Vùng phát triển gần nhất của trẻ là gì

ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ..........TIỂU LUẬNLÍ LUẬN DẠY HỌC HIỆN ĐẠIĐỀ TÀI:“LÝ THUYẾT VỀ VÙNG PHÁT TRIỂN GẦN CỦAL.X.VƯGÔTXKI”Giảng viên giảng dạy: PGS.TS Lê Văn GiáoLớp: Lý luận và Phương pháp dạy học Vật LýKhóa: XXIIIHuế 5/2015PHỤ LỤCMỞĐẦUNgày nay lí luận dạy học không thể nào tự thỏa mãn với lĩnh vực tri thức và kĩxảo của học sinh, dù cho lĩnh vực ấy quan trọng đến mấy đi nữa. Cần phải nghiêncứu thành tựu của khoa học tâm lí và giáo dục để xây dựng quá trình dạy học nhằmđem lại kết quả tối ưu trong việc phát triển trí tuệ của học sinh.Muốn làm cho học sinh phát triển về trí tuệ, không thể không nghiên cứu tâm líhọc. Không có cơ sở tâm lí trước hết không thể xác định rõ vị trí của dạy học đốivới sự phát triển trí tuệ của người học sinh. Từ lâu người ta đã hiểu dạy học đã làmcho học sinh lớn khôn tuy nhiên không có nghĩa là người xưa đã xác định đúng vịtrí của dạy học. Trước kia người ta quan niệm mỗi học sinh ứng với một lứa tuổi vàtrình độ xác định thì có trình độ phát triển nhất định. Dạy học chỉ nên tiến hànhđối với học sinh đã có trình độ phát triển đã chín muồi, có sẳn. Ngược lại theo côngtrình nghiên cứu của nhà tâm lí học xô viết nổi tiếng L.X. Vưgôtxkithì dạy học cóthể và cần phải tiến hành khi trình độ phát triển trí tuệ của học sinh đang chín muồi, dạy học phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của người học sinh. L.X.Vưgôtxkiviết “ dạy học được coi là tốt nếu nó đi trước sự phát triển, kéo theo sựphát triển” .Xuất phát từ luận điểm khoa học đó,L.X. Vưgôtxki đã xây dựng thuyết “vùng pháttriển gần nhất” của trẻ em đến nay thuyết đó đã được thừa nhận và vận dụng rấtrộng rãi.NỘI DUNG1. Các quan điểm trước VưgôtxkiTrước Vưgôtxki đã có các quan niệm khác nhau về dạy học:Quan niệm dạy học đi sau sự phát triển, nghĩa là phải chờ cho người học pháttriển đến mức độ nhất định nào đó mới dạy học [phát triển rất chậm]. Theo quanniệm này, thì người học không tiếp thu thêm kiến thức mới mà chỉ học tập, vậndụng kiến thức có sẵn để thực hiện một số nhiệm vụ học tập nhất định của GV.Hành động chủ yếu của HS là thao tác chân tay, kiến thức có sẵn của HS chỉ làphương tiện để HS thao tác chân tay tốt hơn.Nhiệm vụ dạy họcTrình độ hiện tạiDạy học đi song song với sự phát triển, sự phát triển đến đâu thì dạy học đếnđấy [phát triển chậm].Nhiệm vụ dạy họcTrình độ hiện tạiNhững thành tựu tâm lí học hiện đại làm cơ sở cho nghiên cứu lí luận dạyhọc. Thế kỷ XX có hai thành tựu rực rỡ nhất:- Lí thuyết cân bằng của Jean Piaget- Lí thuyết vùng phát triển gần của Vư-gốt-xki.2. Lí thuyết vùng phát triển gần của Vưgôtxki2.1. Tiểu sử của VưgôtxkiLép Xê-mi-ôn-vích Vư-gôt-xki sinh ngày 5-11-1896 ở thị trấn Ooc-sa, nướccộng hòa Liên Bang Nga.Năm 1913 Vư-gốt-xki thi vào đại học tổng hợpMat-xcơ-va. Đúng năm đó, Viện Tâm lý học đượcthành lập trong khoa sử-văn, do Su-kin tài trợ và G.ITren-pa-nốp làm viện trưởng.Năm 1924, ông viết ‘Tóm tắt tâm lý học sưphạm”, “Lý thuyết phản xạ có điều kiện”.Vưgôtxki [1896 -]2.2. Quan điểm của Vư-gôt-xkiVưgôtxki cho rằng dạy học đi trước sự phát triển, kéo theo sự phát triển vàtrong qua trình phát triển của trẻ em thường xuyên diễn ra hai mức độ: Trình độhiện tai và vùng phát triển gần nhất.Trình độ hiện tại là trình độ mà ở đó các chức năng tâm lý đã đạt tới mức độchin muồi, còn vùng phát triển gần nhất là trong đó mà ở đó các chức năng tâm lýchưa đạt tới mức độ chin muồi. Trong thực tiễn, trình độ hiện tại biểu hiện qua việctrẻ em độc lập giải quyết