Vốn chủ sở hữu của ngân hàng Vietcombank

Quang cảnh tại Đại hội cổ đông Vietcombank. [Ảnh: Vietnam+]

Ngày 23/4, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank -mã chứng khoán VCB] tổ chức Đại hội đồng cổ đông và đưa ra các vấn đề như tăng vốn, chia cổ tức, lợi nhuận…

Tại đại hội, ban lãnh đạo ngân hàng tiếp tục trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ bao gồm 2 cấu phần.

Thứ nhất, ngân hàng dự kiến phát hành hơn 1,024 tỷ cổ phiếu [tương đương 27,6%] để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019. Sau phát hành, vốn điều lệ của VCB tăng thêm 10.236 tỷ đồng, qua đó nâng mức vốn lên hơn 47.325 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2021.

[Chủ tịch Vietcombank: Sẽ đồng hành cùng khách hàng vượt qua đại dịch]

Cấu phần thứ hai là phát hành cổ phiếu riêng lẻ với quy mô tương đương 6,5% vốn điều lệ của Vietcombank sau khi phát hành cổ phiếu chia cổ tức. Khối lượng phát hành là 307,61 triệu cổ phiếu [khối lượng chào bán có thể điều chỉnh tùy theo vốn điều lệ tại thời điểm phát hành]; trong đó phát hành cho đối tác chiến lược Ngân hàng Mizuho để giữ tỷ lệ sở hữu tối thiểu 15% [dự kiến hơn 46,1 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,92% tổng số cổ phiếu sau phát hành] trên cơ sở quyết định đầu tư của Ngân hàng Mizuho và phát hành cho các nhà đầu tư khác có thể gồm cả Mizuho dự kiến gần  261,5 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 5,19% tổng số cổ phiếu sau phát hành.

Sau khi hoàn tất phát hành riêng lẻ, vốn điều lệ Vietcombank sẽ tăng thêm 3.076 tỷ đồng, qua đó nâng mức vốn lên hơn 50.401 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong năm 2021 và tiếp tục trong năm 2022 nếu chưa hoàn thành. Giá phát hành sẽ không thấp hơn bình quân giá đóng cửa của 10 phiên gần nhất trước ngày nhà đầu tư thông báo mua. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Năm 2021, Vietcombank lên kế hoạch tăng tổng tài sản 5%; dư nợ tín dụng tăng 10,5% và có điều chỉnh theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước: huy động vốn phù hợp nhu cầu sử dụng vốn, dự kiến là 7%; lợi nhuận trước thuế ngân hàng hợp nhất tăng 11% trong đó riêng lợi nhuận ngân hàng riêng lẻ là 25.000 tỷ đồng - có điều chỉnh theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và ý kiến của Bộ Tài chính.  Tỷ lệ nợ xấu năm nay vẫn sẽ duy trì mức thấp dưới 1%; Vietcombank cũng dự kiên trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 8%.

Tại đại hội, cổ đông cũng xem xét miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2018-2023.

Theo đó, Vietcombank đệ trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm ông Eiji Sasaki, thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc đồng thời bầu ông Shojiro Mizoguchi [quốc tịch Nhật Bản] giữ vai trò thành viên Hội đồng quản trị.

Đến cuối năm 2020, Vietcombank đạt tổng tài sản hơn 1,32 triệu tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2019; dư nợ tín dụng hơn 845.000 tỷ đồng, tăng 14%: huy động vốn đạt hơn 1,05 triệu tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm trước; tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,62%, thấp nhất toàn ngành; tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu đạt 380%, cao nhất toàn ngành.

Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 23.000 tỷ đồng, tương đương năm 2019 và đạt 116,3% kế hoạch cổ đông giao. Quy mô vốn hóa đến cuối năm 2020 đạt 15,7 tỷ USD và đến ngày 22/4 đạt hơn 16,4 tỷ USD - dẫn đầu toàn ngành.


Thúy Hà [Vietnam+]

Theo báo cáo tài chính quý 2/2022 vừa được công bố, đến cuối tháng 6/2022, vốn chủ sở hữu của ngân hàng Techcombank đã đạt 104.472 tỷ đồng, tăng 11.431 tỷ so với đầu năm. Đây là ngân hàng tư nhân đầu tiên có vốn chủ sở hữu vượt 100.000 tỷ đồng.

Trước Techcombank, một ngân hàng có vốn chi phối của Nhà nước là Vietcombank cũng đã vượt con số này vào cuối năm 2021. Đến cuối quý 1/2022, vốn chủ sở của Vietcombank tiếp tục tăng lên 117.077 tỷ đồng.

Ngoài hai ngân hàng trên, dự kiến VietinBank cũng sẽ cán mốc 100.000 tỷ về vốn chủ sở hữu vào cuối tháng 6 năm nay. Theo báo cáo tài chính, cuối quý 1/2022, vốn chủ sở hữu của Vietinbank đã đạt 98.296 tỷ đồng.

Một ngân hàng khác cũng đang tiến sát mốc này là VPBank khi cuối tháng 3/2022, vốn chủ sở hữu đã đạt hơn 95.200 tỷ đồng.

Về Techcombank, trong cơ cấu vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng đã lên mức 58.758 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Techcombank là 35.585 tỷ đồng, không thay đổi so với đầu năm và dự kiến trong năm 2022 cũng chỉ tăng nhẹ 63 tỷ đồng sau khi ngân hàng phát hành cổ phiếu ESOP. Techcombank không có kế hoạch dùng lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ trong năm nay.

Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank từng nhiều lần nhấn mạnh về tiềm lực của ngân hàng khi nhìn vào vốn chủ sở hữu. Ông cho rằng, đây mới là con số thực sự quan trọng trong hoạt động ngân hàng, trong khi vốn điều lệ chỉ có ý nghĩa tại một số văn bản pháp lý. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước hay các tổ chức quốc tế đều đánh giá dựa trên vốn chủ sở hữu chứ không phải vốn điều lệ, ngoại trừ một số chỉ số cần theo dõi về vốn điều lệ như mạng lưới, số chi nhánh.

Đó cũng là lý do mà Techcombank đứng ngoài cuộc đua chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ của các ngân hàng trong 2 năm gần đây. Theo Chủ tịch Techcombank, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu thời điểm này với Techcombank là không cần thiết.

Theo báo cáo tài chính, vốn chủ sở hữu của Techcombank tăng mạnh trong nửa đầu năm là nhờ ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng khả quan.

Quý 2/2022, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 7.321 tỷ đồng, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2021. Theo đó, lũy kế 6 tháng đầu năm, lãi trước thuế của Techcombank đạt 14.106,5 tỷ đồng, tăng 22,3%. Lãi sau thuế của nửa đầu năm đạt 11.494 tỷ đồng.

Động lực tăng trưởng chính của Techcombank đến từ thu nhập lãi thuần tăng 25% và lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 39%. Ngoài ra, chi phí dự phòng của ngân hàng giảm 56% so với cùng kỳ xuống 635 tỷ đồng trong nửa đầu năm, do tình hình tài chính của nhiều khách hàng tiếp tục phục hồi, dẫn đến một số khoản trích lập dự phòng trước đây được hoàn nhập.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại hối kém khả quan khi chỉ có lãi 1 tỷ đồng nửa đầu năm nay, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt lãi 166 tỷ đồng. Ngoài ra, do thị trường trái phiếu, cổ phiếu kém sôi động, hoạt động mua bán chứng khoán của ngân hàng chỉ có lãi 127 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với con số 1.362 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm 2021.

Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản Techcombank đạt 623,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối quý 2/2022 đạt 421,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cuối năm 2021.

Tại thời điểm 30/6/2022, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn của Techcombank ở mức 32,0%, và tỷ lệ cho vay trên huy động vốn [LDR] tăng lên 78,8%. Cả hai chỉ số đều thấp hơn so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tỷ lệ an toàn vốn [CAR] theo Basel II tăng lên 15,7% cuối quý 2 năm 2022, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II, và mức 15,1% tại thời điểm 31/3/2022.

Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu cuối quý 2 năm 2022 ở mức 0,6% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 171,6%.

