Xét phản ứng hóa học giữa khí hidro và khí oxi

Đề bài

Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hiđro, có làm như thế được không? Vì sao?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Các khí có tỉ khối nhẹ hơn không khí: thu khí bằng cách để úp bình ống nghiệm

Các khí có tỉ khối nặng hơn không khí: thu khí bằng cách để ngửa bình ống nghiệm

=> Xét xem khí oxi và hidro nặng hay nhẹ hơn không khí sẽ biết phải để ống nghiệm như thế nào.

Lời giải chi tiết

Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm nằm thẳng đứng, miệng ống nghiệm hướng lên trên vì trọng lượng khí oxi [32g] lớn hơn trọng lượng không khí [29g].

Đối với khí hiđro thì không thể được vì trọng lượng khí hiđro rất nhẹ [2g] so với không khí [29g]. Đối với khí H2 thì phải đặt ống nghiệm thẳng đứng và miệng ống nghiệm hướng xuống dưới.

Loigiaihay.com

Khí Knallgas [còn gọi lại khí oxihidrogen], là hỗn hợp của hidro và oxi. Hỗn hợp này có khả năng phát nổ khi bắt lửa.

Từ khoá

khí ga, khí hiđro, ôxy, hóa chất, phản ứng, dung hợp, vụ nổ, phân tử hiđro, phân tử oxy, truyền nhiệt, phân tử nước, nước, đốt cháy, vụ nổ, năng suất tỏa nhiệt, khí ga, sản phẩm cháy, hỗn hợp, hóa học vô cơ, thí nghiệm oxyhydrogen, hóa học, changes

1.1. Định nghĩa

  • Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
    • Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia hay chất phản ứng.
    • Chất mới sinh ra trong phản ứng gọi là sản phẩm.
  • Phương trình chữ: Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm
  • Lưu ý: 
    • Dấu "→" đọc là tạo thành [hay sinh ra]

    • Dấu " +" phía trước dấu "→" đọc là tác dụng với [hay phản ứng với, hóa hợp với].

    • Dấu " +" phía sau dấu "→" đọc là: và

  • Ví dụ: 

[1] Lưu huỳnh   +    oxi     →   lưu huỳnh đioxít

[chất tham gia]                       [sản phẩm ]

⇒ Đọc là: Lưu huỳnh tác dụng với Oxi sinh ra lưu huỳnh đioxít

[2] Canxicacbonat    canxioxit    + khí cacbonic

[chất tham gia]           [sản phẩm ]    [sản phẩm ]

⇒ Canxicacbonat sinh ra canxioxit và khí cacbonic

[3] Parafin       +  oxi  khí cacbonic + nước

[chất tham gia]                      [sản phẩm ] 

⇒ Parafin tác dụng với oxi tạo thành khí cacbonic và nước

  • Trong phản ứng hóa học, các chất tham gia giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.

1.2. Diễn biến của phản ứng hóa học

Hình 1: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa khí Hidro và khí Oxi tạo thành nước

 

Trước phản ứng

Trong quá trình phản ứng

Sau phản ứng

Số phân tử

Một phân tử Oxi, hai phân tử Hiđrô.

Không có phân tử nào.

Hai phân tử nước.

Liên kết giữa các nguyên tử

2 nguyên tử H liên kết với nhau, 2 nguyên tử O liên kết với nhau.

Không có sự liên kết giữa các nguyên tử.

2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O.

Số nguyên tử H, số nguyên tử O

4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O.

4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O.

4 nguyên tử H, 2 nguyên tử O.

  • Kết luận: Trong các phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
  • Lưu ý: Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.

1.3. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?

Video 1: Phản ứng giữa kẽm và dung dịch axit clohodric HCl

  • Muốn phản ứng hóa học xảy ra: Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau.

Ví dụ: đường cát dễ tan hơn so với đường phèn. Vì đường cát có diện tích tiếp xúc nhiều hơn đường phèn.

  • 1 số phản ứng hóa học muốn xảy ra phải được đun nóng đến t0 thích hợp.
  • Có những phản ứng muốn xảy ra cần có mặt của chất xúc tác.

Ví dụ: Quá trình chuyển hóa tinh bột sang rượu cần "men". Men lúc này đóng vai trò là chất xúc tác, giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn, nhưng không biến đổi khi phản ứng kết thúc.

1.4. Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?

  • Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành, có tính chất khác chất phản ứng để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra hay không.

  • Dựa vào: màu sắc, trạng thái, tính tan, …

Ví dụ: Đường bị cháy đen, tạo thành Cacbon

Video 2: Axit sunfuric H2SO4 tác dụng với đường

  • Ngoài ra, sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu để xảy ra phản ứng hóa học. 

1.5. Tổng kết

Hình 2: Sơ đồ tư duy bài Phản ứng hóa học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Hóa Học Lớp 8
  • Đề Kiểm Tra Hóa Lớp 8
  • Sách giáo khoa hóa học lớp 8
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 8
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 8

Giải Sách Bài Tập Hóa Học 8 – Bài 13: Phản ứng hóa học giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 13.1 trang 18 sách bài tập Hóa 8: Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ và cụm từ thích hợp:

“… là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là …, còn … mới sinh ra là … Trong quá trình phản ứng … giảm dần, … tăng dần”.

Lời giải:

Phản ứng hóa học; chất phản ứng [chất tham gia]; chất; sản phẩm; lượng chất tham gia; lượng sản phẩm.

Bài 13.2 trang 18 sách bài tập Hóa 8: Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí hidro H2 và khí clo Cl2 tạo ra axit clohidric HCl.

Hãy cho biết:

a] Tên các chất phản ứng và sản phẩm?

b] Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra?

c] Trước và sau phản ứng số nguyên tử mỗi nguyên tố có thay đổi không?

Lời giải:

a] Chất phản ứng: khi hidro, khí clo.

Sản phẩm: axit clohidric.

b] Trước phản ứng: Hai nguyên tử hidro liên kết nhau, hay nguyên tử clo liên kết nhau.

Sau phản ứng: mỗi nguyên tử hidro liên kết với 1 nguyên tử clo, phân tử H2 và Cl2 biến đổi. Phân tử HCl được tạo ra.

c] Trước và sau phản ứng số nguyên tử mỗi nguyên tố không thay đổi.

Bài 13.3 trang 18 sách bài tập Hóa 8: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa kim loại kẽm và axitclohidric HCl tạo ra chất kẽm clorua ZnCl2 và khí H2 như sau;

Hãy chọn những từ và cụm từ thích hợp, rồi điền vào chỗ trống trong hai câu sau đây mô tả phản ứng này:

“Mỗi phản ứng xảy ra với một … và hai … Sau phản ứng tạo ra một … và một …”

Lời giải:

Nguyên tử kẽm; phân tử axit clohdric; phân tử kẽm clorua; phân tử hidro.

Bài 13.4 trang 19 sách bài tập Hóa 8: a] Hãy giải thích tạo sao khi để ngọn nến đến gần là cồn đã bắt cháy.

b] Biết rằng cồn cháy được là có sự tham gia của khí oxi, tạo ra nước và khí cacbon dioxit. Viết phương trình chữ của phản ứng.

Lời giải:

a] Vì cồn là chất dễ bay hơi, các phân tử cồn trong hơi cồn được ngọn lửa nung nóng nên bắt cháy.

b] Phương trình chữ:

Cồn + Khí oxi → Nước + Khí cacbon dioxit.

Bài 13.5 trang 19 sách bài tập Hóa 8: Nếu vô ý để giấm [xem bài 12.2, đã cho biết giấm là dung dịch chất nào] đổ lên nền gạch đá hoa [ trong thành phần có chất canxi cacbonat] ta sẽ quan sát thấy có bọt khí sủi lên.

a] Dấu hiệu nào cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra.

b] Viết phương trình chữ của phản ứng, biết rằng sản phẩm là các chất canxi axetat, nước và khí cacbon dioxit.

Lời giải:

a] Có bọt khí sủi lên cho thấy chất khí sinh ra chứng tỏ đã xảy ra phản ứng hóa học

b] Axit axetic + canxi cacbonat → canxi axetat + nước + khí cacbon đioxit.

Bài 13.6 trang 19 sách bài tập Hóa 8: Nước vôi [ có chất canxi hidroxit] được quyét lên tường một thời gian sau đó sẽ khô và hóa rắn [ chất rắn là canxi cacbonat].

a] Dấu hiệu nào cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra?

b] Viết phương trình chữ của phản ứng, biết rằng có chất khí cacbon đioxit [chất này có trong không khí] tham gia và sản phẩm ngoài chất rắn còn có nước [chất này bay hơi].

Lời giải:

a] Sau khi quét nước vôi 1 thời gian thấy có chất rắn không tan chứng tỏ đã có phản ứng hóa học xảy ra làm cho nước vôi [canxi hidroxit] chuyển thành chất rắn là canxi cacbonat.

b] Canxi hidroxit + khí cacbon dioxit → canxi cacbonat + nước.

Bài 13.7 trang 19 sách bài tập Hóa 8: Sắt để trong không khí ẩm dễ bị gỉ [ xem câu c, bài tập 12.2].

Hãy giải thích vì sao ta có thể phòng chống gỉ bằng cách bôi dầu, mỡ trên bề mặt các đồ dùng sắt.

Lời giải:

Sắt bị gỉ do sắt tiếp xúc với nước và oxi [trong không khí ẩm] nên có phản ứng hóa học xảy ra và tạo thành chất có màu đỏ nâu.

Việc bôi dầu, mỡ, … trên bề mặt các dụng cụ bằng sắt là ngăn cách không cho sắt tiếp xúc với không khí ẩm nên không cho phản ứng hóa học xảy ra và sắt không bị gỉ.

Bài 13.8 trang 19 sách bài tập Hóa 8: Biết rằng trong nước bọt có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozo [đường mạch nha] và một ít men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozo với nước chuyển thành glucozo.

Khi ta nhai cơm [trong cơm có tinh bột] có thể xảy ra hai phản ứng hóa học trên.

Hãy ghi lại phương trình chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi nhai kĩ cơm ta thấy vị ngọt.

Lời giải:

Tinh bột + Nước → Mantozo

Mantozo + Nước → Glucozo

Nhai cơm kĩ để nghiền thật nhỏ tinh bột, đồng thời để nước bọt tiết ra có đủ chất xúc tác cho phản ứng chuyển tinh bột thành mantozo, và phản ứng chuyển từ mantozo thành glucozo. Vị ngọt có được là do có một ít hai chất này.

Video liên quan

Chủ Đề