Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công Thương

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược; đồng thời thực hiện Quyết định số 1557/Q Đ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương đã xây dựng Đề án và triển khai kế hoạch thi tuyển đối với chức danh Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương. Trên cơ sở Đề án đó, sáng ngày 18/3/2019, Bộ Công Thương tổ chức khai mạc thi tuyển Kỳ thi tại trụ sở Bộ.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, thay mặt Bí thư Ban cán sự Đảng - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh - Phó Chủ tịch Hội đồng thi tuyển khẳng định: "Bộ Công Thương mong muốn thông qua thi tuyển phát hiện được người có đức, có tài để bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương. Kỳ thi này cũng sẽ giúp Bộ trong việc hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đổi mới cơ chế tuyển chọn, hình thành khung pháp lý cho việc tổ chức tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo bằng hình thức thi tuyển cạnh tranh, dần coi đây là một trong những phương pháp tuyển chọn chính để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo quản lý trong khối đơn vị sự nghiệp và cơ quan hành chính thuộc Bộ Công Thương".

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu tại Lễ khai mạc

Sau khi đăng thông báo thi tuyển trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương và một số đơn vị báo chí; đồng thời gửi thông báo đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố về việc thi tuyển chức danh Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương, đến ngày 31/01/2019, có 02 ứng viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia thi tuyển là: ông Nguyễn Văn Hội, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước và ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng phòng Phát triển công nghiệp hoá chất, Cục Hoá chất.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, thi tuyển chức danh Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương là việc đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn, điều kiện đối với người dự thi và lựa chọn người đạt kết quả thi cao nhất trong số những người đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện, của vị trí chức danh lãnh đạo. Kết quả lựa chọn sẽ được thông qua Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét, quyết định bổ nhiệm.

Ủy viên thường trực Hội đồng thi tuyển kiêm Thư ký Hội đồng - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ [Bộ Công Thương] Lý Quốc Hùng lựa chọn và bóc đề thi viết của Kỳ thi dưới sự chứng kiến của Phó Chủ tịch và Ban Thanh tra Hội đồng thi

Phó Chủ tịch Hội đồng thi tuyển đề nghị các thành viên Hội đồng thi tuyển, các Ban giúp việc tổ chức kỳ thi thật chu đáo, nghiêm túc để tạo điều kiện tốt nhất cho các thí sinh thể hiện tốt nhất năng lực của mình.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh gửi lời chúc đạt kết quả cao nhất đến các ứng viên và khẳng định: "Dù kết quả có thế nào, mong các đồng chí biết rằng Lãnh đạo Bộ luôn trân trọng và đánh giá cao nỗ lực của các đồng chí".

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ [Bộ Công Thương] Lý Quốc Hùng công bố các Quyết định và Quy chế thi tuyển

Sau khi kết thúc Lễ khai mạc Kỳ thi, các thí sinh sẽ chính thức thi viết trong thời gian 180 phút. Sau khi có kết quả thi viết kiến thức chung, Hội đồng thi tuyển sẽ thông báo danh sách thí sinh đạt yêu cầu, đủ điều kiện dự thi phần trình bày Đề án.

Dự kiến, ngày 30/3 sẽ diễn ra phần trình bày Đề án.

2. Tên tiếng Việt: Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương

3. Tên tiếng Anh: Vietnam Institute of Strategy and Policy for Industry and Trade

- Tên viết tắt: VIOIT

- Địa chỉ: Số 17 Yết Kiêu, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

- Điện thoại:  024.38262721                         Fax: 024.38248279

- Email:                 Website: VIOIT.org.vn

- Viện trưởng: TS. Nguyễn Văn Hội

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương là tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ công lập thuộc Bộ Công Thương, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; thực hiện các chức năng nghiên cứu khoa học; xây dựng, đánh giá hiệu quả, hiệu lực và tác động của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển, chính sách, tiêu chuẩn và định mức kinh tế, kỹ thuật cho các ngành và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về công nghiệp và thương mại; đào tạo sau đại học, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, đầu tư và đổi mới công nghệ; hoạt động thông tin về công nghiệp và thương mại theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công Thương và theo quy định của pháp luật.

2. Quá trình hình thành và phát triển

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương được hình thành trên cơ sở hợp nhất Viện Nghiên cứu Thương mại và Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp theo Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương. Trước đó, cả hai Viện Nghiên cứu Thương mại và Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp đều có lịch sử truyền thống xây dựng và phát triển qua nhiều thập kỷ.

Viện Nghiên cứu Thương mại có tiền thân là Viện Kinh tế - Kỹ thuật thương nghiệp [theo Quyết định số 121CP ngày 17/6/1971 của Hội đồng Chính phủ về sửa đổi tổ chức bộ máy của Bộ Nội thương], Viện Kinh tế ngoại thương [7/1982], Viện Khoa học kỹ thuật và Kinh tế vật tư [10/1982], Viện Kinh tế đối ngoại [1988], Viện Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại [3/1992], Viện Nghiên cứu phát triển du lịch [3/1993]. Để kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại, ngày 08/11/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 721/TTg về sửa đổi một số tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại, trong đó quyết định hợp nhất Viện Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại và Viện Kinh tế đối ngoại thành Viện Nghiên cứu Thương mại.

Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp có tiền thân là các đơn vị nghiên cứu khoa học của các Bộ: Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Năng lượng. Tại Nghị định số 74/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công nghiệp, các đơn vị nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Năng lượng được sắp xếp thành tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Công nghiệp. Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp được quy định tại Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Công nghiệp. Tiếp theo đó, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp được quy định tại các Nghị định: Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương; Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14/6/2011 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.

3. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ

- Tổng số cán bộ công nhân viên: 150 người

- Giáo sư, Phó giáo sư:               03 người

- Tiến sĩ:                                     21 người

- Thạc sĩ:                                     61 người

- Kỹ sư/Cử nhân:                        58 người

- Nhân viên khác:                       07 người

4. Các phần thưởng cao quý

- Huân chương Lao động hạng nhì năm 2011.

- Cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ các năm 2013, 2015, 2016 cùng nhiều danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của các Bộ, Ban, Ngành khác.

Ảnh 1: Hình ảnh về Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương [VIOIT], Bộ Công Thương và Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải [TDSI], Bộ Giao thông Vận tải.

Ảnh 2: Hình ảnh về buổi Thảo luận “Một số vấn đề của ngành công nghiệp ô tô điện hóa”

Ảnh 3: Hình ảnh về buổi chấm luận án tiến sĩ cấp Viện

Video liên quan

Chủ Đề