nhiệm vụ, không cần bất cứ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài,còn vùng phát triển gần nhất được thể hiện trong tình huống trẻ hoàn thành nhiệmvụ khi có sự hợp tác, giúp đỡ của người lớn, thầy cô, mà nếu tự mình làm nó khôngthể thực hiện được. Như vậy, hai mức độ phát triển trẻ em thể hiện hai mức độ chinmuồi của mỗi chức năng tâm lý ở các thời điểm khác nhau. Đồng thời chúng luônvân động: vùng phát triển gần nhất hôm nay thì ngày mai sẽ trở thành trình độ hiệntại và xuất hiện vùng phát triển gần nhất mới.Vùng phát triển gần là khoảng cách giữa trình độ hiện tại và nhiệm vụ họctập mà nếu nỗ lực cùng với sự giúp đỡ của thầy cô, học sinh có thể giải quyết đượcnhiệm vụ học tập.[Trình độ hiện tại][vùng phát triển gần][Trình độ hiện tại mới 1][Trình độ hiện tại mới 2][Nhiệm vụ học tập 1][Nhiệm vụ học tập 2]Sơ đồ lí thuyết vùng phát triển gầnTrong sự phát triển của học sinh các chức năng tâm lí cấp cao đều xuất hiệnhai lần:Một là hoạt động tập thể, xã hội như là chức năng tâm lí bên ngoài.Hai là hoạt động cá thể như là phương thức nội tại của tư duy ở học sinh,chức năng tâm lí bên trong.Để đổi mới phương pháp giảng dạy là làm thế nào tạo ra được vùng pháttriển gần, tức là kích thích học sinh hoạt động, thức tỉnh một loạt các quá trình pháttriển nội tại và đưa chúng vào tình huống có vấn đề; các quá trình phát triển nội tạihiện giờ đang là khả năng chỉ trong phạm vi quan hệ qua lại giữa giáo viên và họcsinh, học sinh và học sinh và các quá trình nội tại trải qua một tiến trình phát triển,sau đó trở thành thành tựu bên trong của chính học sinh.Mục đích của dạy học là đem đến sự phát triển toàn diện cho HS. Điều đónói lên rằng giữa dạy học và phát triển có mối quan hệ với nhau. Đó là mối quanhệ hai chiều, biện chứng: Trước hết phát triển là mục đích cuối cùng của hoạt độngdạy học, đồng thời khi tư duy HS phát triển thì việc thu nhận và vận dụng kiếnthức của HS sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn, quá trình dạy học diễn ra một cáchthuận lợi hơn. Nghĩa là sự hoạt động và trí tuệ của con người có mối quan hệ mậtthiết với nhau. Không có hoạt động thì trí tuệ không thể phát triển tốt được, bởi vì“Trí tuệ có bản chất hoạt động, không phải cái gì “nhất thành bất biến” trí tuệ đượchình thành dần trong mỗi hoạt động cá nhân”.Nhìn chung dạy học bằng cách này hay cách khác đều có thể góp phần pháttriển học sinh, nhưng dạy học được coi là đúng đắn nhất nêu nó đem lại sự pháttriển tốt nhất cho người học.Theo Vư-gốt-xki thì: “Dạy học được coi là tốt nhất nếu nó đi trước sự pháttriển và kéo theo sự phát triển”.Cơ sở của quan điểm này là lý thuyết “vùng phát triển gần nhất” do ông đềxướng.Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng: “Dạy học phải có tác dụng thức đẩy sự pháttriển trí tuệ của người học”. Một mặt trí tuệ của học sinh chỉ có thể phát triển tốttrong quá trình dạy học khi thầy giáo phát huy tốt vai trò của người tổ chức, điềukhiển làm giảm nhẹ khó khăn cho học sinh trong quá trình nhận thức, biết cáchkhuyến khích học sinh tham gia vào hoạt động nhận thức tích cực trong dạy học.Mặt khác đối với học sinh để phát triển trí tuệ của mình không có cách nào khác làphải tự mình hành động, hành động một cách tích cực và tự giác. Đó chính là bảnchất của của mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học, giữa hoạt động và phát triển.Thông qua hoạt động trí tuệ học sinh phát triển dần từng bước từ thấp đếncao. Bởi vậy các biện pháp giáo dục của thầy cũng phải thay đổi cho phù hợp vớitừng bậc thang