Vì sao phải tự giác làm việc ở trường

Giáo án môn Đạo đức lớp 1 Bài 6 Em tự giác làm việc của mình giúp các em học sinh nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường và giải thích được vì sao phải tự giác làm việc của mình… Đồng thời, giáo án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên lớp 1 trong quá trình giảng dạy môn Đạo đức.

KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC (CÁNH DIỀU)

Bài 6. EM TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

          Học xong bài ày, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

          – Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường.

          – Giải thích được vì sao phải tự giác làm việc của mình.

          – Tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

          – SGK Đạo đức 1

          – Một số đạo cụ để đóng vai.

          – Giẻ lau bảng, chổi, ki hốt rác.

          – Mẫu “Giỏ việc tốt”

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

KHỞI ĐỘNG

– Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhìn hành động, đoán việc làm”

– HD cách chơi luật chơi

– Nhận xét, giới thiệu bài

KHÁM PHÁ

HĐ 1. Tìm hiểu những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường

a) Mục tiêu: HS nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà, ở trường

b) Cách tiến hành

– Yêu cầu HS quan sát tranh mục a trang 30 và nêu những việc các bạn trong tranh đang làm.

– Gọi HS mô tả việc mà các bạn trong tranh đang thực hiện

– Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Theo em các bạn trong tranh cảm thấy như thế nào sau khi tự giác làm việc của mình?

+ Em nên tự giác làm những việc nào?

+ Vì sao em nên tự giác làm việc của của mình?

– Kết luận

HĐ 2. Tìm hiểu các cách để làm tốt việc của mình

a) Mục tiêu: HS nêu được các cách để tự làm tốt việc của mình ở trường và ở lớp

b) Cách tiến hành

– Yêu cầu HS quan sát tranh mục b (SGK) trang 31 và nêu một số cách làm tốt việc của mình

– Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mở rộng:

+ Ngoài những cách làm trên, còn có những cách nào khác để làm tốt việc của mình?

+ Em đã thực hiện được một trong những cách nào đã nêu chưa? Nếu có, hãy kể lại cách mà em đã chọn để làm tốt việc của mình ở nhà và ở trường

– Kết luận

LUYỆN TẬP

HĐ 1. Đóng vai xử lí tình huống

a) Mục tiêu:

– HS có kĩ năng ứng xử phù hợp để tự giác làm việc của mình trong một số tình huống cụ thể

– HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề b) Cách tiến hành

– Yêu cầu HS xem tranh tình huống ở mục a SGK trang 31, 32 và nêu nội dung tình huống trong mỗi tranh

– Mời HS nêu nội dung của mỗi tình huống

– GV mô tả tình huống

+ Tình huống 1:

+ Tình huống 2:

– Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai một tình huống theo câu hỏi: Nếu em là bạn trong mỗi tình huống, em sẽ làm gì?

+ Tình huống 1: Nhóm 1, 2, 3

+ Tình huống 2: Nhóm 4, 5, 6

– Thảo luận sau mỗi tình huống đóng vai:

+ Theo em cách ứng xử của bạn trong tình huống phù hợp hay chưa phù hợp?

+ Em có cách ứng xử nào khác không?

– Định hướng cách giải quyết:

+ TH 1: Em nên từ chối lời đề nghị của Việt và khuyên Việt nên tự làm bài tập của mình, không nên nhờ người khác làm hộ.

+ TH 2: Em nên khuyên Hạnh nên tự quét nhà trước rồi mới xem ti vi.

HĐ 2. Tự liên hệ

a) Mục tiêu: HS kể lại được những việc đã tự giác làm ở nhà và ở trường

b)  Cách tiến hành

– Yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm các câu hỏi:

+ Em hãy kể cho các bạn nghe về những việc em đã tự giác làm?

+ Em cảm thấy như thế nào khi tự giác làm việc của mình?

+ Em đẫ tự chăm sóc bản thân như thế nào?

– Mời HS chia sẻ trước lớp

– Tuyên dương, động viên các em đã tự giác làm được nhiều việc ở nhà và ở trường

HĐ 3. Thực hành

a) Mục tiêu: HS thực hiện được một số việc làm để lớp học sạch đẹp

b) Cách tiến hành

– Giao nhiệm vụ: Sắp xép bàn ghế, lau bảng, sắp xếp khu vực tủ sách của lớp (dựa vào thực tế của lớp để tổ chức cho HS thực hành cho phù hợp)

– GV quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh các thao tác, hành động của HS, đảm bảo VS cá nhân

– HD HS bình chọn, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm

VẬN DỤNG

1 Vận dụng trong giờ hoc:

– Giao nhiệm vụ cho nhóm HS: xây dựng kế hoạch chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp

– HS thảo luận phân công nhiệm vụ, thời gian thực hiện, cách tiến hành,… chăm sóc bồn hoa, cây cảnh

2. Vận dụng sau giờ học:

– Yêu cầu HS thực hiện những việc cần tự giác làm trong học tập, sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường

– HS thực hiện nhiệm vụ

+ Cùng bạn chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của lớp

+ Hằng ngày tự giác làm việc của mình ở nhà và ở trường: học tập, trực nhật lớp, làm việc nhà phù hợp với khả năng

+ Nhắc nhở bạn tự giác làm việc của mình

– HD HS tự đánh giá bằng cách: Thả chiếc lá hoặc cành hoa vào “Giỏ việc tốt”

– Yêu cầu HS nhắc lại nhiệm vụ

TỔNG KẾT BÀI HỌC

(?) Em rút ra được điều gì sau học bài này?

