Vì sao Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất

Cô Trần Thùy Dương - Ôn Văn và Luyện viết berada di Facebook. Untuk berhubung dengan Cô Trần Thùy Dương - Ôn Văn và Luyện viết, log masuk ke Facebook.

Cô Trần Thùy Dương - Ôn Văn và Luyện viết berada di Facebook. Untuk berhubung dengan Cô Trần Thùy Dương - Ôn Văn và Luyện viết, log masuk ke Facebook.

[1]

BỘ GD-ĐTĐỀ THI THAM KHẢO


KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIANĂM 2019


Bài thi: Ngữ văn


Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phátđề


I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm] Đọc đoạn trích dưới đây:


Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đờimình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển địi hỏi phải có sự thay đổi,trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiểnnhiên là nếu không thay đổi thì khơng thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳngđịnh:


“Nếu khơng thay đổi thì sẽ khơng bao giờ phát triển. Nếu khơng phát triển thì khơng phải làcuộc sống. Phát triển địi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an tồn. Điều này có nghĩa là phảitừ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khn mẫu, tính an tồn, nhữngđiều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạnkhơng cịn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều khơng cịn ý nghĩa. Nhà vănDostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưngtrên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”


Tơi nghĩ khơng có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổivà không bao giờ phát triển.



[John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130]Thực hiện các yêu cầu:


Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạntrích.


Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?


Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩavới sự liều lĩnh, mạo hiểm khơng? Vì sao?


II. LÀM VĂN [7.0 điểm] Câu 1 [2.0 điểm]

[2]

Câu 2 [5.0 điểm]


Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của ngườivợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồisà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trị gì.” vàsáng hơm sau, khi nhận bát “chè khốn” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưalên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”

[3]
[4]
[5]
[6]

Để chuẩn bị tốt nhất môn Ngữ văn, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo môn Ngữ văn

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

Đọc đoạn trích dưới đây:

Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:

“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được.

Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”

Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.

[John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130]

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?

II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1 [2.0 điểm]

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.

Câu 2 [5.0 điểm]

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”

[Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31]

Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

------------------ HẾT ------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN VĂN THPT QUỐC GIA NĂM 2019

I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

Câu 1: 

Tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích là: “nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển” 

Câu 2: 

“Điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là dậm chân tại chỗ, tự đóng khung mình vào những khuôn mẫu có sẵn, sống trì trệ, không muốn thay đổi để phát triển. 

Câu 3: 

Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có 2 tác dụng: 

- Chỉ ra tác hại của việc “nếu không thay đổi thì con người sẽ không phát triển được: Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu con người chỉ sống trong “vòng an toàn” mà không có những thay đổi, bứt phá. Điều đáng sợ nhất là chỉ đứng yên một chỗ, không làm gì để tiến lên. 

- Khuyên chúng ta phải thay đổi tư duy, mạnh dạn hành động sẽ làm được những điều chưa bao giờ đạt được. Điều quan trọng là phải hành động để tìm kiếm điều mới mẻ, tốt đẹp. 

Câu 4:

- Đầu tiên các em cần nêu ra được ý kiến của mình, có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm “từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm”. 

- Tiếp theo cần lí giải sự lựa chọn của mình: 

+ Đồng ý: “từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm” vì phải đối mặt với những thử thách, chưa bao giờ thử qua. Thậm chí ta chưa biết được những điều mới mẻ mà mình bắt đầu tiếp thu có thực sự tốt hay không. 

+ Không đồng ý: Dám từ bỏ những điều quen thuộc, an toàn là dám chấp nhận thử thách, khiến con người trở nên kiên cường hơn, chủ động hơn.  Dù là liều lĩnh, mạo hiểm nhưng những vượt qua giới hạn an toàn của bản thân, ta sẽ học được cách bảo vệ mình, tích lũy thêm những kiến thức, kĩ năng và trưởng thành hơn. Khi thời gian trôi đi thì chúng ta sẽ hối hận vì những điều ta không làm chứ không phải những điều ta đã làm.

So với đề thi văn THPT quốc gia năm 2018, đề thi tham khảo năm nay không có bất kỳ sự thay đổi nào về cấu trúc. Khuôn mẫu này được duy trì từ năm 2017 đến nay.

Về mặt nội dung, phần đọc hiểu, đề tham khảo giữ nguyên việc sử dụng ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa. Sự thay đổi lớn nhất trong phần này nằm ở cách ra các câu hỏi.

Câu đầu tiên không còn kiểm tra học sinh về kiến thức tiếng Việt căn bản như thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt… giống những năm trước. Các câu hỏi đều không yêu cầu học thuộc kiến thức trong sách giáo khoa.

Phần đọc hiểu yêu cầu học sinh thực hiện chính xác hai thao tác là đọc và hiểu ngữ liệu. Đây là sự thay đổi lớn. Nếu đề thi thật như đề tham khảo, học sinh không cần phải quá tập trung việc học kiến thức tiếng Việt.

Phần làm văn, viết đoạn văn là câu hỏi duy nhất không thay đổi. Đề tham khảo giữ nguyên cách hỏi và hình thức thể hiện của câu hỏi như đề thi THPT quốc gia 2018.

Học sinh được yêu cầu viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ về vấn đề được trích ra trong ngữ liệu ở phần đọc hiểu. Học sinh cần nắm chắc nội dung ngữ liệu phía trên để có thể làm tốt câu hỏi này.

Đề tham khảo chỉ hỏi duy nhất kiến thức nằm trong chương trình lớp 12.

Đề thi THPT quốc gia 2019 được xây dựng theo ngưỡng vừa cơ bản để đạt mục đích xét tốt nghiệp, đồng thời sẽ có độ phân hóa phù hợp để xét tuyển đại học, cao đẳng. Độ phân hóa của đề thi nằm chủ yếu ở lớp 12.

Video liên quan

Chủ Đề