Vì sao trẻ bị loạn thị

Vì sao trẻ bị loạn thị
Vì sao trẻ bị loạn thị

Trong các tật khúc xạ thì loạn thị rất hay gặp ở trẻ. Hơn ai hết, các bậc phụ huynh cần phải trang bị cho mình những kiến thức căn bản về loạn thị để phòng ngừa và phát hiện bệnh kịp thời.

Loạn thị là một khái niệm rất rộng nhưng hiểu nôm na đó là tình trạng mắt có hình dạng bất thường mà không phải là dạng hình cầu. Hầu như tất cả chúng ta đều loạn thị ở một mức độ nào đó.

Một nhãn cầu bình thường có hình dạng như một trái bóng tròn trịa. Ánh sáng đi đến nhãn cầu và chiếu ra nhiều hướng đều nhau giúp mắt nhìn rõ mọi vật xung quanh.

Tuy nhiên, nếu mắt có hình dạng như một trái bóng hay mặt sau của thìa thì ánh sáng sẽ dồn về một hướng nhiều hơn các hướng còn lại làm chúng ta chỉ có thể thấy một phần của vật thể hoặc xuất hiện đường gợn sóng và nhòe hơn khi nhìn. Bác sĩ có thể điều trị đơn giản bằng cách cho trẻ đeo kính mắt, kính sát tròng hay làm phẫu thuật.

Nguyên nhân gây loạn thị

Loạn thị là tình trạng phổ biến, thường là do bẩm sinh và hầu hết mọi người sinh ra đều bị loạn thị. Chúng ta hiện vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác của bệnh. Con bạn cũng có thể mắc tật loạn thị sau khi bị chấn thương mắt, mắc các bệnh về mắt hay sau khi phẫu thuật. Có giả thuyết cho rằng bé sẽ bị loạn thị khi đọc sách dưới điều kiện ánh sáng yếu hay ngồi xem tivi quá gần, nhưng sự thật không phải vậy.

Triệu chứng của loạn thị

Các triệu chứng loạn thị thường gặp bao gồm:

  • Mờ mắt hoặc tầm nhìn bị biến dạng, méo mó
  • Mỏi mắt
  • Nhức đầu.

Thông thường, con bạn sẽ bị hoa mắt khi học tập, làm việt quá sức hoặc cảm thấy mỏi mắt. Nếu phát hiện trẻ không nhìn thấy rõ, bố mẹ nên sắp lịch kiểm tra mắt cho bé ngay để tìm ra nguyên nhân vấn đề nhé.

Những triệu chứng của loạn thị xuất hiện rất chậm nên nếu quan sát thấy thị lực của con thay đổi thì bố mẹ cần đưa bé đến các cơ sở chuyên khoa mắt ngay. Bác sĩ có thể phát hiện ra một số vấn đề khác như cận thị hoặc viễn thị. Bài kiểm tra sẽ gồm các bước như sau:

  • Kiểm tra thị lực: kiểm tra khả năng nhìn thấy các con chữ với khoảng cách 6 mét. Nếu thị lực đạt 20/20 tức là bé có thể nhìn thấy những vật cách xa 6 mét như mắt thường. Nếu thị lực của con là 20/80 thì bé có thể nhìn thấy rõ vật cách 6 mét khi người bình thường đứng cách xa 24 mét.
  • Đo khúc xạ: bác sĩ sẽ điều chỉnh kính lớn đeo trước mặt (phoropter). Bé sẽ nhìn qua kính và nói với bác sĩ mắt kính nào giúp nhìn rõ nhất. Đây là cách bác sĩ tìm ra kính có độ phù hợp cho mắt con, có thể là kính mắt thường hay kính áp tròng. Đôi khi bác sĩ sẽ dùng phương pháp soi đáy mắt.
  • Kiểm tra với máy Keratometry: đo độ cong ở trung tâm giác mạc, xác định độ cong lớn và nhỏ nhất. Phương pháp này giúp bác sĩ biết được hình dạng giác mạc và mức độ tập trung của chúng cũng như xác định độ của kính sát tròng và kiểm tra giác mạc sau khi phẫu thuật.
  • Kiểm tra hình dạng giác mạc: cho ra thông tin cụ thể nhất về hình dạng giác mạc của mắt bé. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra phương án phẫu thuật đối với mắt loạn thị hay đục thủy tinh thể. Ngoài ra, kết quả này còn dùng để chọn kính hoặc chẩn đoán chứng loạn dưỡng giác mạc, một bệnh lý dễ gây loạn thị.

