Vì sao thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Đông - Tây

Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới thiên nhiên ở Việt Nam có sự phân hóa vô cùng đa dạng. Một trong số đó là sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Đông – Tây.

Quý bạn đọc hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm nào? để tìm ra sự khác biệt và đa dạng trong sự phân hóa thiên nhiên đó.

Khái quát về sự phân hóa theo Đông – Tây của thiên nhiên nước ta

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

Thứ nhất: Vùng biển và thềm lục địa

– Vùng biển nước ta lớn gấp 3 lầ diện tích đất liền. Độ nông – sâu, rộng – hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.

– Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.

Thứ hai: Vùng đồng bằng ven biển

– Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với đất đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

– Đồng bằng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.

– Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu; các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm pha khá phổ biến; thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch và thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.

Thứ ba: Vùng đồi núi

– Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

– Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, ở vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

Đặc điểm của thiên nhiên vùng núi Đông Bắc

– Đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông lớn và đồng bằng mở rộng. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loại thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.

– Thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.

– Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp bằng phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quẩn đảo. Vùng biển có đáy nóng, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

Đặc điểm của thiên nhiên vùng núi Tây Bắc

– Địa hình núi cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc – đông nam. Ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc giảm sút do độ cao đồ sộ của dãy Hoàng Liên Sơn làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần.

– Đây là vùng núi cao nhất ở nước ta với nhiều dãy núi cao đồ sộ. Vì vậy, khí hậu lạnh ở đây chủ yếu là do độ cao của địa hình.

Tiêu chí Vùng núi Đông Bắc Vùng núi Tây Bắc
Phạm vi địa lý Nằm ở tả ngạn sông Hồng. Nằm ở hữu ngạn sông Hồng.
Khí hậu Khí hậu mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, đến sớm và kết thúc muộn. Phía Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, vùng núi cao giống vùng ôn đới, có mùa đông đến muộn, kết thúc sớm.
Thảm thực vật và sinh vật Mang tính chất cận nhiệt. Mang tính chất nhiệt đới và ôn đới.

Nguyên nhân của sự đối lập giữa thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc

Thiên nhiên vùng đồi nói Việt Nam có sự phân hóa đa dạng từ Đông sang Tây bởi 3 nguyên nhân chính sau:

– Độ cao của địa hình và đồi núi.

– Tác động của gió mùa.

– Hướng địa hình.

Cụ thể:

– Gió mùa Đông Bắc thổi xuống miền Bắc bị chặn lại bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn to và đồ sộ nhất nước ta. Trong khi đó 4 cánh cung lớn bao gồm: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều giống như 4 cái phễu để đón gió mùa Đông Bắc, tạo điều kiện cho gió mùa tác động sâu vào nội địa. Do hút được nhiều đợt gió lớn, vùng núi Đông Bắc sẽ trở thành vùng núi lạnh nhất nước ta, có một mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.

– Mặt khác, ở vùng núi Tây Bắc do dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tràn về, nên ở vùng núi Tây Bắc cũng có một mùa đông lạnh nhưng lại đến muộn hơn và kết thúc sớm hơn vùng núi Đông Bắc. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, mùa đông lạnh của vùng núi Tây Bắc chủ yếu là độ cao của địa hình, và cảnh sắc thiên nhiên ở đây mang tính chất ôn đới. Phần khu vực phía nam của vùng núi Tây Bắc cảnh sắc thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới gió mùa đặc trưng.

Trên đây là một số vấn đề liên quan trả lời cho câu hỏi Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm nào?. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập.

Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc các bạn học tập thật tốt. Xin cảm ơn.

2. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông - Tâya. Nguyên nhân- Do đặc điểm địa hình- Do hướng gió nhân nào dẫn đến sựNguyênphân hóa thiên nhiên nước tatheo chiều Đông - Tây? 2. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông - Tâyb. Biểu hiệnVùngTHẢO LUẬN NHÓMĐặc điểm của thiên nhiênDựa vào bản đồ Địa lý tự nhiên, Atlat Địa lý Việt Nam,SGK và các hình ảnh sau, hãy tìm hiểu sự phân hóaVùng biển và TLĐ chiều Đông – Tây và hoàn thànhthiên nhiên theophiếu học tậpĐồng bằng venbiểnVùng đồi núi Rút ra mối quan hệ giữa vùng biển, thềm lục địa, vùngđồng bằng và vùng đồi núi b. Biểu hiệnVùngĐặc điểm của thiên nhiênVùng - Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùngbiển biển nhiệt đới gió mùavà- Độ nông – sâu, rộng – hẹp của TLĐ có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, đồiTLĐnúi, thay đổi theo từng đoạn bờ biển- ĐB Bắc Bộ và Nam BộĐồng + mở rộng với các bãi chiều thấp bằng phẳng, thềm lục địa rộng nôngbằng + Phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi- ĐB ven biển miền Trungvenbiển + Hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu,TLĐ thu hẹp+ Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn, cồn cát, đầm phá+ Thiên nhiên khắc nghiệt nhưng giàu tiềm năng du lịch, thuận lợi cho phát triểnkinh tế biểnPhân hóa rất phức tạpVùng - Giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắcđồi+ Vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa,núi+ Vùng núi Tây Bắc: Phía nam Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới giómùa, vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan ôn đới- Đông Trường Sơn và tây Trường Sơn+ ĐTS là mùa mưa[ mưa vào thu đông], TTS [Tây nguyên] là mùa khô+ TTS là mùa mưa, ĐTS chịu tác động của gió Tây khô nóng MỐIQUANHỆNơi có đồng bằng châu thổ mởrộng với các bãi triều thấpphẳng, đồi núi thấp lùi xa vàođất liền, thềm lục địa nông,thoải và mở rộng.Những nơi đồng bằng nhỏ, hẹpngang, đồi núi lan ra sát biển,thềm lục địa hẹp, dốc, vùngbiển sâu VÙNG BIỂN VÀTHỀM LỤC ĐỊAĐỒNG BẰNG VEN BIỂNVÙNG ĐỒI NÚISA PAHÀ GIANGĐÔNG TRƯỜNG SƠNThuyền đánh cáKhai thác dầu khíĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGTÂY NGUYÊN CỦNG CỐCâu 1: Ghi chữ Đ vào trước những câu đúng, chữ S vào trướcnhững câu sai:ĐA. Vùng Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm.s B. Khí hậu Tây Nguyên khô hạn gay gắt vào mùa hạ.ĐC. Sườn đông dãy núi Trường Sơn mưa nhiều vào thu đông.SD. Phần lãnh thổ phía Bắc của dãy Bạch Mã có khí cận xích đạogió mùa Câu II: Dựa vào bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của 3 địa điểm Hà Nội,Huế và TP Hồ Chí Minh dưới đây hãy trả lời các câu hỏi sau:Nhiệt độ [ 0 C]Lượng mưa [mm]Nhiệt độtháng 1Nhiệt độtháng 7Nhiệt độTB nămLượngmưatháng 1Lượngmưatháng 7Lượngmưa cảnămHà Nội[ 210 01’B]16.428.923.518.6288.21676Huế[160 24’ B]19.729.425.1161.395.32868Thành phốHồ Chí Minh25.827.127.113.8293.71931Địa điểm[ 10047’ B]1, Nhiệt độ TB năm từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh có xu2. Tổng lượng mưa cả năm từ Hà Nội đến Huế vào có xu hướng tăng dần doảnh hưởng của :hướng:a, sự tăng dần vĩ độa, tăng dầnb, sự tăng dần lượng bức xạ Mặt trờib, giảm dầnc, sự hơn kém kinh độgiảm dần về phía TP. Hồ Chí Minhc, tăng dần đến Huế,d, vị trí gần, xa biển tăng dần về TP. Hồ Chí Minhd, giảm dần đến Huế, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ- Học bài và làm bài tập số 1 SGK trang 50- Đọc trước bài 12 “ Thiên nhiên phân hóa đa dạng[ phần Thiên nhiên phân hóa theo độ cao]

Video liên quan

Chủ Đề