của sự phát triển.Theo lý thuyết của Vư-gốt-xki thì trình độ ban đầu của học sinh tương ứngvới “vùng phát triển hiện tại”. Trình độ này cho phép học sinh có thể thu đượcnhững kiến thức gần gũi nhất với kiến thức cũ để đạt được trình độ mới cao hơn.Vư-gốt-xki gọi đó là “vùng phát triển gần nhất”.Khi học sinh đạt tới vùng phát triển gần nhất nghĩa là các em đang ở “vùngphát triển hiện tại” nhưng ở trình độ mới cao hơn. Sau đó thầy giáo lại tiếp tục tổchức và giúp đỡ học sinh đưa học sinh tới “vùng phát triển gần nhất” mới để sauđó nó lại trở về “vùng phát triển hiện tại”. Cứ tiếp tục như vậy sự phát triển củahọc sinh đi từ nấc thang này đến nấc thang khác cao hơn.Vư-gôt-xki chỉ ra rằng ở những học sinh khác nhau có vùng phát triển gầnnhất khác nhau, nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và năng lực của thầy giáo, đặtbiệt phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập trước học sinh thông qua nghệ thuật đưa racác “câu hỏi nêu vấn đề” và “các câu hỏi gợi ý”.Thừa nhận lý thuyết “vùng phát triển gần nhất” của Vưgôtxki cũng có nghĩaphải tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Vì thế có thể nói tích cực hoáhoạt động nhận thức của học sinh là một biện pháp không thể thiếu được trong dạyhọc theo quan điểm: “Dạy học là phát triển”.Bởi một sự gợi ý khéo léo có tính chất gợi mở của giáo viên sẽ có tác dụngkích thích tính tự lực và tư duy sáng tạo của học sinh, lôi kéo họ chủ động tham giavào quá trình dạy học một cách tích cực, tự giác. J. Piaget đã kết luận: “Người takhông học được gì hết, nếu không phải trải qua sự chiếm lĩnh bằng hoạt động,rằng học sinh phải phát minh lại khoa học, thay vì nhắc lại những công thức bằnglời của nó”.2.3. Quan điểm cơ bản của Vư-gốt-xki về dạy học và phát triểnSự phát triển tâm lí của con người mang bản chất xã hội, sự phát triểnkhông chỉ quy vào việc nắm tri thức, kĩ năng và sự phát triển diễn ra trong quátrình dạy học mà còn đem lại những đặc điểm mới và cấu tạo lại các chức năngtâm lí.Đặc điểm nổi bật của tuổi đi học là xuất hiện và phát triển tính ý thức, tínhcó chủ định của các quá trình tâm lí đang xuất hiện và phát triển.Dạy học và giáo dục đi trước sự phát triển; phát triển vừa là kết quả, vừa làchức năng của dạy học và giáo dục. Dạy học phải hướng vào “vùng phát triển gầnnhất”, hướng vào sự hình thành những cấu tạo tâm lí mới sẽ có ở người học.Tuy nhiên, một mặt Vư-gốt-xki chỉ rõ giữa dạy học và phát triển có mốiquan hệ chặt chẽ, mặt khác cũng không hề bỏ qua quy luật nội tại của bản thân sựphát triển tâm lí của học sinh. Các quá trình nội tại của sự phát triển do dạy học sảnsinh ra là lôgic của chúng.2.4. Bản chất của phương pháp dạy họcTheo Vư-gốt-xki, có hai kiểu dạy học ứng với hai kiểu định hướng khácnhau:Dạy học hướng vào khả năng hiện có của học sinh, khả năng này được gọi làvùng phát triển hiện có [hiện thực] ở mức độ học sinh đã có kiến thức, kĩ năng vàthái độ nhất định.Dạy học hướng vào vùng phát triển hiện có là dạy học hướng vào kiến thức,kĩ năng và phương pháp học mà học sinh đã biết, đã có. Kiểu dạy học này khôngđem lại cái mới cho học sinh, mà chỉ nhằm củng cố những cái đã có ở học sinh;không tạo được sự phát triển cho học sinh, mà thậm chí còn làm ức chế, làm thuichột nhu cầu nhận thức và làm biến dạng động cơ học tập của các em. Việc dạytrước cho học sinh, nhất là dạy trước cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1 là một ví dụ.Dạy học hướng vào “vùng phát triển gần nhất”. Đó là những vùng kế cậnvới vùng phát triển hiện có của học sinh, là những cái mà hiện thời học sinh chưabiết nhưng các em lại có thể biết được nếu như có sự giúp đỡ của giáo viên.