Với hai dự án đầu tư xung khắc có khác vòng đời có phương pháp nào để so sánh lựa chọn

TÓM TẮT:

Các dự án đầu tư đòi hỏi tổng lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn phải trải qua nhiều năm nên luôn đối diện với vô số điều không chắc chắn, khó dự đoán và độ rủi ro cao. Các quyết định đầu tư dài hạn sẽ ảnh hưởng lớn đến qui mô, cũng như đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Do vậy, người ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư phải có sự hiểu biết căn bản về vốn đầu tư dài hạn, cũng như kỹ năng sử dụng các phương pháp tính toán đặc thù liên quan đến nó làm cơ sở cho việc ra quyết định. Bài viết đề cập đến việc vận dụng các phương pháp để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư.

Từ khóa: Đầu tư dài hạn, phương pháp, dự án đầu tư.

1. Đặt vấn đề

Đầu tư dài hạn là việc bỏ vốn vào các dự án đầu tư nhằm mục đích thu lợi nhuận lớn trong tương lai, với thời hạn hoàn vốn đầu tư thường vượt quá 1 kỳ kế toán. Vì vậy, các dự án đầu tư dài hạn thường cần số vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lại dài, nên luôn gắn với nhiều rủi ro mạo hiểm cho doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường phải đứng trước các tình huống đầu tư và phải cân nhắc, lựa chọn để ra quyết định đầu tư theo phương án hiệu quả nhất. Các phương án (dự án) liên quan đến quyết định đầu tư thường gồm 2 loại:

- Dự án loại bỏ lẫn nhau (còn gọi là dự án xung khắc hoặc dự án sàng lọc) là loại dự án, mà trong một quyết định chỉ được quyền chọn 1 dự án còn các dự án khác bị loại bỏ. Như vậy nếu chấp nhận dự án này thì buộc phải từ chối các dự án khác.

- Dự án độc lập (hay còn gọi là dự án tối ưu) là các dự án mà khi thực hiện chúng không ảnh hưởng gì đến dự án khác, nó có thể quyết định chọn chúng cùng lúc nếu chúng đều hiệu quả và doanh nghiệp có đủ điều kiện đầu tư.

Mục đích cuối cùng của người chủ sở hữu, của các nhà quản trị là đảm bảo sự giàu có, sự tăng trưởng của tài sản trong doanh nghiệp. Để thực hiện được nhiệm vụ này, doanh nghiệp phải sử dụng tốt các phương pháp phân tích, đánh giá dự án; lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư; phân bổ hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Hình 1: Quá trình phân tích và ra quyết định đầu tư

Với hai dự án đầu tư xung khắc có khác vòng đời có phương pháp nào để so sánh lựa chọn

2. Các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư

2.1. Phương pháp hiện giá thuần

Hiện giá thuần của một dự án đầu tư là phần chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các dòng tiền thu với giá trị hiện tại của các dòng tiền chi liên quan đến dự án. Hiện giá thuần chính là cơ sở cho việc xem xét và ra các quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư dài hạn

Phương pháp xác định:

- Lựa chọn tỉ suất chiết khấu các dòng tiền thích hợp.

- Dự tính các dòng tiền thu và các dòng tiền chi của dự án.

- Căn cứ vào đặc điểm của các dòng tiền thu và dòng tiền chi, tính chiết khấu các dòng tiền về giá trị hiện tại.

- Xác định hiện giá thuần theo giá trị hiện tại của các dòng tiền thu và các dòng tiền chi:

Hiện giá thuần = Giá trị hiện tại của các dòng tiền thu - Giá trị hiện tại của các dòng tiền chi

Công thức:

Với hai dự án đầu tư xung khắc có khác vòng đời có phương pháp nào để so sánh lựa chọn

Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Khi các dự án có giá trị hiện tại ròng âm (-) tức là giá trị hiện tại các dòng tiền thu nhỏ hơn giá trị hiện tại các dòng tiền chi của dự án, thì dự án đầu tư không được lựa chọn.

- Khi các dự án có giá trị hiện tại ròng dương (+) hoặc bằng 0 tức là giá trị hiện tại các dòng tiền thu lớn hơn hoặc bằng giá trị hiện tại các dòng tiền chi, thì ta xem xét cụ thể từng trường hợp:

+ Nếu các dự án đang xem xét là độc lập, thì việc đầu tư có thể được chấp nhận.

+ Nếu các dự án đang xem xét là xung khắc thì:

Nếu các dự án đó đều có giá trị hiện tại các dòng tiền chi như nhau thì ta chọn dự án nào có giá trị hiện tại ròng dương lớn nhất.

Ưu điểm của phương pháp:

- Cho phép nhìn nhận hiệu quả của dự án xác đáng hơn do có tính đến yếu tố giá trị về mặtthời gian của tiền.

- Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Hạn chế của phương pháp:

- Không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư.

- Không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn.

2.2. Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ

Tỉ lệ sinh lời nội bộ là một tỉ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của vốn đầu tư cân bằng với giá trị hiện tại của các nguồn thu dự tính của phương án, hay nói một cách khác, tỉ lệ sinh lời nội bộ là tỉ lệ chiết khấu làm cho hiện giá thuần của một phương án bằng 0.

Phương pháp xác định:

- Dự tính các dòng tiền thu và chi của dự án.

-Xác định tỉ lệ chiết khấu các dòng tiền thu và dòng tiền chi làm cho hiện giá thuần của dự án bằng 0. Tỉ lệ chiết khấu này chính là tỉ suất sinh lời nội bộ (IRR) của dự án.

Công thức:

Với hai dự án đầu tư xung khắc có khác vòng đời có phương pháp nào để so sánh lựa chọn

Phép nội suy được tiến hành theo trình tự sau:

- Xác định khoảng tỷ lệ chiết khấu mà hệ số giá trị hiện tại nằm trong đó.

Tính tỷ lệ chiết khấu cần tìm theo công thức.

Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Dự án sẽ được chọn nếu tỉ lệ sinh lời nội bộ của nó lớn hơn tỉ lệ chi phí vốn của doanh nghiệp.

Ưu điểm của phương pháp:

+ Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ cho phép đánh giá được mức sinh lời của dự án cótính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ.

+ Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời của dự án với chi phí sử dụng vốn, thấy được mốiliên hệ giữa việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong việc thực hiện dự án đầu tư.

Hạn chế của phương pháp:

+ Trong phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ thu nhập của dự án được giả định tái đầu tưvới lãi suất bằng với tỷ suất doanh lợi của dự án. Điều đó không thật phù hợp với thực tế nhất là đối với dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở mức cao.

+ Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thểdẫn đến trường hợp kết luận thiếu thoả đáng khi đánh giá dự án.

2.3. Phương pháp kỳ hoàn vốn

Phương pháp này xem xét khoảng thời gian cần thiết đối với một dự án đầu tư để bù đắp đủ vốn đầu tư ban đầu từ các dòng tiền thu hàng năm mà nó sinh ra. Kỳ hoàn vốn đầu tư có thể được định nghĩa là thời gian cần thiết để một dự án đầu tư bù đắp lại chi phí đầu tư ban đầu của dự án, từ các nguồn thu mà nó sinh ra. Kỳ hoàn vốn càng nhỏ càng chứng tỏ vốn đầu tư thu hồi càng nhanh chóng, dự án càng hấp dẫn.

Kỳ hoàn vốn của một dự án được xác định theo công thức:

Với hai dự án đầu tư xung khắc có khác vòng đời có phương pháp nào để so sánh lựa chọn

Tiêu chuẩn lựa chọn dự án đầu tư:

+ Nếu kỳ hoàn vốn của dự án lớn hơn kỳ hoàn vốn tiêu chuẩn mong muốn thì dự án đó bị loại bỏ.

+ Nếu kỳ hoàn vốn của dự án nhỏ hơn kỳ hoàn vốn tiêu chuẩn mong muốn thì xét đến:

- Nếu các dự án xem xét là độc lập thì tất cả các dự án đó đều được chọn.

- Nếu các dự án xem xét là xung khắc với nhau thì dự án nào có kỳ hoàn vốn nhỏ nhất thì sẽ được chọn.

Ưu điểm của phương pháp:

- Kỳ hoàn vốn đặt trọng tâm vào việc thu hồi vốn bằng tiền càng nhanh càng tốt, chính việc chuyển đổi nhanh này sẽ tránh được các rủi ro của việc không thu hồi được tiền. Vì thời gian càng kéo dài, càng dễ dẫn đến nhiều điều không chắc chắn phát sinh như lạm phát có thể xảy ra hoặc lãi suất giảm xuống, kỹ thuật mới được phát minh làm cho việc đầu tư trở nên lạc hậu.

Hạn chế của phương pháp:

- Bỏ qua khả năng sinh lời của vốn đầu tư mà chỉ quan tâm đến thời gian hoàn vốn mà thôi. Điều này có thể dẫn đến việc lựa chọn phương án có thời gian thu hồi vốn ngắn nhưng chưa chắc đó là phương án có khẳ năng sinh lời cao mà mục tiêu chủ yếu của nhà đầu tư là khả năng sinh lời.

- Bỏ qua tính thời gian của dòng tiển được dự kiến tương lai, do đó bỏ qua giá trị thời gian của tiền, vì vậy có thể dẫn đến những quyết định sai lầm.

2.4. Các phương pháp khác sử dụng cho quyết định đầu tư dài hạn

* Phương pháp tỉ lệ sinh lời giản đơn

Phương pháp tỉ lệ sinh lời giản đơn có chỉ tiêu thu nhập sử dụng để tính tỉ lệ sinh lời theo phương pháp này chỉ là thu nhập thuần túy của kế toán, tức là không xem xét đến giá trị hiện tại của các dòng tiền thu và chi hàng năm gắn liền với thời gian đầu tư cũng như các chi phí phát sinh không liên quan đến sự lưu chuyển thực sự của dòng tiền.

Theo phương pháp này, tỉ lệ sinh lời giản đơn được tính:

Với hai dự án đầu tư xung khắc có khác vòng đời có phương pháp nào để so sánh lựa chọn

* Phương pháp chỉ số sinh lời điều chỉnh theo thời gian

Phương pháp giá trị hiện tại ròng và phương pháp chỉ số sinh lời điều chỉnh theo thời gian đều chú trọng xem xét tính thời gian của các dòng tiền tệ của dự án. Vì vậy chúng được sử dụng nhiều trong quá trình quyết định đầu tư. Tuy nhiên, khi lựa chọn các dự án thuộc loại xung khắc và quy mô vốn đầu tư của chúng không giống nhau thì người ta lại sử dụng phương pháp chỉ số sinh lời điều chỉnh theo thời gian để bổ sung cho phương pháp giá trị hiện tại ròng.

Với hai dự án đầu tư xung khắc có khác vòng đời có phương pháp nào để so sánh lựa chọn

Chỉ số sinh lời biểu hiện một đồng giá trị hiện tại của một đồng vốn đầu tư chi ra của dự án sẽ thu về bao nhiêu giá trị hiện tại. Chỉ số sinh lời càng lớn thì yêu cầu của dự án đầu tư đó càng thoả mãn cao và đó là tiêu chuẩn ưu tiên lựa chọn các dự án:

- Khi chỉ số sinh lời nhỏ hơn 1, thì dự án đó không được chấp nhận (bởi vì giá trị hiện tại dòng thu < giá trị hiện tại dòng chi).

- Khi chỉ số sinh lời lớn hơn 1 thì:

+ Nếu các dự án độc lập thì có thể chấp nhận tất cả các dự án.

+ Nếu các dự án xung khắc thì dự án nào có chỉ số sinh lời lớn hơn thì sẽ chọn.

3. Kết luận

Đầu tư là việc khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và thế mạnh của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Việc quyết định thực hiện một dự án đầu tư đòi hỏi phải cân nhắc xem xét nhiều mặt trong đó chủ yếu là hiệu quả kinh tế vốn đầu tư. Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để đánh giá mức tiềm năng lợi nhuận của một dự án đầu tư, mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng. Tùy theo từng trườnghợp và yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp đặt ra, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp để lựa chọn dự án đầu tư tối ưu nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Nguyễn Minh Kiều - Tài chính Công ty. Nhà xuất bản Thống kê (2006), trang 128.

2. PGS.TS. Đặng Ngọc Hùng (2012). Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Giáo dục.

3. TS. Phan Đức Dũng ( 2008). Kế toán Quản trị, Nhà xuất bản Thống kê

4. http://quantri.vn/dict/details/9771-nhung-phuong-phap-chu-yeu-danh-gia-va-lua-chon-du-an-dau-tu

METHODS OF EVALUATING

AND SELECTING INVESTMENT PROJECTS

Master. NGUYEN THI HONG

Master. NGUYEN THI KIM HUONG

Faculty of Accounting and Auditing, Hanoi University of Industry

ABSTRACT:

Investment projects require large investments and long payback periods. Hence, investment projects always face with numerous uncertain, unpredictable and high risky conditions. Long-term investment decisions will affect significantly the size as well as the business characteristics of enterprises in the future. Therefore, the person who makes investment decisions must have a fundamental understanding of long-term investment and skills in using specific calculation methods to support his or her decision making process. This study examines the applying of methods of evaluating and selecting investment projects.

Keywords: Long-term investment, method, investment project.


Xem toàn bộ ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 01 tháng 01/2017 tại đây