Chữa trị loạn thị như thế nào?

Hầu hết các trường hợp mắc tật loạn thị đều có thể điều trị bằng cách đeo kính hay kính sát tròng. Tuy nhiên, nếu trường hợp của bé thuộc loại nhẹ và không có vấn đề mắt nào khác, bác sĩ sẽ chỉ đưa ra kết quả bé bị loạn thị bao nhiêu độ và không cần dùng đến kính.

Có hai cách chữa trị cho các mức độ thông thường của loạn thị:

  • Kính mắt điều tiết: là mắt kính hay kính áp tròng. Khi được chẩn đoán loạn thị, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé một loại kính đặc biệt là áp tròng mềm toric. Kính này giúp điều chỉnh ánh sáng đi tới giác mạc của mắt sao cho mắt nhìn rõ được. Nếu trường hợp của con bạn nặng hơn, bé có thể dùng kính áp tròng cứng thông khí. Tùy vào tình trạng của con mà bác sĩ sẽ chỉ định loại kính nào phù hợp nhất.
  • Phẫu thuật khúc xạ: phương pháp phẫu thuật laser này sẽ điều chỉnh lại giác mạc của bé. Có rất nhiều loại khác nhau nên bác sĩ sẽ tư vấn loại phù hợp nhất. Để tiến hành phẫu thuật thì cần điều kiện là hai mắt trẻ phải khỏe mạnh, không có vấn đề về võng mạc và không có sẹo giác mạc.

Một số thông tin về tật loạn thị trên đây hy vọng sẽ giúp ích cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡng cho đôi mắt con ngày càng sáng khỏe.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vì sao trẻ bị loạn thị

Loạn thị. Nguồn: slideplayer.com

   Thông thường, giác mạc và thủy tinh thể trơn láng và cong đều như nhau ở tất cả các hướng, giúp tập trung các tia sáng mạnh vào võng mạc ở phía sau của mắt. Tuy nhiên, nếu giác mạc hoặc thủy tinh thể của bạn không được trơn láng và cong đều, các tia sáng sẽ không được khúc xạ đúng. Điều này được gọi là một tật khúc xạ.

   Khi giác mạc có hình dạng bất thường, nó được gọi là loạn thị giác mạc. Khi hình dạng của thủy tinh thể bị biến dạng, bạn có loạn thị dạng thủy tinh thể. Nếu bạn bị một trong hai loại loạn thị, tầm nhìn của bạn đối với cả hai đối tượng gần và xa đều xuất hiện mờ hoặc bị biến dạng. Nó gần giống như nhìn vào một ngôi nhà gương vui vẻ trong đó bạn xuất hiện quá cao, quá rộng hoặc quá mỏng.

   Mọi người có thể được sinh ra đã có loạn thị - trong thực tế, hầu hết mọi người có thể được sinh ra với một số mức độ loạn thị - và họ có thể có nó cùng với các tật khúc xạ khác: Cận thị hoặc viễn thị.

   Trong khi người lớn bị loạn thị nặng có thể nhận ra thị lực của họ không phải là tốt như nó phải có, thì trẻ em nếu có các triệu chứng loạn thị lại có thể không nhận biết được mình có tình trạng này, và cũng không có khả năng để phàn nàn về thị lực bị mờ hoặc bị biến dạng. Những loạn thị nghiêm trọng không được điều chỉnh có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn của trẻ làm giảm kết quả trong học tập và thể thao. Và một số hình thức của loạn thị có thể là một dấu hiệu của bệnh giác mạc chóp (keratoconus), là tình trạng phình giống hình nón của giác mạc, có thể làm biến dạng thị lực. Đó là lý do quan trọng mà trẻ em phải đi khám mắt thường xuyên để phát hiện loạn thị hoặc các vấn đề thị lực khác càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân loạn thị?

