Xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng

(HNM) - Như Báo Hànộimới đã thông tin, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15-11-2020 (thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ), đã tăng mức xử phạt với hành vi hút thuốc lá tại nơi cấm gấp gần 2 lần. Thế nhưng, sau một tuần kể từ ngày nghị định có hiệu lực, tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn ra phổ biến. Để xây dựng môi trường không khói thuốc lá, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc kiểm tra, xử phạt nghiêm theo quy định.

Xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng

Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành của quận Ba Đình kiểm tra việc thực hiện nhà hàng không khói thuốc tại một nhà hàng trên phố Giảng Võ. Ảnh: Trang Thu

Vô tư hút thuốc lá nơi công cộng

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới, những ngày qua tại các địa điểm công cộng như bến xe, công viên, bệnh viện..., không khó để bắt gặp nhiều người vẫn phớt lờ biển báo cấm hút thuốc, thản nhiên nhả khói. Tại khu vực Bệnh viện Phụ sản trung ương vào 8h sáng 20-11 có rất đông sản phụ, người nhà ra, vào. Theo quan sát, bên trong khuôn viên của bệnh viện không có hiện tượng hút thuốc lá, nhưng ngay ngoài cổng bệnh viện nhiều người vẫn vô tư hút thuốc lá.

Tương tự, 10h sáng 20-11, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, dù trong khuôn viên bệnh viện đã bố trí rất nhiều biển báo cấm hút thuốc, nhưng vẫn có không ít người bỏ khẩu trang tranh thủ hút thuốc lá. Phía trước cổng bệnh viện có đến chục người ngồi ở các quán nước đang hút thuốc lá. Khi phóng viên nhắc nhở, anh Phạm Khắc Minh (ở quận Ba Đình, Hà Nội) cười phân trần: “Tôi ngồi chờ bố khám bệnh bên trong, sốt ruột quá nên hút điếu thuốc cho bớt căng thẳng. Tôi ngồi đây khá lâu nhưng không thấy ai đến nhắc nhở hay xử phạt…”.

Gần 8h sáng 21-11, tại khu vực sảnh trước cửa Bến xe Gia Lâm, chỉ trong 10 phút, phóng viên đã đếm được có 8 người đang hút thuốc lá. Hút xong, hầu hết đều tiện tay vứt tàn thuốc xuống mặt đất, rồi dùng chân dập. Vi phạm nhiều nhưng không thấy lực lượng chức năng nhắc nhở.

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (có hiệu lực từ năm 2013) quy định rõ, cấm hút thuốc lá nơi công cộng, gồm cơ sở y tế, trường học, nơi làm việc, bến xe… Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền với hành vi hút thuốc tại nơi bị cấm tăng lên từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng, thay vì mức 100.000-300.000 đồng như trước. Tăng mức phạt là hết sức cần thiết để răn đe, song dù chế tài đã có hiệu lực được hơn một tuần, vẫn chưa có cá nhân nào bị phạt do hút thuốc ở những nơi cấm.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, đại diện Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho rằng, chế tài xử phạt đã rõ, thế nhưng hiện nay, nhiều người có trách nhiệm quản lý các địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá chưa quan tâm, nhìn nhận công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá như là nhiệm vụ chính thức, thường xuyên. Thêm vào đó, do lực lượng thanh tra mỏng, cùng lúc phải phụ trách nhiều lĩnh vực, nên việc xử phạt người vi phạm rất khó thực hiện.

Tăng cường tuyên truyền đi kèm kiểm tra, xử phạt

Xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng

Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc kiểm tra, xử phạt theo quy định hành vi hút thuốc lá nơi công cộng để xây dựng môi trường không khói thuốc lá. Ảnh: Anh Tuấn

Theo Bộ Y tế, Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới và là một trong 4 nước có tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc lá cao nhất châu Á. Do đó, cùng với việc tăng cường tuyên truyền tác hại thuốc lá, cần đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định, thẩm quyền xử phạt vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá thuộc nhiều cơ quan, lực lượng căn cứ theo địa bàn, lĩnh vực phụ trách như: Chủ tịch UBND các địa phương; Thanh tra các ngành: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo...; Công an nhân dân; Quản lý thị trường; Bộ đội biên phòng…

Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường cho rằng, để xử phạt với hành vi hút thuốc lá tại nơi cấm, riêng lực lượng thanh tra y tế không thể làm được, mà cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, lực lượng công an... Đặc biệt, người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá phải nâng cao vai trò và trách nhiệm của mình.

Qua kiểm tra, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá thành phố đánh giá, những đơn vị thực hiện tốt môi trường không khói thuốc là nhờ đưa quy định cấm hút thuốc lá vào quy chế nội bộ của cơ quan; trưởng các phòng, ban chịu trách nhiệm, nếu để xảy ra vi phạm. Để xử phạt nghiêm hành vi hút thuốc lá tại nơi cấm, nhất là các bệnh viện, tới đây Sở Y tế Hà Nội sẽ phối hợp thành lập các đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm.

Hiện tại, Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá đang xây dựng và thí điểm ứng dụng phần mềm trên điện thoại di động cho phép người dân chụp và gửi hình ảnh vi phạm các quy định phòng, chống tác hại của thuốc lá tới cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý. Dự kiến, việc ứng dụng phần mềm này sẽ được thí điểm tại quận Hoàn Kiếm và quận Tây Hồ. Với các giải pháp trên, kỳ vọng Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung sớm xây dựng được môi trường không khói thuốc lá.

Tại Nghị định 117/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 15/11/2020. Theo đó, tại Điều 25 “vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá”: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không có chữ hoặc biểu tượng "cấm hút thuốc lá" tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật; không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá: Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá; không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát; không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng

Đồng thời, tại Nghị định 117/NĐ-CP cũng quy định về mức phạt tiền đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000đồng đối với một trong các hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngoài ra, việc in cảnh báo sức khỏe không đúng mẫu, vị trí, diện tích và màu sắc theo quy định của pháp luật… cũng bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000đồng.

Bên cạnh đó, việc không có nơi dành riêng cho hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá trực tiếp theo quy định của pháp luật… cũng bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Song song đó, Nghị định cũng quy định cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em; cung cấp thông tin không có cơ sở khoa học, không chính xác về thuốc lá và tác hại của thuốc lá; không đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, không đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ; không hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh theo quy định của pháp luật…

Rơ Châm Lê

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân

Xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng

Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm có thể bị phạt tới 500.000 đồng (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

(Hiện hành, theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm).

Ngoài ra, một số hành vi vi phạm khác về địa điểm cấm hút thuốc lá bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật;

+ Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:

+ Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

+ Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;

+ Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;

+ Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Tại Điều 11, 12 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định địa điểm cấm hút thuốc lá như sau:

Điều 11. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn

1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:

a) Cơ sở y tế;

b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;

d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:

a) Nơi làm việc;

b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;

c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này.

3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

Điều 12. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá

1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:

a) Khu vực cách ly của sân bay;

b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;

c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;

c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.

4. Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN