Xác định phép đối trong câu thơ 3 và 4 nêu hiệu quả nghệ thuật của phép đối đó Nhàn

                 SỞ GD&ĐT CÀ MAU                                   ĐỀ THI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 - 2019

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN                                      MÔN: NGỮ VĂN  KHỐI 10

                 THỜI GIAN: 90 PHÚT

                          [Không kể thời gian giao đề]

I. PHẦN ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi :

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

    [Nhàn, Trang 128, Ngữ văn 10, Tập I, NXBGDVN]

Câu 1 [0.5 điểm]:  Xác định nhịp thơ ở câu thơ 1? Nêu tác dụng của cách ngắt nhịp đó?

Câu 2 [1.0 điểm]: Tìm biện pháp tu từ trong câu thơ 3 và 4? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?

Câu 3 [0.5 điểm]: Triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện như thế nào qua hai câu kết của bài thơ?

Câu 4 [1.0 điểm]: Anh/chị hiểu như thế nào là nhàn? Quan niệm về chữ nhàn của tác giả trong bài thơ trên?

II. PHẦN LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]:

Từ lối sống Nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, hãy viết đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] bày tỏ suy nghĩ bản thân về lối sống đẹp trong cuộc sống hiện nay.

Câu 2 [5,0 điểm]:

Hãy nhập vai Mị Châu kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy với một cách kết thúc khác kết thúc của tác giả dân gian.

-----HẾT-----

SỞ GD & ĐT CÀ MAU                                  ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ I

Trường THPT Phan Ngọc Hiển                                          NĂM 2018 - 2019

                                                                                    MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3,0

1

- Nhịp thơ ở câu thơ 1 là 2/2/3. [0,25 điểm]

- Tác dụng của cách ngắt nhịp: cho thấy cái chủ động, sẵn sàng, thanh thản của Trạng Trình với cuộc sống điền dã, có chút ngông ngạo trước thói đời. [0,25 điểm]

0,5

2

- Biện pháp nghệ thuật tu từ trong câu thơ 3 và 4: Phép đối [Ta dại - Người khôn; nơi vắng vẻ - chốn lao xao] [0,5 điểm]

- Hiệu quả nghệ thuật của phép đối đó: vừa để khẳng định sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của tác giả- chọn lối sống tĩnh tại, an nhàn, không tranh giành, vừa thể hiện sắc thái châm biếm, mỉa mai đối với cách sống mưu cầu danh lợi, ham danh vọng, phú quý của một bộ phận người. [0,5 điểm]

1,0

3

Danh vọng, tiền tài cũng chỉ là phù du, hư vô. Tất cả sẽ vô nghĩa sau một cái khép mắt khẽ khàng. Đó là cái nhìn của một bậc đại nhân, đại trí.

0,5

4

Chữ nhàn được hiểu là:

- Nhàn là có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến. [0,5 điểm]

- Quan niệm về chữ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm [0,5 điểm]
       + Là không tranh đua, không màng danh lợi, không bon chen, không cơ mưu, tự dục.
       + Là sống thanh thản, an nhiên, tự tại bởi những thú vui riêng của mình.

1,0

II

LÀM VĂN

7,0

1

Từ lối sống Nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, hãy viết đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] bày tỏ suy nghĩ bản thân về lối sống đẹp trong cuộc sống hiện nay.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Lối sống đẹp trong cuộc sống hiện nay.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

1,0

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ: Lối sống đẹp trong cuộc sống hiện nay. Có thể theo hướng sau:

- Từ quan niệm, cách xử thế trong lối sống Nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, học sinh suy nghĩ về lối sống đẹp trong cuộc sống hiện nay.

- Đó là lối sống hoà hợp, gắn bó với thiên nhiên. Đó là sống và cống hiến, tránh xa những mưu toan, bon chen, giành giật lợi danh.

- Phê phán lối sống ích kỉ, sống vì tiền tài, danh vọng mà trở nên suy thoái đạo đức. Rút ra bài học nhận thức và hành động.

1,0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

0,25

2

Hãy nhập vai Mị Châu kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy với một cách kết thúc khác kết thúc của tác giả dân gian.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Biết cách làm bài văn tự sự. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng. Phù hợp nội dung câu chuyện, đặc trưng thể loại.

0,25

b. Xác định vấn đề cần nghị luận

Nhập vai Mị Châu kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy với một cách kết thúc khác kết thúc của tác giả dân gian.

0,5

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Vận dụng tốt thao tác tự sự, kết hợp chặt chẽ giữa nội dung cốt truyện và phần sáng tạo.

Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê [Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay].

0,5

 Diễn biến cùa chuyện:

– An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.– Nhờ sứ Thanh Giang [Rùa Vàng] giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành xây xong.

– Rùa Vàng cho An Dương Vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.

– Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương vương có nỏ thán bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, phải rút vể nước.

– Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thuỳ. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu.

– Trọng Thuỳ lấy cắp lẫy thần. Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy vể phương Nam.

2,0

Kết thúc câu chuyện:
– Rùa Vàng chỉ đích danh Mị Châu là giặc. An Dương Vương rút gươm toan chém đẩu Mị Châu. Trọng Thuỷ vừa đuổi theo tới nơi, lấy thân đỡ lưỡi gươm thay cho Mị Châu.

– Hoặc một cách kết thúc khác nhưng hợp lí.

1,0

 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

0,5

TỔNG ĐIỂM: 10,0

Video liên quan

Chủ Đề