Xây dựng kế hoạch phát triển trường mầm non hạnh phúc

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG MÔ HÌNH, TRƯỜNG LỚP HẠNH PHÚC

NĂM HỌC 2021-2022

Căn cứ văn bản số 1580/SGDĐT-GDMN ngày 22/9/2021 của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non;

Căn cứ hướng dẫn số 372/GDĐT ngày 11/10/2021 về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021- 2022 của PGDĐT Nghi Xuân;  

Căn cứ Kế hoạch số 16/KH-MNXH ngày 16/9/2021 của trường mầm non Xuân Hải  về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021- 2022;

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường;

Trường mầm non Xuân Hải xây dựng kế hoạch trường học hạnh phúc năm học 2021-2022 như sau:

I. Khái niệm

“Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.

II. Mục đích yêu cầu:

Góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động về đạo đức, năng lực ứng xử sư phạm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc không chỉ là nơi cung cấp và đáp ứng các nhu cầu giáo dục mà phải là nơi tạo ra hạnh phúc góp phần tạo nên một xã hội hạnh phúc để có thể tăng trưởng và phát triển bền vững.

- Xây dựng, phát triển môi trường giáo dục nhà trường linh hoạt, an toàn, xanh - thân thiện, ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức trong đội ngũ CB-GV-NV hoặc các hành vi làm tổn thương đến danh dự, nhân phẩm đội ngũ CB-GV-NV, phòng chống bạo lực học đường;

- Giúp Công đoàn nhà trường chủ động trong tổ chức và biết cách tham gia với chuyên môn, các đoàn thể khác trong nhà trường, hướng dẫn và tạo điều kiện cho CB-GV-NV thực hiện các nội dung xây dựng trường học hạnh phúc phù hợp với điều kiện địa phương.

- Xây dựng môi trường học tập tích cực, giáo viên, nhân viên, trẻ có sức khỏe tốt những kỹ năng sống cần thiết.

- Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên có  có trình độ chuyên môn  nghiệp vụ chăm sóc giáo dục trẻ vững vàng, thực hiện chương trình giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện của trường, lớp và của địa phương.

- Giúp cho giáo viên rèn luyện khả năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực, tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu trẻ, có kỹ năng làm việc mang tính chuyên nghiệp, biết chia sẻ yêu thương với đồng nghiệp, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Ghi nhận, tôn vinh, khen thưởng kịp thời các cá nhân có nhiều cố gắng và hiệu quả quá trình triển khai xây dựng trường, lớp mầm non học hạnh phúc. Từ đó nhân rộng, lan tỏa trong phạm vi nhà trường.

III. Các tiêu chí xây dựng  “ Trường học hạnh phúc”

1. Tiêu chí 1: Về môi trường nhà trường và phát triển cá nhân (Chọn lớp 3 tuổi B làm điểm.)

* Chỉ tiêu:

- Trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần. cán bộ giáo viên, nhân viên và trẻ phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà.

            - Nhà trường nói không với bạo lực học đường

- 98% học sinh thực hiện tốt những quy định của nhà trường về nề nếp kỷ luật.

  - 100% học sinh tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng lực cá nhân.

- 100% học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (về tinh thần, sức khỏe, kinh tế) đều được quan tâm, chia sẻ, động viên và hỗ trợ.

- Các phòng học được trang trí phù hợp, luôn sạch đẹp, gắn với nhu cầu học tập và rèn luyện, như là ngôi nhà thứ hai của học sinh.

- 100%  học sinh đều thích được đến lớp, thích được đi học.

- Các khối công trình hỗ trợ học tập được bố trí hợp lý, khoa học, thuận tiện cho hoạt động dạy và học.

- Khu sân chơi, bãi tập đáp ứng nhu cầu tối thiểu về dụng cụ, thiết bị để giáo viên giảng dạy và rèn luyện của học sinh.

- Khu vệ sinh đáp ứng yêu cầu về giới tính, luôn sạch sẽ và an toàn khi sử dụng.

* Giải pháp:

- Tăng cường công tác tham mưu với các cấp để xây dựng môi trường giáo dục tại các phòng học, phòng làm việc, bếp ăn có đủ đồ dùng học tập, đồ chơi, thiết bị, dụng cụ làm việc; phòng nghệ thuật, phòng thể chất có đủ đồ dùng, thiết bị, phương tiện dạy học; khu vui chơi có đủ đồ chơi theo quy định và đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. Nhà vệ sinh thân thiện: thông thoáng, khô, sạch, đủ nước sạch sử dụng, có cây xanh.