Techcombank là ngân hàng có thế mạnh về chi phí vốn thấp trong hệ thống. Cuối tháng 6/2022, tiền gửi khách hàng tại Techcombank là 321,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 2,2% từ đầu năm. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 47,5% trong tổng tiền gửi, thuộc top dẫn đầu trong hệ thống như

Nhà băng này cũng dẫn đầu trong tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ từ nước ngoài. Mới đây, Techcombank đã hoàn tất huy động khoản vay hợp vốn trị giá lên tới 1 tỷ USD, là khoản tín dụng trung dài hạn có trị giá lớn nhất của một định chế tài chính Việt Nam trên thị trường hợp vốn quốc tế.

Theo kế hoạch kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua, năm 2022, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 16,2% so với thực hiện năm 2021. Dư nợ tín dụng dự kiến tăng trưởng 15% hoặc cao hơn trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu thấp hơn 1,5%.

Như vậy, trong 2 quý đầu năm 2022, ngân hàng đã hoàn thành được 52% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Giải mã chiến lược hợp tác của Techcombank với các đối tác lớn như Vingroup, Masan: Tận dụng hệ sinh thái toàn diện, giảm thiểu rủi ro tín dụng

//cafef.vn/ngan-hang-tu-nhan-dau-tien-co-von-chu-so-huu-vuot-100000-ty-dong-20220721172613681.chn

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank, mã chứng khoán: VCB] vừa phê duyệt tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ và chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2019 theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua hồi tháng 4/2021.

  • Ngành ngân hàng cùng gỡ vướng cho doanh nghiệp Bình Dương

  • Vietcombank, BIDV, Techcombank được đề cử là thương hiệu tài chính hàng đầu Việt Nam

  • Vietcombank độc quyền phân phối sản phẩm “FWD Nâng tầm vị thế”

Vietcombank tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Ảnh: M.Yến

Theo đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của Vietcombank đã thông qua việc tăng vốn điều lệ lên trên 50.000 tỷ đồng với 2 cấu phần: đó là Vietcombank dự kiến phát hành hơn 1 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 27,6% từ lợi nhuận còn lại năm 2019 sau khi chia cổ tức 8%; phát hành cổ phiếu riêng lẻ quy mô tối đa 6,5% vốn điều lệ tại thời điểm chào bán [đối tượng chào bán là nhà đầu tư tổ chức có tiềm lực tài chính, có thể gồm một hoặc một số cổ đông hiện hữu].

Với kế hoạch này, sau khi thực hiện cấu phần thứ nhất, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng thêm 10.236 tỷ đồng, qua đó nâng mức vốn lên hơn 47.325 tỷ đồng. Còn với cấu phần thứ 2, dự kiến vốn điều lệ tăng thêm hơn 3.000 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ lên hơn 50.400 tỷ đồng.

Như vậy, cổ đông Vietcombank trong thời gian tới sẽ được nhận cổ tức tỷ lệ 8%.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ dã phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn Nhà nước hơn 7.657 tỷ đồng theo nội dung Tờ trình ngày 9/8/2021 của Ngân hàng Nhà nước để duy trì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại Vietcombank.

Vốn bổ sung từ nguồn chi trả cổ tức cho cổ đông Nhà nước thông qua việc Vietcombank phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ phần lợi nhuận sau thuế còn lại của năm 2019 sau trích lập các quỹ, chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Hiện tại, Nhà nước đang sở hữu 74,8% vốn Vietcombank.

Năm 2021, Vietcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 11%, ước đạt 25.580 tỷ đồng; tổng tài sản tăng 5%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 7%, tín dụng tăng 10,5% và tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1%.

Lê Phương [TTXVN]

Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Phát triển châu Á [ADB] thúc đẩy hợp tác phục hồi kinh tế

Trưa 23/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố đã có buổi gặp trực tuyến với ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á [ADB] tại Việt Nam, trao đổi phương hướng tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa hai bên.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Vietcombank tăng vốn điều lệ,
  • phát hành cổ phiếu,
  • cổ tức,
  • Vietcombank,

Video liên quan

Chủ Đề