   Loạn thị là do sự cong bất thường của giác mạc hoặc thủy tinh thể của mắt. Nếu giác mạc hoặc thủy tinh thể của bạn không được trơn láng và cong đều, các tia sáng sẽ không được khúc xạ đúng. Điều này được gọi là tật khúc xạ. Loạn thị là một loại tật khúc xạ, với tầm nhìn bị mờ hoặc bị bóp méo ở cả khoảng cách gần và xa.

   Loạn thị là rất phổ biến. Trong hầu hết các trường hợp, mọi người được sinh ra đã có tình trạng loạn thị này. Lý do tại sao hình dạng giác mạc khác nhau giữa người này với người kia là không rõ, nhưng rất có khả năng sự phát triển loạn thị là do di truyền.

   Đôi khi, loạn thị có thể phát triển sau một bệnh, chấn thương hoặc phẫu thuật về mắt. Đó là một giả định mà loạn thị có thể phát triển hoặc xấu đi từ đọc sách trong ánh sáng yếu hay ngồi rất gần tivi.

Các triệu chứng loạn thị

   Triệu chứng loạn thị có thể bao gồm nhìn mờ hoặc các vùng của thị lực méo mó, mỏi mắt, đau đầu, nheo mắt để cố nhìn rõ hoặc không thoải mái ở mắt.

  Có những triệu chứng trên không nhất thiết có nghĩa rằng bạn bị loạn thị, nhưng chúng cho thấy sự cần thiết phải khám bác sĩ mắt để kiểm tra toàn diện về mắt.

Chẩn đoán loạn thị

   Bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra mắt một cách toàn diện, và sẽ sử dụng các công cụ khác nhau để đo cách mắt của bạn tập trung ánh sáng.

   Bạn được đo thị lực, nghĩa là bạn sẽ được yêu cầu đọc chữ trên một bảng chữ cái ở khoảng cách để xác định rõ ràng về thị lực của bạn tại một khoảng cách nhất định. Bạn cũng sẽ phải tập trung lực điều tiết của đôi mắt để thử với một loạt các thấu kính đặt ở trước mắt. Độ cong của giác mạc sẽ được kiểm tra bằng máy đo độ cong giác mạc (keratometer), và bản đồ giác mạc có thể được chụp để cung cấp thêm thông tin về hình dạng của bề mặt giác mạc. Với các cách kiểm tra này, bác sĩ nhãn khoa có thể chẩn đoán loạn thị và xác định công suất kính gọng hoặc kính áp tròng mà bạn cần để cho thị lực rõ ràng. Bác sĩ cũng thảo luận về các lựa chọn khác trong điều trị, chẳng hạn như phẫu thuật loạn thị.

Điều trị loạn thị

   Thông thường, loạn thị mức độ nhẹ và trung bình có thể được điều chỉnh với kính gọng hoặc kính áp tròng.

   Mặc dù các thấu kính tiếp xúc được sử dụng cho loạn thị chỉ có thể là kính áp tròng cứng (RGPs, còn gọi là thấu kính GP), điều này không còn đúng nữa. Bây giờ, thấu kính mềm được gọi là thấu kính tiếp xúc Toric cũng có thể điều trị loạn thị. Nhưng thấu kính Toric mềm chỉ có thể thích hợp cho một số trường hợp, nếu bạn có loạn thị nặng, kính gọng hoặc kính tiếp xúc cứng vẫn có thể là một lựa chọn tốt hơn. Bác sĩ mắt sẽ thảo luận về các lựa chọn kính phù hợp với bạn.

   Đối với một số người bị loạn thị, phẫu thuật có thể là một lựa chọn để hiệu chỉnh thị lực, bao gồm phẫu thuật LASIK. Bác sĩ nhãn khoa có thể thảo luận về các cách thức khác nhau của các quá trình phẫu thuật khúc xạ, bạn có thể xem xét để điều chỉnh loạn thị.

Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng