Vì sao phải cần

Vì sao phải cần
Câu hỏi này tưởng chừng “xưa như trái đất” và ai cũng có thể trả lời được nhưng với nhiều người, ở mỗi thế hệ, mỗi thời đại người ta vẫn đau đáu về cái sự học này.

Sẽ có rất nhiều người băn khoăn, tại sao chúng ta phải đi học?

Chúng ta đi học để làm gì? 

Những kiến thức ở nhà trường có phải lúc nào cũng dùng đến đâu?

Có nhiều người có học hành gì đâu tại sao người ta vẫn giàu có và thành đạt?

Hãy thử hỏi cha mẹ những câu như vậy, và câu trả lời thường là:

  • Không đi học thì con làm được trò trống gì.
  • Hay sao mày lại có những suy nghĩ vớ vẩn như thế, trẻ thì phải lo mà học đi không suy nghĩ linh tinh.
  • Không đi học thì ở nhà làm ruộng nhé.
  • Đi học sau này cố gắng đi làm để có một cuộc sống ổn định.
  • Hay học để xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, sánh vai cùng cường quốc năm châu (xa vời quá).

Thường là những câu trả lời như vậy khiến ta không phục nhưng mà rốt cục lại ta vẫn phải đi học. Và trong đầu thi thoảng vẫn lăn tăn. Mình đi học làm cái gì nhỉ? Những cái bằng tốt nghiệp có ý nghĩa gì đối với cuộc đời mình? Trong khi thời buổi này bằng cũng cần thật, nhưng người ta cũng bắt đầu cần đến năng lực thật sự không quá coi trọng bằng cấp.

Vậy tại sao người ta vẫn phải đi học?

- Học để làm người:

Trẻ em là một trang giấy trắng. Những gì được tô vẽ lên đó là những điều trẻ sẽ thể hiện khi trưởng thành. Trẻ được tô vẽ bởi những nét vẽ xấu, nguệch ngoạc thì sẽ phát triển sai hướng. Trẻ được tô vẽ cẩn thận, được uốn nắn từng nét chữ thì sẽ thành người có nhân cách, có ích cho xã hội.

Mỗi chúng ta trước hết học để làm Người, loại bỏ đi phần Con trong bản chất và hướng đến một nhân cách tốt hơn. Học để biết cách đối nhân xử thế, để sống giữa cộng đồng mà không cảm thấy lạc lõng, không đơn lẻ và tạo được dấu ấn đẹp – đấy mới chính là mục đích sống. Cổ nhân cũng từng dạy “nhân bất học, bất tri lý”, học để biết đúng sai, học để biết điều hơn lẽ phải trong cuộc sống. Học để làm người, một người có ích cho xã hội.

- Học để thưởng thức cuộc sống:

Cho dù với mục đích nào thì trước tiên việc học cũng nhằm phục vụ cuộc sống của cá nhân mình, gia đình và lớn hơn là xã hội. Cứ cho là học để biết, để có nhiều tri thức làm cho cuộc sống của mình phong phú hơn, rộng lớn hơn và có ý nghĩa hơn. Hay học để làm việc thì cũng là phục vụ cho cuộc sống của mình rồi mới đến xã hội. Như vậy việc học cho dù với động cơ nào thì cũng nhằm làm đẹp hơn lên cho cuộc sống.

- Học để nâng tầm giá trị bản thân:

Bạn có thể chọn cách sống mờ nhạt giữa hàng vạn người và chấp nhận mình là một người bình thường không có gì nổi bật. Tuy nhiên bạn cũng có thể chọn cho mình một cuộc sống sôi động, khẳng định bản thân, khẳng định giá trị riêng và được người đời chú ý bởi những giá trị mà bạn mang lại cho cuộc sống này. Điều này tùy thuộc hoàn toàn vào con người bạn. Không ai có quyền áp đặt cuộc sống của bạn. Bạn hoàn toàn tự lựa chọn con đường đi riêng cho mình. Chỉ bằng cách học, học nữa, học mãi bạn mới có thể khẳng định được bản thân giữa hàng vạn hàng triệu người.

- Học để tự lập, để thành công:

Những tham vọng của con người là vô hạn. Hãy tham vọng về một cuộc sống tươi đẹp, tự do mua sắm, tự do du lịch, khám phá thế giới, làm từ thiện … và ghi danh mình vào danh sách những triệu phú, những tỉ phú của thế giới … bằng cách trang bị cho mình những kiến thức vững chắc từ hôm nay.

- Học để biết rằng ta phải học rất nhiều:

Học dưới mái trường xong cũng mới chỉ là sự khởi đầu của quá trình học tập, tất cả các vấn đề chỉ mới ở dạng gợi mở. Chúng ta còn phải cố gắng trong suốt cả cuộc đời. Có những kiến thức ngày nay chúng ta có được như một sự tất nhiên thì đã có người vì nó mà hi sinh cả tính mạng của mình. Hãy trân trọng những kiến thức đó. Hãy cố gắng học thật nhiều để biết rằng ta vẫn là con ếch ngồi trong đáy giếng, trừ khi bạn chấp nhận ngồi trong đáy giếng như con êch và không bao giờ đi ra ngoài.

Hi vọng với bài viết này sẽ có thể giải đáp khúc mắc cho câu hỏi "Tại sao phải học?" mà các bạn đang băn khoăn. Chúc bạn có một ngày mới vui vẻ!

----------------

Tham khảo thêm chương trình học cho học sinh lớp 1 -> 11: "Tự tin chinh phục điểm 9-10"

Vì sao phải cần

TRUNG BÌNH CHỈ 5K/NGÀY/KHOÁ HỌC
CON TỰ HỌC TẠI NHÀ - BỨT PHÁ ĐIỂM SỐ

Vì sao phải cần
  

Hòa bình là điều thiêng liêng, quý giá mà phải đánh đổi bằng hàng triệu mạng sống của các chiến sĩ để có được hòa bình. Hòa bình hôm nay được xây dựng trên máu xương của các thế hệ đi trước. Vì sao phải bảo vệ hòa bình?

Hòa bình là gì?

Hòa bình là khái niệm có ý nghĩa về tình bạn và sự hòa hợp xã hội, nó sử dụng để miêu tả tình trạng không có sự thù địch, bạo lực.

Trong một xã hội hòa bình tức là không có xung đột và không có sự sợ hãi giữa các cá nhân hoặc một nhóm người nào đó.

Trong suốt lịch sử, các nhà lãnh đạo luôn gìn giữ và bảo vệ hòa bình nhằm giúp tăng trưởng kinh tế thông qua các hình thức thỏa thuận hoặc  qua những hiệp ước về hòa bình.

Từ đó sẽ hạn chế được những vấn đề như giảm xung đột, tăng cường tương tác kinh tế và tạo ra sự thịnh vượng cho đất nước.

Vì sao phải cần

Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình?

Nội dung trên đã giải thích được khái nhiệm hòa bình là gì, vậy Vì sao phải bảo vệ hòa bình?

Đất nước hiện nay đã có được sự hòa bình bởi sự hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước. Hòa bình ngày hôm nay chúng ta có được là sự đánh đổi của máu và nước mắt. Biết bao nhiêu thế hệ cha anh đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc vì những sự bóc lột, áp bức của quân địch đối với người dân nước ta.

Cũng chính vì vậy lòng yêu nước đã thôi thúc Bác Hồ-người con miền Trung với hai bàn tay trắng ra nước ngoài để học hỏi, trau dồi bản thân và tìm đường cứu nước.

Hay những vị anh hùng, bà mẹ anh hùng sẵn sàng đưa con đi chống giặc trong sự hy sinh thầm lặng…Có thể nói chiến tranh đã lấy của chúng ta rất nhiều thứ. Đó là tình yêu, là tuổi trẻ, là máu và nước mắt. Nhưng cũng chính trong chiến tranh, con người ta mới càng khát khao hơn được sống trong cảnh hòa bình.

Với nền hòa bình đã giúp con người ngày nay có được cuộc sống giống như mong muốn. Thật sự ý nghĩa của hòa bình đối với cuộc sống nhân loại là điều không bao giờ phủ nhận được hoặc có thể nêu hết được.

– Hòa bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội.

– Chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình để ngăn chặn chiến tranh. Tất cả mọi người không ai mong muốn sẽ có chiến tranh xảy ra. Việc chiến tranh diễn ra sẽ mất đoàn kết giữa các nước, phá hoại đất nước, hao tổn nền kinh tế, phá hỏng nhà cửa, của cải, vật chất.

Ngoài ra, khi đã có chiến tranh thì những người nông dân phải hy sinh vô tội bởi vì bất kể ai được sinh ra đều có quyền được sống và bảo vệ mạng sống của chính mình.

– Bảo vệ hòa bình chính là bảo vệ cuộc sống của không chỉ chúng ta mà còn của con cháu chúng ta đời đời về sau.

Giá trị của hòa bình không có gì có thể đánh đổi được, có hòa bình chúng ta mới có thể phát triển mọi mặt, mọi sự phát triển đều được đặt trên nền tảng của hòa bình.

– Hiện nay chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn đang xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Nếu không cảnh giác và kiên quyết ngăn chặn thì nhiều quốc gia, dân tộc trong đó có nước ta sẽ rơi vào vòng xoáy của chiến tranh.

Biểu tượng của hòa bình là gì?

Biểu tượng của hòa bình là chim bồ câu. Con chim bồ câu là biểu tượng cho sự hòa bình, yên vui và hạnh phúc. Hình tượng chim bồ câu chỉ mới chính thức trở thành biểu tượng hòa bình sau Chiến tranh thế giới II.

Lí do chim bồ câu trở thành biểu tượng của hòa bình là:

Chuyện con chim bồ câu và nhành ôliu báo trước cuộc sống hòa bình trong Kinh Thánh đã được phổ biến ra toàn thế giới. Đến những năm 30 của thế kỉ XVII, ở châu Âu nổ ra một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm, làm cho châu Âu, đặc biệt là nhân dân Đức chìm trong đau thương mất mát.

Thời bấy giờ, tại một số thành thị ờ nước Đức, lưu hành một thứ khăn kỉ niệm, trên vẽ con chim bồ câu ngậm nhành ôliu, phản ánh nguyện vọng mong chờ hòa bình của nhân dân, vì thế con chim bồ câu và nhành ôliu đã trở thành vật tượng trưng cho hòa bình.

Sau cuộc Chiến tranh thế giới II, họa sĩ lừng danh Picasso đã vẽ một bức tranh con chim bồ câu trắng đang bay, gửi tặng Đại hội Hòa Bình toàn thế giới, người ta gọi con chim bồ câu này là Chim bồ câu hòa bình.

Học sinh cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước và yêu hòa bình?

Để thể hiện lòng yêu nước, yêu hòa bình thì mỗi học sinh cần phải:

– Chăm chỉ học tập, học thật tốt để xứng đáng là một học trò chăm ngoan học giỏi;

– Phải đoàn kết, hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh;

– Trở thành những công dân có ích cho xã hội, cho đất nước;

– Phải bảo vệ chủ quyền đất nước, dân tộc;

– Kiên quyết chống đối lại những lực lượng có hành vi xấu liên quan đến chiến tranh;

– Tham gia tích cực những cuộc vận động hưởng ứng liên quan đến hòa bình và xua đuổi chiến tranh;

– Tố giác, báo cáo những trường hợp có hành vi xấu;

– Thường xuyên giúp đỡ người khác, trung thực và chân thành;

– Không ngừng cống hiến cho đất nước.

– Tự giác thực hiện những chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương

– Lựa chọn cho bản thân một công việc phù hợp với bản thân và cống hiến hết mình vì công việc.