– GV tóm tắt nội dung của bài học

– HD HS đọc lời khuyên SGK/33

– Nhận xét tiết học

– Lắng nghe

– Tham gia trò chơi

– Làm việc cá nhân

– Trình bày

– Nhóm đôi

– Xung phong trả lời

– Quan sát theo nhóm 4 HS

– Các nhóm trình bày

– Làm việc theo nhóm đôi

– Đại diện các nhóm trình bày

– Các nhóm khác trao đổi, bổ sung

– Trả lời

– Làn việc nhóm đôi

– Lắng nghe

– Thảo luận theo nhóm (6 nhóm)

– Đại diện các nhóm lên đóng vai thể hiện cách ứng xử

– HS trình bày ý kiến

– Chia sẻ theo nhóm đôi

– Xung phong trình bày

– HS thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công

– Nhận xét

– Lắng nghe

– Thảo lận nhóm 4

– Lắng nghe

– 2 HS

– 2 HS

– Đọc ĐT

>> Xem thêm: Bài 5 Chăm sóc bản thân khi bị ốm – Đạo Đức 1 (Cánh Diều)

Theo em, học sinh có cần chuẩn bị, rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo không ? Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập như thế nào ?

Hãy nêu những ví dụ biểu hiện lao động tự giác và sáng tạo (hoặc lao động thiếu tự giác, thiếu sáng tạo) trong xã hội mà em biết.

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Trả lời Gợi ý Bài 11 trang 28 sgk GDCD 8

Trả lời:

– Lao động tự giác:

+ Chủ động khi làm việc;

+ Không đợi ai nhắc nhở;

+ Không bị ai bắt buộc hoặc áp lực;

– Lao động sáng tạo:

+ Luôn tìm tòi suy nghĩ, cải tiến;

+ Phát hiện cái mới, hiện đại các quy trình trong lao động;

+ Tiết kiệm (thời gian, vật liệu…) tạo năng suất cao, chất lượng hiệu quả.

Trả lời:

Cần lao động tự giác và sáng tạo vì chúng ta đang sống trong thời đại khoa học và kĩ thuật phát triển, được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống và trong sản xuất xã hội. Không tự giác, sáng tạo trong học tập thì không thể tiếp cận với sự phát triển của nhân loại.

Trả lời:

Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo.

Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập:

– Thực hiện tốt nhiệm vụ, nội quy, kế hoạch học tập, rèn luyện của người học sinh để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt.

– Tự giác học, làm bài, đọc thêm tài liệu, không đợi ai nhắc nhở, đốn đốc.

– Nhiệt tình tham gia các công việc ở nhà, ở trường, ở cộng đồng theo sự phân công của tổ chức.

– Có suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập, lao động với mong muốn làm tốt hơn công việc đã nhận.

– Biết trao đổi kinh nghiệm với người khác, trước hết Ịà bạn bè để cùng tiến bộ.

– Có thái độ nghiêm khắc, quyết tâm sửa chữa lối sống tự do cá nhân, thiếu trách nhiệm, cẩu thả, ngại khó, sống buông thả, lười suy nghĩ, uể oải trong học tập, lao động…

Trả lời Gợi ý Bài 11 trang 29 sgk GDCD 8

Trả lời:

– Thái độ lao động trước đây của người thợ mộc:

+ Tận tuỵ;

+ Tự giác;

+ Thực hiện nghiêm túc quy trình kĩ thuật sản xuất;

+ Thành quả lao động hoàn hảo, ông được mọi người rất kính trọng.

– Thái độ lao động khi làm ngôi nhà cuối cùng:

+ Không dành hết tâm trí cho công việc;

+ Bỏ qua những quy định cơ bản của kĩ thuật lao động nghề nghiệp;

+ Làm việc với đôi bàn tay mệt mỏi, không còn khéo léo;

+ Sử dụng vật liệu cẩu thả;

+ Mọi quy trình kĩ thuật không đảm bảo.

Trả lời:

– Ông phải hổ thẹn với những việc làm của mình.

– Ông phải sống trong ngôi nhà không hoàn hảo do chính mình làm.

Lời giải:

– Những biểu hiện lao động tự giác là sáng tạo:

     + Tự giác học tập, làm bài tập.

     + Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường.

     + Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.

     + Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.

     + Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm.

– Những biểu hiện không tự giác, thiếu sáng tạo:

     + Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.

     + Ngại khó, ngại khổ.

     + Lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ.

     + Thiếu trách nhiệm với bản thân xã hội, gia đình.

Lời giải:

Thiếu tự giác trong học tập sẽ đem lại kết quả học tập kém, sống ỷ lại vào bố mẹ, bản thân sẽ trỏ thành con người lười biếng, cẩu thả, tuỳ tiện. Mọi người sẽ không tôn trọng, uy tín cá nhân giảm sút.

Lời giải:

Học tập thiếu sáng tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng học tập sẽ không được nâng cao. Bản thân không thể hoàn thiện và phát triển được phẩm chất và năng lực cá nhân của mình.

Em có đồng ý với quan điểm đó không ? Tại sao ?

Lời giải:

Em không đồng ý với quan điểm đó; vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.