Xe ôm công nghệ được chạy chưa

[PLO]- GrabBike chưa biết ngày hoạt động, GoRide cho biết ngày mai 19-11 mới bắt đầu chạy lại.

Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản về việc tổ chức hoạt động vận tải trên địa bàn TP.HCM. 

Theo đó, kể từ ngày 17-11, xe ôm công nghệ được hoạt động trở lại nhưng không quá 50% số xe của từng đơn vị. Xe ôm truyền thống vẫn tiếp tục tạm ngưng.

Be Group chạy ngay, Grab còn ngập ngừng

Theo ghi nhận của PV, sáng 18-11, hãng Grab Việt Nam vẫn chưa mở ứng dụng nên khách hàng không đặt được xe. Bên cạnh đó, hãng Gojek cũng chưa mở lại dịch vu xe ôm công nghệ.


Dịch vụ xe ôm công nghệ của Be Group đã hoạt động trở lại. Ảnh: CTV.

“Mở lại dịch vụ xe công nghệ hai bánh khiến việc di chuyển của chúng tôi vừa tiết kiệm lại dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các hãng chưa mở lại hết” - chị Nguyễn Thu Hoài chia sẻ.

Trong khi đó Be Group đã mở lại dịch vụ BeBike từ sáng 18-11 và khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngay.

Các tài xế BeBike đều đã tiêm ngừa ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, được tập huấn tuân thủ nguyên tắc 5K và các quy định về phòng, chống dịch.

“Be hiện là ứng dụng gọi xe có đa dạng hình thức thanh toán không tiền mặt thông qua thẻ tín dụng, các loại ví điện tử… và ngân hàng số Cake by VP Bank với nhiều khuyến mãi dành cho khách hàng” - đại diện Be Group cho biết.

Trao đổi với PLO, Grab Việt Nam cho biết: “Chúng tôi đã hoạt động trở lại toàn bộ dịch vụ GrabCar Protect và đang chuẩn bị những bước cuối cùng để sẵn sàng mở lại dịch vụ GrabBike với số lượng không quá 50% xe tại TP.HCM”.

Gojek lùi thời gian hoạt động

Phía Gojek Việt Nam cho biết hàng chục ngàn đối tác tài xế Gojek đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn và đã sẵn sàng để có thể hoạt động trở lại.

Trong tối 17-11, Gojek đã gửi thông báo tới các đối tác tài xế và người dùng của Gojek về việc dịch vụ gọi xe hai bánh GoRide sẽ chính thức hoạt động trở lại kể từ 0 giờ ngày 19-11.


Ngày 19-11, GoRide sẽ hoạt động. CTV

Tất cả đối tác tài xế đều được yêu cầu tuân thủ nguyên tắc 5K và đã tiêm ít nhất một liều vaccine sau 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 theo quy định của cơ quan chức năng.

Thông tin về tình trạng tiêm vaccine của đối tác tài xế sẽ được hiển thị trên ứng dụng Gojek khi người dùng đặt chuyến.

Ngoài ra, nhằm đảm bảo tất cả đối tác tài xế tuân thủ việc đeo khẩu trang, Gojek đã triển khai tính năng mới trên ứng dụng dành riêng cho tài xế. Trong đó, yêu cầu đối tác tài xế chụp ảnh xác nhận việc đeo khẩu trang thì mới có thể đăng nhập tài khoản để bắt đầu hoạt động trong ngày.

Gojek cũng khuyến khích người dùng áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế mức độ tiếp xúc.

“Việc sớm đưa dịch vụ gọi xe công nghệ hai bánh quay trở lại không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân TP trong điều kiện bình thường mới, mà còn có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra thu nhập cho các đối tác tài xế” - đại diện Gojek Việt Nam cho biết.

Mới: Xe ôm công nghệ chính thức được hoạt động từ 17-11

[PLO]- Từ ngày 17-11, xe ôm công nghệ được hoạt động trở lại nhưng không quá 50% số xe của từng đơn vị.

ĐÀO TRANG

Khách ngóng xe, tài xế ngóng cuốc

Chưa kịp mừng rỡ vì được lên cơ quan làm việc trực tiếp sau gần 5 tháng không gặp đồng nghiệp, chị Hải Anh [ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM] đã phải lo lắng vì không có phương tiện di chuyển.

Nhà đông người nhưng ít xe, từ trước đến nay, hằng ngày chị Hải Anh đi làm bằng dịch vụ GrabBike. Công việc của chị Hải Anh phải chạy đi chạy lại rất nhiều nơi, gọi xe công nghệ chỗ nào cũng có, lúc nào cũng sẵn nên đây trở thành phương tiện di chuyển chính của chị. Sau khi TP cho phép mở cửa trở lại, chị Hải Anh hằng ngày phải tạm thời gọi taxi công nghệ đi làm.

