Web Crawler la gì

Trong SEO, web crawler được đánh giá là vô cùng quan trọng trong việc tối ưu hóa website và công cụ tìm kiếm, nâng cao tỷ lệ tiếp cận của kênh online đến với những khách hàng tiềm năng. Vậy, web crawler là gì? Cách thức hoạt động của web crawler trên các website như nào? Hãy cùng tìm hiểu về web crawler trong bài viết sau đây.

Web crawler được hiểu là các website có khả năng tiếp nhận tự động các dữ liệu trên internet thông qua các trang world wide web có sẵn. Nói một cách dễ hiểu thì web crawler chính là một con bot của công cụ tìm kiếm, có thể thu thập và lập chỉ mục nội dung cho tất cả các website có sẵn.

Dựa vào những thông tin từ web crawler, bất cứ truy vấn nào của người dùng cũng được công cụ tìm kiếm đáp ứng nhanh chóng và kịp thời. Những thông tin phù hợp sẽ được trích xuất ra theo dạng danh sách và kèm với đường link gốc để khách hàng dễ dàng truy cập. Quá trình này thường được gọi là web crawler hoặc crawling.

Web Crawler la gì
Web crawler là gì?

2. Cách thức hoạt động của web crawler

Để hiểu rõ hơn về web crawler, sau đây là cách thức hoạt động của web crawler.

- Web crawler sẽ tìm hiểu từng URL trên internet và tiến hành phân loại các URL có cùng nội dung chủ đề vào cùng một nhóm. Sau đó, web crawler sẽ thêm các siêu liên kết trên một website bất kỳ vào danh sách cần thu thập thông tin.

- Web crawler sẽ dựa vào những chỉ số cụ thể để đánh giá một trang web có thực sự hữu ích hay không. Các chỉ số này gồm: Số lượt xem trang, backlinks, điểm số thương hiệu….Từ những dữ liệu này, web crawler sẽ sắp xếp các trang web nào cần được ưu tiên để thu thập thông tin trước, tần suất thu thập thông tin như nào…

- Web crawler sẽ kiểm tra một lượt các thẻ meta, nội dung SEO, các mục đã lưu trữ trên website sau đó lập chỉ mục. Bên cạnh đó, robot.txt cũng là yếu tố quan trọng mà web crawler sẽ xem xét để sắp xếp website cần thu thập thông tin.

- Khi đã thu thập được các nội dung cần thiết, web crawler sẽ xem xét trang web của bạn có được xuất hiện trên trang SERPs khi được truy vấn hay không.

Web Crawler la gì
Hình ảnh mô tả cách thức hoạt động của web crawler

3. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến web crawler là gì?

Không ít trường hợp, website đã được thu thập thông tin tuy nhiên lại không được web crawler đưa lên trang kết quả truy vấn. Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến web crawler.

3.1 Tên miền

Tên miền không chỉ giúp khách hàng tìm ra bạn trên internet mà còn là một trong những yếu tố quan trọng mà web crawler sẽ dựa vào đó để đánh giá trang web của bạn.

Hãy đảm bảo tên miền của bạn đã chuẩn SEO bằng việc: có từ khoá chính xuất hiện trong tên miền hoặc tên miền được đặt phù hợp với nội dung toàn bộ trang web. Chỉ khi tên miền đã được tối ưu chuẩn mực, trang web của bạn mới có cơ hội được web crawler đưa lên trang SERPs.

Một trong những cách để khẳng định sự uy tín và nâng cao tầm ảnh hưởng của website trong mắt web crawler là backlinks. Nội dung tốt chưa đủ, cần đảm bảo trang web của bạn có những backlink chất lượng vì web crawler sẽ dựa vào lượng backlink để đánh giá website.

Web Crawler la gì
Backlinks là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến web crawler

3.3 Chất lượng nội dung 

Nếu trang web của bạn có nội dung bị trùng lặp với các bên khác, web crawler sẽ căn cứ vào thời gian index trước để xem liệu nội dung của bạn có phải đang copy hay không.

Đôi khi, chúng ta không thể giải thích được vì sao chúng ta lại bị mắc lỗi trùng lặp. Vậy nên, cách tốt nhất là bạn hãy thường xuyên rà soát và xử lý kịp thời khi gặp lỗi này, nếu không web crawler sẽ lấy đó là cơ sở để đánh giá thấp website của bạn.

Nhiệm vụ của internal link là tạo sự liên kết nội dung giữa các bài trên website giảm tỷ lệ thoát trăng, cải thiện chỉ số time-on-site, giữ chân khách hàng từ đó điều hướng họ về trang đích như mong muốn của bạn.

Vậy bí quyết ở đây là gì, hãy sử dụng các link nội bộ trong trang web. Và chú ý, mỗi một link nội bộ nên lựa chọn 1 anchor text cụ thể như thế sẽ tốt hơn.

3.5 URL Canonical

Chuẩn SEO không chỉ được giới hạn trong nội dung, các link nội bộ, backlink hay tên miền mà ngay cả URL cũng cần phải thân thiện, tối ưu cho SEO. Bởi vậy, bạn nên sử dụng thẻ canonical để con bot Google xác định được đâu là nội dung chính. Nhờ đó, quá trình crawl dữ liệu trên website.

3.6 XML sitemap

Sitemap là thành phần không thể thiếu đối với tất cả các website, nó giúp con bot của Google xác định được chỉ mục của toàn bộ trang web, từ đó đi theo để đánh giá và kiểm tra chất lượng website. Và sitemap cũng giúp cho tiến trình crawl trở nên dễ dàng hơn trong trường hợp chỉ mục trên trang web của bạn có sự thay đổi.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc web crawler là gì, tầm quan trọng của web crawler đối với website. Hy vọng các bạn đã có những phút giây thư giãn cùng blog của Sapo và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo. 

Xem thêm: Giải đáp chi tiết dễ hiểu Sitemap là gì trong 10s ? (sapo.vn)