- Phối hợp với phụ huynh tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục và phát huy mọi nguồn lực để cải tạo cảnh quang sư phạm thêm sáng, thoáng, xanh, sạch, đẹp, thân thiện và cởi mở.

- Xây dựng Quy tắc ứng xử, phổ biến đến toàn thể CB, GV, NV; phối hợp với Công đoàn tổ chức hoạt động giao lưu văn nghệ, trò chơi dân gian giữa các lớp, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống để duy trì bầu không khí học tập, làm việc ấm áp và thân thiện đoàn kết; mọi thành viên trong nhà trường, lớp học đều được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được đảm bảo an toàn.

- Rèn kỹ năng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ thông qua các hoạt động trên lớp như: Giáo dục trẻ thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng; ý thức bảo vệ sức khoẻ phòng bệnh theo mùa... Luôn đảm bảo sức khỏe cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, trò chơi dân gian giữa các lớp, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống (phòng ngừa và ứng phó với hiện tượng bắt nạt, bạo lực học đường..) để tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần cho học sinh và phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động “Học bằng chơi, chơi mà học”, phương châm “Học thông qua vui chơi, trải nghiệm” một cách phù hợp và có hiệu quả.

- Giáo dục ý thức trách nhiệm cho trẻ trong việc bảo vệ môi trường. Phân công GV, NV trực các khu vực vệ sinh chung và của từng lớp, phân công chăm sóc các bồn hoa, cây xanh trong sân trường, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh lớp học và vệ sinh chung.

- Tạo cơ hội để mỗi học sinh và mỗi CB,GV, NV trong trường đều được phát triển tối đa tiềm năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, không ai bị lãng quên; tất cả cùng thay đổi để phù hợp và tiến bộ.

        - Môi trường làm việc, học tập ấm áp, thân thiện đoàn kết; mọi thành viên trong trường, lớp học được yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu. CB, GV, NV tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường.

- Tăng cường công tác kiểm tra quy trình chế biến thực phẩm của bếp ăn bán trú, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; cung cấp đầy đủ nước uống sạch hàng ngày cho CB-GV-NV và học sinh trong trường, đảm bảo dinh dưỡng tốt cho học sinh. Chú trọng việc giáo dục ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh, đặc biệt là trong mùa hè và khi thời tiết giao mùa.

- Phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc” phải được kết hợp với việc thực hiện nhiệm vụ năm học và thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ”, cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo”, thực hiện nghiêm túc Quyết định sổ 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo; đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục trong năm học. Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong tập thể sư phạm giữa cán bộ với giáo viên, nhân viên và giữa các cô giáo với các cháu, cô giáo với phụ huynh, thân thiện giữa trẻ với trẻ ...

- Phối kết hợp với Công đoàn và Ban thanh tra nhân dân thực hiện và giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch, xây dựng khối đoàn kết nội bộ.

2. Tiêu chí 2: Về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ( chọn lớp 5 tuổi B làm điểm)

* Chỉ tiêu phấn đấu

- 100% học sinh trong trường được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, được đối xử công bằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.

- 100% giáo viên tích cực xây dựng môi trường học tập cho trẻ, cán bộ, giáo viên, nhân viên tự chăm sóc sức khoẻ tâm lý và thể chất, tự trang bị cho bản thân các giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục.

- 100% CB, GV, NV thực hiện tốt quan điểm “Nhà giáo hỗ trợ cùng nhau phát triển” để chia sẻ, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được bồi dưỡng về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện của trường, lớp và địa phương.

- Bảo đảm 100% trẻ trong trường đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.

- 100% học sinh trong trường được tham gia các hoạt động khác

* Giải pháp thực hiện

- Chỉ đạo GV lồng ghép và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trò chơi dân gian, đưa các làn điệu dân ca địa phương trong chương trình GDMN. Chỉ đạo GV lồng ghép GD, tìm hiểu về di tích, danh nhân, truyền thống của đất nước và địa phương trong các hoạt động GD của trẻ hàng ngày, nhằm rèn luyện đạo đức, nhân cách, kỹ năng cho trẻ; đồng thời không ngừng nâng cao giáo dục lòng tự hào về quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, thân ái, chăm ngoan, vượt khó học tập của các cháu.

- GV các lớp tổ chức tốt các hoạt động hàng ngày tại trường thông qua các chủ đề sự kiện trong tháng, nhằm giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống trong sinh hoạt, học tập. Đảm bảo an toàn giao thông và các kỹ năng thực hiện an toàn giao thông; kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng xử lý đến các tình huống có liên quan đến tệ nạn xã hội, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm đối với trẻ.

- Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ: Hàng ngày giáo viên chú ý đến việc giúp trẻ ứng xử trong giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ với mọi người xung quanh thông qua các hoạt động học tập, vui chơi bằng các câu hỏi, các tình huống xảy ra hàng ngày. Tạo nên mối quan hệ thân thiện, gần gũi để trẻ tự tin trong giao tiếp. Xây dựng mối quan hệ như trong gia đình “Cô là mẹ các cháu là con”. Thường xuyên rèn luyện cho trẻ có kỹ năng và thói quen tự phục vụ bản thân như: Tự mặc quần áo, đi dày dép, chải đầu tóc... Có ý thức tự giác trong học tập, thu dọn đồ dùng đồ chơi...

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên được bồi dưỡng về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụchăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện của trường, lớp và địa phương.

- Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.

- Trong mọi hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học CBGVNV làm gương cho học sinh. Mọi hoạt động liên quan quan tới dạy và học, tới công tác quản lý được bàn bạc, cởi mở, lắng nghe, thấu hiểu, đối thoại tích cực.

- Thay đổi, sáng tạo nội dung sinh hoạt chuyên môn, động viên, khuyến khích giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện tác phong sư phạm để giáo viên có nhiều kiến thức mới hữu ích, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ.

- Linh hoạt đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh.

Tổ chức các cuộc thi, hoạt động của trẻ như vẽ tranh, các hoạt động trải nghiệm, thực hành cuộc sống…; tổ chức hội giảng, thi GVG các cấp để giáo viên có cơ hội khẳng định mình… .

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tăng cường các mối quan hệ, giao lưu, tăng cường thể lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực. Khuyến khích giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu tại các nhóm lớp.

- CBGVNV tự chăm sóc bản sức khỏe tâm lý và thể chất cho bản thân, tự trang bị cho mình và thực hành được các giá trị sống, kỹ năng sống phù hợp với đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục.

3. Tiêu chí 3: Về các mối quan hệ trong và ngoài trường ( chọn lớp 4 tuổi C làm điểm)

          * Chỉ tiêu phấn đấu

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường được quan tâm, hỗ trợ.

- 100% cán bộ giáo viên nhân viên và trẻ xây dựng được mối quan hệ yêu thương, tin tưởng, thấu hiểu, quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ, bao dung, đoàn kết tôn trọng lẫn nhau.

- Không có học sinh bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị bởi sự khác biệt.

- Các sở thích, nguyện vọng hợp lý của học sinh được đáp ứng.

- Không có học sinh có biểu hiện tâm lý bất thường dẫn đến hành vi tiêu cực.

- Không có CB,GV,NV vi phạm đạo đức nhà giáo.

- Không có phản hồi tiêu cực từ phía CMHS làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình, ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của nhà trường và giáo viên, nhân viên.

- Đảm bảo đoàn kết nội bộ, không có trường hợp CB, GV, NV hay CMHS bức xúc, căng thẳng dẫn đến đơn thư khiếu kiện.

* Giải pháp:

- Cùng xây dựng một môi trường thân thiện: Các cô giáo thấu hiểu nhau, cô hiểu trẻ, trẻ thấu hiểu cô và trẻ thấu hiểu trẻ; quan tâm đến đồng nghiệp, quan tâm đến trẻ và trẻ quan tâm đến nhau. Mỗi người có thuận lợi, khó khăn riêng. Do đó sự chia sẻ cho đi, nhận lại sẽ tạo ra một sự gần gũi và gắn kết mọi người với nhau; Tạo dựng niềm tin trong mối quan hệ đồng nghiệp, tin tưởng vào trẻ và ngược lại hoài nghi, đố kỵ sẽ không có được hạnh phúc; Xây dựng tập thể hội đồng nhà trường và các trẻ trong nhà trường phải là một khối thống nhất vì mục tiêu chung xây dựng thành công “Trường học hạnh phúc”.

- CB, GV, NV làm gương cho trẻ em trong mối quan hệ cô trò, trong giao tiếp thể hiện đạo đức tác phong, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.

- Quản lý cảm xúc tiêu cực. Tôn trọng, lắng nghe thấu hiếu và chủ động xây dựng được các mối quan hệ tích cực, tốt đẹp.

- Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất, tin tưởng cùng xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

- Chia sẻ, động viên, hỗ trợ  và giúp đỡ những học sinh và GV, NV có hoàn cảnh khó khăn bằng cách tặng quà, thăm hỏi, vận động các nhà hảo tâm ủng hộ...

- Quan tâm đến đời sống tinh thần, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của CB, GV, NV và học sinh, cùng nhau chia sẻ vui buồn, để cùng nhau xây dựng một ngôi trường hạnh phúc.

- Học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất.

- Các CB, GV, NV thể hiện tốt mối quan hệ đoàn kết, có tình yêu thương, tình đồng nghiệp, đồng chí, luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình thăng thắn, giúp nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ, cùng tiến bộ; lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý công việc với đồng nghiệp và học sinh.

- Tổ chức công đoàn thực sự là cha là mẹ của người lao động. Mỗi cô giáo là người mẹ hiền thứ hai, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tạo mối quan hệ, phối hợp, kết hợp giữa nhà trường với phụ huynh, với các cháu và đây là nhịp cầu nối hết sức cần thiết. Mọi hoạt động của nhà trường phải có sự tham gia góp ý của tổ chức công đoàn, của Ban Đại diện cha mẹ học sinh.

- Phối hợp và hợp tác chặt chẽ với các đoàn thể, với các tổ chức trong xã như: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức... để cùng làm tốt công tác tuyên truyền đến mọi gia đình, mọi người dân góp phần xây dựng các gia đình văn hoá, ấm no, hạnh phúc.

III. Lộ trình thực hiện:

Thời gian

Nội dung

Người thực hiện

Điều chỉnh

Tháng

9+ 10/2021

Xây dựng kế hoạch Triển khai kế hoạch đến các tổ chuyên môn.

GV + NV

Tháng 11+12/2021

Các tổ chuyên môn chuẩn bị xây dựng mô hình lớp học tiêu biểu theo 3 nội dung.

CB, GV, NV

Tháng  2/2022

  Báo cáo mô hình điểm.

- Điểm về nội dung 1: Môi trường nhà trường và phát triển cá nhân (lớp 3 tuổi B)

- Điểm về nội dung 2: Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục (Lớp 5 tuổi B)

- Điểm về nội dung 3: Mối quan hệ trong và ngoài nhà trường (Lớp 4 tuổi C)

GV + Trẻ

Tháng  3/2022

Tổng hợp kết quả đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch xây dựng “Trường mầm non hạnh phúc

BGH

Tháng 4/2022

Tổng hợp báo cáo kết quả

BGH

IV. Biện pháp thực hiện:

- BGH nhà trường xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nội dung hướng dẫn, xây dựng mô hình lớp học tiêu biểu theo các tiêu chí xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc; triển khai tới 100% các lớp thực hiện mô hình “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”. Chọn 3 lớp làm điểm trong năm học này (Lớp 3 tuổi B, lớp 4 tuổi C; 5 tuổi B).

- Cán bộ, GV, NV và mọi tổ chức trong nhà trường đều phải thi đua “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc”, nhằm giúp cho mỗi CB-GV-NV đều hiểu rõ được mục đích, yêu cầu và nội dung của việc “Xây dựng trường học hạnh phúc”phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện của nhà trường và địa phương.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, giáo viên tổ chức các trò chơi dân gian thông qua các buổi chơi các hoạt động hàng ngày của trẻ. Nhà trường tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ trong năm học giúp trẻ có điều kiện để học tập, để thể hiện năng lực cá nhân trong hoạt động tập thể.

- Phối hợp với Công đoàn thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho mỗi thành viên trong HĐSP, tổ chức các hoạt động phong trào thi đua Hai tốt, thi đua trong hệ thống Công đoàn, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường; phối hợp, tổ chức các hoạt động giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao cho các cháu và giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

- Tham mưu với chính quyền địa phương huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả; phối hợp với Ban Đại diện CMHS. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường cho trẻ.

          -  BGH nhà trường thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra đẩy mạnh công tác thi đua hàng tháng để có cơ sở đánh giá, nhận xét nhằm biểu dương, khen ngợi, động viên tinh thần cho các GV,NV và làm căn cứ xếp loại thi đua vào cuối năm học.

Trên đây là kế hoạch triển khai mô hình "Xây dựng trường Mầm non hạnh phúc" của trường mầm non Xuân Hải năm học 2021- 2022. Đề nghị các đồng chí giáo viên, nhân viên nghiên cứu và thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra./.

 Nơi nhận:

- Phòng GD (để b/c):

- GVNV(  để t/ hiện);

- Lưu: VP

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Linh