“Đi 4 bánh giờ giá tăng cao hơn rất nhiều, mà cũng ít xe nên không phải lúc nào cũng gọi được. Nhiều khi có việc gấp mà đợi hoài không có tài xế nhận cuốc. Ngày nào tôi cũng chờ GrabBike mở lại, mà không hiểu sao mọi thứ ở TP.HCM đã gần như hoạt động bình thường rồi mà xe ôm vẫn chưa được chạy?”, chị Hải Anh thắc mắc.

Trong khi đó, các tài xế xe 2 bánh cũng khốn khổ vì thường xuyên rơi vào cảnh “ế độ”. Anh Trần Thành Hoàng [tài xế thuộc Hãng Grab] cho biết giai đoạn đầu khi TP mới thí điểm mở cửa, cho phép hàng quán mở lại bán online, các shipper chạy không xuể vì đơn hàng tăng rất mạnh. Không cần chở khách, nhưng thu nhập của anh cũng như các anh em tài xế khác khá ổn, đủ bù lại chi phí xét nghiệm, xăng xe…

Thế nhưng, sau khi TP chính thức cho phép hàng quán hoạt động bình thường, người dân được ra đường ăn uống tại chỗ thì lượng đơn hàng bắt đầu chững rồi giảm dần.

“Giờ chạy ế lắm. Như hôm chủ nhật vừa rồi, tôi chạy từ 7 giờ sáng tới 6 rưỡi tối mới được 9 đơn, hơn 200.000 đồng. Hãng nào cũng vậy. Trước chở khách là chính, giao hàng, giao đồ ăn chỉ phụ họa thôi. Giờ không có khách ,“móm” hẳn”, anh Hoàng nói.

Ông Đặng Hoàng Linh, Giám đốc Chính sách công và Quan hệ Chính phủ của Gojek VN, cho biết Gojek đang tích cực phối hợp với cơ quan quản lý để sớm đưa dịch vụ chở khách bằng xe 2 bánh quay trở lại hoạt động. Về phía doanh nghiệp, tất cả các tài xế của Gojek đều đã tiêm 100% mũi vắc xin thứ 1, số tài xế tiêm mũi 2 đạt 50 - 55%. Gojek cũng đã xây dựng thêm tính năng hiển thị thông tin tiêm chủng của tài xế trên ứng dụng khi hành khách đặt xe và được nhận cuốc.

“Chỉ chờ cơ quan chức năng cho phép dịch vụ bike được hoạt động trở lại. Trước dịch, dịch vụ chuyên chở hành khách chiếm tới hơn 50% tổng thu nhập của một tài xế xe 2 bánh. Việc sớm đưa dịch vụ này quay trở lại không chỉ giúp đảm bảo thu nhập cho tài xế, đáp ứng nhu cầu người dân mà còn tăng khả năng quản lý cho cơ quan chức năng. Hiện nay có tình trạng tài xế của một số hãng nhận chở khách chui, vừa tăng khả năng lây nhiễm dịch bệnh, vừa rủi ro mất an toàn cho người dân”, vị này đề xuất.

Vẫn đang chờ...

TP.HCM đã hoàn toàn có thể mở lại bình thường các hoạt động giao thông, vận chuyển. Khi mọi người đều đã tiêm đủ liều vắc xin, đi ô tô hay xe máy, xe buýt hay taxi, xe ôm thì cũng đều như nhau. Cũng như tới quán ăn, gặp gỡ bạn bè, tài xế và hành khách chỉ cần tuân thủ đúng 5K, ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt.

Đáng nói, khi TP.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch, taxi công nghệ cùng các phương tiện vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu thủy được yêu cầu ngưng hoạt động đầu tiên. Xe ôm công nghệ nhờ ưu thế không gian thoáng, giảm nguy cơ lây nhiễm, nên vẫn được tiếp tục hoạt động cho tới khi TP chính thức áp dụng Chỉ thị 16.

Thế nhưng, khi TP mở cửa trở lại, taxi công nghệ đã lăn bánh được 1 tháng nhưng dịch vụ 2 bánh vẫn chưa có dấu hiệu được “hồi sinh”.

Đem những thắc mắc trên gửi tới cơ quan quản lý trực tiếp là Sở GTVT TP.HCM, đại diện Sở trả lời ngắn gọn: “Theo Nghị quyết 128 của Chính phủ thì sẽ có dịch vụ 2 bánh công nghệ hoạt động. Sở đang chờ UBND ban hành kế hoạch thực hiện chi tiết, khi đó sẽ hoạt động lại”.

TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn giao thông đô thị TP.HCM, cho rằng TP hiện đã đáp ứng đủ điều kiện để mở lại hoàn toàn các dịch vụ gọi xe 2 bánh và 4 bánh. Cụ thể, mức độ bao phủ vắc xin của TP.HCM đã cao hơn nhiều nước châu Âu, cao hơn cả Mỹ và gần bằng Singapore. Trong đó, phần lớn tài xế 2 bánh và 4 bánh đã tiêm đủ vắc xin, theo quy định hiện nay thì vẫn phải xét nghiệm định kỳ. Tức, họ là tài xế “xanh”. Người dân về cơ bản cũng đã “xanh”. Chưa kể, hạ tầng y tế của TP hiện không quá tải.

“Không có lý do gì để chưa cho các dịch vụ gọi xe trở lại hoạt động bình thường. Đối chiếu phương châm thích nghi an toàn với dịch bệnh thì TP.HCM cần nhanh chóng mở lại các dịch vụ gọi xe một cách bình thường, không giới hạn số lượng. Các hoạt động kinh tế phục vụ nhu cầu người dân mở ra càng nhiều càng tốt, sẽ thúc đẩy rất lớn sự hồi phục, phát triển kinh tế của TP.HCM giai đoạn này”, ông Nam nhận định.

Theo Thanh niên

GOJEKĐTTCOXe ômTP.HCMTP.Thủ ĐứcTaxi công nghệ lao động mở cửa chống dịch

Tạp chí GTVT - Sau hơn nửa năm phải tạm dừng do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, dịch vụ xe ôm công nghệ ở Hà Nội chính thức được hoạt động trở lại.

Từ ngày 8/2, “xe ôm” công nghệ sẽ được hoạt động trở lại tại Hà Nội.

Chiều 8/2, trao đổi với Tạp chí GTVT, ông Đào Việt Long - Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, thành phố đã cho phép xe ôm công nghệ được hoạt động trở lại. Theo ghi nhận, trên các app đặt xe của các ứng dụng chạy xe ôm công nghệ như Grab, Be... đều đã mở lại phần đón khách với loại hình xe ôm 2 bánh.

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, căn cứ tình hình thực tế tại Hà Nội đang ở cấp độ 2 trong phòng, chống dịch, cũng như bảo đảm phục vụ người dân đi lại thuận tiện, Sở cho phép các đơn vị cung cấp ứng dụng hỗ trợ kết nối vận chuyển hành khách bằng xe mô-tô, xe gắn máy hai bánh hoạt động trở lại.

Sở yêu cầu các hãng xe chịu trách nhiệm trong việc theo dõi quản lý lái xe, các lái xe phải được tiêm vaccine phòng, chống dịch đầy đủ, tuân thủ 5K và các quy định hiện hành của UBND TP Hà Nội, Bộ Y tế, bảo đảm không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Một hãng xe công nghệ ở Hà Nội đã bắt đầu mở lại dịch vụ xe máy [Ảnh chụp màn hình]

Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị kết nối phần mềm lên danh sách lái xe, phương tiện, gửi về Sở Giao thông vận tải để quản lý, theo dõi.

Trước đó, loại hình xe ôm công nghệ đã dừng khai thác từ cuối tháng 7/2021 do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Từ 14/10/2021, xe bus, taxi, xe taxi công nghệ dưới 9 chỗ hoạt động trở lại, tuy nhiên xe ôm, xe ôm công nghệ vẫn chưa được hoạt động vì nguy cơ lây lan ở mức cao.

Cũng trong ngày 8/2, 118 tuyến xe buýt trợ giá trên địa bàn TP Hà Nội được hoạt động 100% công suất sau nhiều ngày hoạt động một nửa số lượng chuyến để phòng chống dịch COVID-19. Thời gian hoạt động từ 5h30 đến không quá 21h hàng ngày.

Các xe buýt được hoạt động với 100% công suất đã được Sở GTVT Hà Nội phê duyệt và không thực hiện giãn cách chỗ trên xe.

 

Bên cạnh đó, 3 tuyến buýt còn lại là 50, 57, 116 tiếp tục hoạt động với 50% công suất do có điểm đầu cuối nằm trên địa bàn được đánh giá thuộc cấp độ dịch 3. Đối với 3 tuyến này, xe buýt vận chuyển không quá 20 người tại cùng một thời điểm.

Từ ngày 14/10/2021 đến nay, xe buýt chỉ được hoạt động với 50% công suất chạy xe được Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội phê duyệt. Xe chở không quá 50% sức chứa và không quá 20 hành khách/xe tại một thời điểm với tần suất dịch vụ từ 15-60 phút/lượt.

Do tần suất chuyến thưa nên nhiều trường hợp hành khách phải chờ đợi lâu và chuyển sang sử dụng phương tiện cá nhân.

Video liên quan

Chủ Đề