“Vùng phát triển gần nhất”, theo Vư-gốt-xki là vùng của khả năng phát triểngần đạt tới, nằm giữa hiện thực và tương lai gần của học sinh, là vùng mà ở đó cónhững việc, những nhiệm vụ học tập mà học sinh tự mình chưa thể thực hiện được,nhưng nếu có sự giúp đỡ của người lớn hoặc của giáo viên thì các em thực hiệnđược, và sau đó học sinh sẽ tự thực hiện những việc, những nhiệm vụ tương tự,nghĩa là vùng phát triển gần nhất này đã chuyển thành vùng hiện thực và xuất hiệnvùng phát triển gần nhất kế tiếp.Dạy học theo kiểu này là cung cấp cho học sinh tri thức, hình thành kĩ năngvà phương pháp mới, đó là dạy học phát triển [kiểu dạy học nêu ở trên là “dạy họcthiếu sự phát triển”]. Dạy học phát triển là dạy học dẫn dắt và kéo theo sự pháttriển của học sinh. Theo quan niệm này thì dạy học là tổ chức quá trình phát triểncủa học sinh, dẫn dắt các em đi từ vùng phát triển gần nhất này đến này đến vùngphát triển gần nhất kế tiếp. Đó chính là mục đích dạy học, là tính quy luật của hoạtđộng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.Trong quá trình chiếm lĩnh tri thức đó, người học phải xây dựng cho mình hệthống hành động trí tuệ phù hợp với chúng. Hệ thống hành động trí tuệ này đượccủng cố và khái quát tạo thành những kĩ năng của hoạt động trí tuệ.Nhờ những kĩ năng này học sinh có khả năng di chuyển rộng rãi và thànhthạo các phương pháp hoạt động trí tuệ từ đối tượng này sang đối tượng khác, nhậnthức và biến đổi chúng.Khả năng di chuyển rộng rãi và thành thạo các phương pháp hoạt động trítuệ đó được xem như là một trong những điều kiện cơ bản của sự phát triển tríthông minh. Hơn thế nữa, trong quá trình dạy học, những mặt khác của trí thôngminh như: óc quan sát, trí nhớ, óc tưởng tượng,… cũng được phát triển.Như vậy, dạy học có thể giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển trí thôngminh của học sinh.Tuy nhiên, để đảm đương được vai trò đó, dạy học phải “đi trước và kéotheo sự phát triển”. Muốn vậy, dạy học phải hướng vào “vùng phát triển gầnnhất”, hướng vào sự hình thành những cấu tạo tâm lí mới sẽ có ở người học.KẾT LUẬNNhư vậy rõ ràng lí thuyết “vùng phát triển gần nhất” của trẻ emdo L.X. Vưgôtxkiđề xuất là một đóng góp quan trọng vào kho tàng tâm lí học sư phạm, vừa làm rõ vịtrí của quá trình dạy học trong việc phát triển trí tuệ của học sinh vừa chỉ ra biệnpháp thực hiện sự phát triển ấy. thừa nhận thuyết “vùng phát triển gần nhất” khôngnhững ta cần chú ý phương pháp chọn và ra bài tập mà cả phương pháp sữa bài tậpcho học sinh, phương pháp giảng dạy nói chung. Một trong các tác dụng quantrọng trong giờ sữa bài tập và trong giờ giảng bài là vai trò trong các câu hỏi gợi ý.Đây cũng là một tồn tại đáng chú ý ở nhà trường ta. Thực tế chứng tỏ vì lí do thờigian giáo viên thường ít đề ra câu hỏi dẫn dắt học sinh. Trong nhiều trường hợpgiáo viên không biết cách gợi ý, dạng phổ biến là gợi ý bằng cách nói trước nữacâu hoặc gần hết câu, học sinh chỉ trả lời bằng cách đệm thêm vào câu mà giáoviên vừa nói. Thực ra vai trò quan trọng của gợi ý không phải ở chỗ giúp học sinhtrả lời hoặc giải bài tập, mà ở chỗ luyện cho học sinh cách suy nghĩ, cách tập hợpkiến thức để giải quyết vấn đề. Cho nên cần coi trọng gợi ý và gợi ý sao cho khéo,có tác dụng gợi mở thực sự. gợi ý bằng hệ thống các câu hỏi hợp lý còn là cách vậndụng “dạy học chương trình hóa”trong khuôn khổ dạy học cổ truyền.TÀI LIỆU THAM KHẢO

Video liên quan

Chủ Đề