Y thuc xa hoi tac dong tro lai ton tai xa hoi

Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các hình thái khác nhau của tinh thần trong đời sống xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng, thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống… của cộng đồng xã hội được sinh ra trong quá trình xã hội tồn tại và phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ý thức xã hội chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần.[1]

Tồn tại xã hội là đời sống vật chất cùng những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội; có kết cấu bao gồm: địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện dân số và phương thức sản xuất vật chất.

Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ những tình cảm, tâm trạng, thói quen, tập quán, truyền thống... của cộng đồng xã hội được hình thành một cách tự phát dưới tác động trực tiếp của cuộc sống hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá. Ý thức xã hội thông thường tuy ở trình độ thấp nhưng có vai trò quan trọng vì nhờ nó mà tri thức kinh nghiệm được hình thành. Đây là tiền đề quan trọng để hình thành các lý thuyết khoa học.

Tâm lý xã hội có đặc điểm:

  • Có sức ỳ, nhất là đối với các phong tục, tập quán lạc hậu, lệ làng...
  • Do bản thân cuộc sống hàng ngày là đa dạng và phức tạp và sự phức tạp của tâm lý con người nên tâm lý xã hội có tính phức tạp và đa dạng.
  • Chịu ảnh hưởng của một số quy luật tâm lý chung.
  • Phản ánh bề ngoài.

Lý luận

Lý luận hay hệ tư tưởng là những quan điểm, tư tưởng đã được khái quát hóa, hệ thống hóa dưới dạng các học thuyết về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo và khoa học. Lý luận có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng; mang tính tự giác.

Tâm lý xã hội tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sự xâm nhập và phát huy ảnh hưởng của lý luận và ngược lại, hệ tư tưởng gia tăng tính trí tuệ, định hướng cho sự hình thành của tâm lý xã hội. Lý luận cũng bị biến đổi tùy theo tâm lý xã hội ở nơi tiếp nhận nó.

Ý thức cá nhân là ý thức của từng con người cụ thể phản ánh tồn tại xã hội thông qua quan điểm, lập trường, lợi ích… của người đó. Ý thức xã hội chỉ tồn tại và biểu hiện sự tồn tại của nó thông qua ý thức của từng cá nhân, là sự tổng hợp ý thức của từng cá nhân; luôn mang dấu ấn của ý thức xã hội chung nhưng cũng luôn mang tính phong phú, đa dạng. Trong một số trường hợp, ý thức cá nhân có thể vượt lên trở thành ý thức xã hội chung và ý thức xã hội có thể tác động trở lại, chi phối tới ý thức cá nhân.

  • Tính giai cấp: trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội mang tính giai cấp. Các giai cấp khác nhau có điều kiện sống, cơ sở kinh tế khác nhau nên thường có tư tưởng, quan điểm khác nhau. Tuy nhiên các giai cấp khác nhau cũng chia sẻ những quan điểm chung được toàn xã hội thừa nhận. Tính giai cấp của tư tưởng chỉ là một cách tiếp cận của Marx và không nên bị lạm dụng.
  • Tính dân tộc: các giai cấp trong cùng một dân tộc luôn chịu sự tác động của một số yếu tố chung (điều kiện tự nhiên, lịch sử…) và được thể hiện tập trung ở tâm lý xã hội.
  • Tính nhân loại: những giá trị mang tính phổ biến toàn nhân loại và những nội dung, những vấn đề đòi hỏi mối quan tâm chung của cả nhân loại.
  • Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định. Nguồn gốc, nội dung, tính chất của ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định; và khi tồn tại xã hội thay đổi, nhất là khi phương thức sản xuất thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi các yếu tố của ý thức xã hội với mức độ, nhịp điệu khác nhau. Khi trong tồn tại xã hội có sự phân chia giai cấp, ý thức xã hội cũng mang tính giai cấp. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội một cách đa dạng, phức tạp, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trung gian (lợi ích, tình cảm…). Khi những điều kiện tồn tại xã hội thay đổi thì một số yếu tố cụ thể trong ý thức xã hội sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên cũng có những yếu tố không thay đổi trong hàng ngàn năm dù cho các điều kiện tồn tại xã hội liên tục thay đổi.
  • Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với tồn tại xã hội. Do sức ỳ của ý thức xã hội, những tác động qua lại về lợi ích trong xã hội và do bản chất là sự phản ánh của tồn tại xã hội nên một số yếu tố của ý thức xã hội cụ vẫn tồn tại và phát huy ảnh hưởng trong tồn tại xã hội mới. Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định, một số yếu tố của ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. Trong quá trình phát triển của ý thức xã hội, các tư tưởng, quan điểm… thường có sự kế thừa lẫn nhau, nó là sự thống nhất giữa giữ gìn và loại bỏ, do đó cần phải chống khuynh hướng "bảo thủ" và "phủ định sạch trơn".
  • Giữa các hình thái ý thức xã hội luôn có sự xâm nhập, ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau. Ở mỗi thời kỳ lịch sử nhất định thường có một hình thái ý thức xã hội nổi lên đóng vai trò chủ đạo, chi phối các hình thái ý thức xã hội khác. Do đó, việc tìm hiểu sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội có ý nghĩa thực tiễn lớn.
  • Ý thức xã hội có thể tác động mạnh mẽ trở lại tồn tại xã hội; nó có thể thúc đẩy sự phát triển của tồn tại xã hội khi phản ánh đúng quy luật vận động của tồn tại xã hội; thậm chí kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội khi phản ánh không đúng quy luật vận động của tồn tại xã hội.
  • Tồn tại xã hội

  1. ^ PGS. TS Đoàn Quang Thọ. “Giáo trình Triết học. Nhà xuất bản Lý luận chính trị. Hà Nội năm 2007” (PDF). Truy cập 2 tháng 2 năm 2021.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ý_thức_xã_hội&oldid=68374040”

Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hoá vai trò của ý thức xã hội mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường khi phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Ph.Ăng ghen viết: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”.

Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng và vào mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng. Chẳng hạn hệ tư tưởng tư sản đã tác động mạnh mẽ đến xã hội các nước Tây Âu thế kỷ XVII, XVIII. Hệ tư tưởng vô sản trở thành vũ khí về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh để xoá bỏ xã hội tư bản.

Sự tác động của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội biểu hiện qua hai chiều hướng. Nếu ý thức xã hội tiến bộ thì tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã hội lạc hậu sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xã hội.

Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã hội, nó bác bỏ quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Để hiểu và giải đáp các vấn đề thuộc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lenin không hề dễ dàng đối với nhiều bạn sinh viên khi bước vào môi trường đại học. Trong đó có thể thấy Ví dụ về tồn tại xã hội và ý thức xã hội là một trong những câu hỏi khó và được nhiều bạn đọc quan tâm. Hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu về vấn đề qua nội dung bài viết sau.

Tồn tại xã hội là gì?

Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Theo V.I.Lênin khi nghiên cứu tồn tại xã hội với tính cách vừa là đời sống vật chất vừa là những quan hệ vật chất giữa người và người. Các yếu tố chính tạo thành tồn tại xã hội là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số… trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.

Các yếu tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, gồm có:

+ Một là: Phương thức sản xuất ra của cải vật chất của xã hội đó. Ví dụ, phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất truyền thống của người Việt Nam.

+ Hai là: Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý, như: các điều kiện khí hậu, đất đai, sông hồ,… tạo nên đặc điểm riêng có của không gian sinh tồn của cộng đồng xã hội.

+ Ba là: Các yếu tố dân cư, bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân cư, mô hình tổ chức dân cư,…

Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.

Y thuc xa hoi tac dong tro lai ton tai xa hoi

Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội

Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng,… của những cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.

Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệm… của những con người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa thành lý luận.

Trong ý thức xã hội thông thường, tâm lý xã hội là bộ phận rất quan trọng. Ý thức xã hội thông thường, thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống hàng ngày của con người, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. Ý thức thông thường tuy là trình độ thấp so với ý thức lý luận, nhưng những tri thức kinh nghiệm phong phú đó có thể trở thành tiền đề quan trọng cho sự hình thành các lý thuyết xã hội.

Kết cấu của ý thức xã hội gồm

+ Tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán v.v của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội được hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống hàng ngày và phản ánh đời sống đó. Quá trình phản ánh này thường mang tính tự phát, chỉ ghi lại những biểu hiện bề mặt bên ngoài của xã hội.

+ Hệ tư tưởng xã hội (hệ tư tưởng) là trình độ cao của ý thức xã hội được hình thành khi con người đã có được nhận thức sâu sắc hơn các điều kiện sinh hoạt vật chất của mình; là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo v.v) kết quả sự khái quát hoá những kinh nghiệm xã hội. Có hai loại hệ tư tưởng là: Hệ tư tưởng khoa học- phản ánh chính xác, khách quan tồn tại xã hội và Hệ tư tưởng không khoa học- phản ánh sai lầm, hư ảo hoặc xuyên tạc tồn tại xã hội.

Bài viết Luật Hoàng Phi xin đưa ra Ví dụ về tồn tại xã hội và ý thức xã hội để bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề.

Về tồn tại xã hội là đời sống vật chất của xã hội, là phương diện sinh hoạt vật chất và điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất xã hội.Ví như Thời tiền sử là thời đại Việt Nam được tính từ tính từ khi con người bắt đầu có mặt trên lành thổ Việt Nam cho tới khoảng thế kỉ I trước công nguyên.

Thời tiền sử là các bộ lạc săn bắt (bán), hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kỉ thuật chế tác, đã có nhiều hình loại ổn định nhằm phục vụ đời sống. Thời kì này con người nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ…

Bên cạnh đó điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời sống con người cộng với sự đa dạng phong phú của các loài quán động thực vật phương Nam nên nguồn tài nguyên rất phong phú.

Về ý thức xã hội điển hình có sự nổi bật trong truyền thống yêu nước, nhân đạo nhân nghĩa của dân tộc và nhân dân Việt Nam thì rất cần cù chăm chỉ với truyền thống hiếu học được truyền từ đời này sang đời khác. Ngoài ra Việt Nam có hệ thống tư tưởng lớn và chi phối dân tộc Việt trong nhiều thế kỉ, nhất là phong kiến là tư tưởng Nho giáo.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Ví dụ về tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.