quân Nhật đã thua nhiều trận ở mặt trận Thái Bình Dương, nước Nhật đã đến thời tậnsố. Cho nên người Pháp mới bắt đầu tổ chức một loạt kháng chiến. Người Nhật, thấy đã hết thời, không muốn như vậy và đó cũng là một vấn đề thể diện.Họ đã làm đảo chánh và gạt bỏ chủ quyền của Pháp.

Frédéric Mitterand

:

Lúc ấy, ngài bất đắc dĩ cũng bị lôi cuốn phần nào trong cuộc ẩu đả đó?

Bảo Đại

: Đó là một câu chuyện khá đầy kịch tính. Hôm người Nhật làm đảo chánh tôi không có mặt trong cung. Tôi đi săn. Đến khi trở về cung các cửacung đều mở. Có tiếng súng nổ. Một sĩ quan Nhật đến trình diện với tôi, xin tôi chịu khó chờ một chút: “Chúng tôi đang giải quyết vài vấn đề”, và sau đóông sĩ quan này dẫn tôi vào cung. Một thời gian sau, tôi vào trong cung, cũng ông sĩ quan ấy nói với tôi: “Ngày mai, có một nhân vật quan trọng, một đạisứ, đến trình diện với ngài”. Ngày hôm sau tôi tiếp đại sứ Yokoyama. Đại sứ trình uỷ nhiệm thư và nói với tôi rằng: “Thiên Hoàng cho tôi đến bên cạnhNgài”. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Nhật.

Frédéric Mitterand

:

Trước đó ngài đã có suy nghĩ về hoàng đế Nhật Bản?

Bảo Đại

: Chúng tôi biết hoàng đế Nhật, nhất là Minh Trị Thiên Hoàng, đã mở cửa nước Nhật cho thế giới hiện đại.

Frédéric Mitterand

:

Và ngài có quan tâm đến kinh nghiệm này?

Bảo Đại

: Có, tôi có theo dõi khá sát lịch sử nước Nhật.

Frédéric Mitterand

:

Người Nhật tỏ ra rất kính trọng ngài, và ngay sau đó, đề nghị ngài tuyên bố nước Việt Nam độc lập. Một tình trạng gay cấn vì thực sự không còn chủ quyền của Pháp lúc đó nữa. Chính tướng De Gaulle cũng đã nó: “Tôi thấy Đông Dương đã rời xa như một con tàu lớn”. Khoonhg có vấn đềduy trì chính quyền Vichy, còn người Nhật thì yêu cầu ngài tuyên bố độc lập. Và ngài lưỡng lự?

Bảo Đại

: Trước hết, tôi nghi ngờ vì không biết nền độc lập này có giá trị đến mức nào.

Frédéric Mitterand

:

Đó là một cái bẫy?

Bảo Đại

: Không phải là cái bẫy nhưng hai chữ ấy vô cùng kỳ diệu, đó là hai chữ thiêng liêng, hai chữ Độc Lập. Đối với thần dân tôi, tôi không thể từ chốiĐộc Lập, nếu tôi từ chối, thần dân tôi sẽ trách tôi. Đó là cơ hội ngàn năm một thuở để chứng tỏ rằng chúng tôi độc lập, dù cái độc lập ấy có hình thức thế nào. Điều kỳ lạ là khi tôi ký tuyên ngôn độc lập, tôi hỏi Đại sứ Nhật: “Có vấn đề trao đổi gì không?”. Ông trả lời: “Không, chúng tôi không đòi hỏi ngài bất cứ một điều gì; chúng tôi giải phóng quý quốc; có thế thôi”.

17/9/2017Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời | Nghiên cứu lịch sử//nghiencuulichsu.com/2015/05/11/cuoc-phong-van-truc-tiep-cuu-hoang-bao-dai-truoc-khi-ong-qua-doi/3/11

Frédéric Mitterand

:

Nhưng dầu sao, ngài không ngại trở nên một con bài trong tay người Nhật, và ngài không ngại làm cho người Pháp nghĩ rằng ngài đãbỏ rơi họ?

Bảo Đại

: Không, hoàn toàn không. Tôi không muốn tôi là con bài trong tay người Nhật. Một hôm ông tướng chỉ huy quân đội viễn chinh Nhật ở Đông Dươngxin tôi tham gia vào chiến cuộc để giúp nước Nhật, vì lúc đó Nhật đang ở trong một giai đoạn khó khăn, tôi trả lời: “Nay chúng tôi độc lập, không thể saikhiến chúng tôi điều gì nếu chúng tôi đã độc lập. Chúng tôi tự do làm điều gì chúng tôi muốn, các Ngài không có quyền can thiệp vào nội bộ chúng tôi”. Vàngười Nhật đã hiểu.

Frédéric Mitterand

:

Có cái ngại kia, ngại làm cho người Pháp nghĩ rằng ngài đã bỏ rơi họ?

Bảo Đại

: Không những tôi đã nghĩ đến việc này, mà nhiều người Pháp đã cho rằng tôi đã phản bội họ. Khi tôi trở qua Pháp năm 1948, có một chiến dịchbáo chí chống tôi, nói rằng: “Đó là một con người phản bội, ông ấy đã bỏ rơi chúng ta, ông ấy đi với bọn Nhật”. Tôi phải đưa Hiệp ước Bảo hộ ra. Nó đây,theo điều 11 hay 13, nước Pháp có trách nhiệm giữ an ninh cho nhà vua, chống lại kẻ địch bên ngoài cũng như nội loạn bên trong. Ai đã phá bỏ hiệp ướcnày? Không phải tôi. Ngày 9-3-1945, chủ quyền Pháp đã không còn nữa.

Frédéric Mitterand

:

Người Nhật có ngược đãi người Pháp không?

Bảo Đại

: Không, quân đội của Thiên Hoàng không làm cái việc tàn ác. Thủ phạm là đội Kempetai, là một loại Lê Dương của Nhật. Đội Kempetai này đã làmcác việc tàn ác đối với người Pháp.

Frédéric Mitterand

:

Bỗng nhiên ta lâm vào cái thế phức tạp. Vì ngài có nhiều quyến luyến với người Pháp. Ngài không thể bình thản mãi?

Bảo Đại:

Đó là tình cảm cá nhân, nhưng tôi phải nghĩ trước hết đến quốc gia dân tộc. Người Nhật đã đem độc lập đến cho chúng tôi, tôi phải cụ thể hoá nềnđộc lập đó. Cho nên tôi đã lập một chính phủ. Các quan đại thần lúc ấy đã xin rút lui để chúng tôi có một chính phủ tân tiến.

Frédéric Mitterand

: L

úc đầu tiên ngài thực hiện quyền lực của một ông vua lập hiến, của một ông vua thời hiện đại. Vậy chính phủ ấy có những ai.

Bảo Đại

: Đó là những trí thức trẻ, nhiều người ở Pháp, những kỹ sư trường bách khoa, những tiến sĩ luật, những bác sĩ y khoa, họ thông hiểu cả Đông và

Chủ Đề