Vì sao lại có lễ hội halloween

Halloween được biết đến là một trong những lễ hội lớn hàng năm ở các nước phương Tây và thế giới. Hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa ngày Halloween này nhé.

Halloween là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa?

  • Định nghĩa
  • Nguồn gốc
  • Ý nghĩa

Halloween là một lễ hội truyền thống lớn được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, trước ngày Lễ Các Thánh của đạo Kitô giáo.

Halloween chính là một ngày lễ được tổ chức để đánh dấu sự kết thúc của vụ mùa thu hoạch và bắt đầu mùa đông lạnh giá, nhằm tưởng nhớ những người quá cố, gồm các vị thánh, các vị tử đạo và tất cả những người thân đã qua đời.

Halloween có tên gốc gọi là All Hallows' Eve. Trong đó, "Hallow" là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là "thánh", còn trong tiếng Scotland, từ "eve" chính là even [chiều tối] trong tiếng Anh, từ này cũng được viết ngắn gọn thành e'en hay een.

Trải qua nhiều thế kỷ, All Hallows' Eve dần trở thành Halloween và là tên gọi chính thức được nhiều người biết đến trên toàn thế giới.

Ngày nay, lễ hội Halloween thường được tổ chức rộng rãi trên khắp thế giới, quy mô lớn hay nhỏ tùy theo mỗi quốc gia. Các biểu tượng đặc trưng cho lễ hội này là những trái bí ngô đèn lồng, hình ảnh phù thủy ma mị, trái táo độc, những con ma quỷ máu me, ghê rợn hay những con vật báo hiệu cho cái chết như cú mèo, dơi,...

Trong ngày Halloween này, mọi người thường hóa trang thành những nhân vật ma quái, xuất hiện cùng nhau dưới ánh trăng, tham dự các bữa tiệc được trang trí rùng rợn.

Nguồn gốc xuất xứ ngày Halloween

Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt [còn gọi là người Xen - tơ], một dân tộc sống cách đây hơn 2000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ireland và miền Bắc nước Pháp.

Dân tộc Celt bắt đầu năm mới của họ vào ngày 1 tháng 11 theo Dương lịch. Vào đêm trước năm mới, họ đã cử hành một lể hội có tên là Samhain. Lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm và thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết chóc của loài người.

Người Celt tin rằng vào đêm trước năm mới, ranh giới giữa thế giới của người sống và người chết trở nên mờ nhạt, các linh hồn người chết có thể quay trở lại trần gian nên họ thường đốt lửa cháy sáng và mặc những trang phục để xua đuổi tà ma hay đón người thân "về nhà" trong đêm lễ hội này.

Vào thế kỷ thứ Tám, Giáo hoàng Gregory III đã chỉ định ngày 1 tháng 11 là thời điểm để tôn vinh tất cả các vị thánh. Chẳng bao lâu sau, ngày Lễ Các Thánh kết hợp một số truyền thống của lễ hội Samhain cổ đại cho nên lễ hội buổi tối trước đó được đặt lại với cái tên là All Hallows's Eve và ngày nay là Halloween.

Halloween đến Mỹ do những người di dân đầu tiên, đa số từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì lý do tín ngưỡng bị giới hạn, các tôn giáo lớn đưa ra giới luật tương đối chặt chẽ, nên việc cử hành lễ hội Halloween chưa được phổ cập trong dân chúng.

Mãi đến những năm 1800, Halloween mới được nhiều người biết đến và hưởng ứng.

Ý nghĩa ngày Halloween

Halloween được tổ chức đầu tiên vào đêm trước ngày Lễ Các Thánh [1 - 11] và kết thúc là ngày Lễ Linh Hồn [2 - 11].

Đây là 3 ngày liên tiếp nhau và được tổ chức với một ý nghĩa là nhằm tôn vinh các vị thánh đã hoặc chưa được lên Thiên Đàng, trong đó có nữ thần mùa màng của người Celt cổ đại.

Bên cạnh đó, ngày này còn mang ý nghĩa tưởng nhớ những người thân đã mất. Trong ngày lễ Halloween, các linh hồn người đã chết sẽ được phép về thăm gia đình. Công giáo La Mã cho rằng, những lời cầu nguyện trên trần thế sẽ giúp những linh hồn tẩy rửa được tội lỗi và sớm được về với chúa.

Đậy chính là những yếu tố khiến cho lễ hội Halloween thường hay gắn liền với các hình tượng như phù thủy, ma quỷ, tiên nữ,...

Ngoài ra, Halloween gắn liền với một truyền thuyết của người Ireland, kể về một chàng thiếu niên có tên là Jack. Jack đã chết nhưng linh hồn không được lên Thiên Đàng vì lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể xuống Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh.

Thấy Jack khổ sở, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và đưa cho Jack để sưởi ấm trên đường đi. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngô và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của mình.

Đây cũng là lí do vì sao bí ngô trở thành biểu tượng chính cho ngày Halloween.

Qua truyền thuyết này cũng giúp ta hiểu được một phần ý nghĩa của ngày Halloween đó là muốn nhắn nhủ với những người còn sống rằng: "Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt/ Phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn".

Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái của tuổi trẻ tạo ra có khi làm hại đến xã hội... Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.

Vào ngày này, mọi người thường đốt lửa thật sáng để xua đuổi ma quỷ và hóa trang thành ma quỷ với hình tượng ghê rợn để "hòa nhập" và tránh bị nhận ra bởi những con ma quỷ đang hiện diện.

Do lễ hội Halloween thường được tổ chức vào 31/10 hàng năm nên Halloween 2021 sẽ rơi vào Chủ nhật ngày 31 tháng 10 năm 2021.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Lễ hội Halloween được tổ chức hàng năm và phổ biến trên toàn thế giới? Nhưng vì sao lại có ngày Halloween? Ý nghĩa thực sự sau những màn hóa trang là gì?

 

Halloween được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 mỗi năm trên nhiều quốc gia. Và năm 2020, lễ hội Halloween sẽ diễn ra vào Thứ Bảy.

Truyền thống của Halloween được cho là bắt nguồn từ lễ hội Samhain của người Celt cổ xưa. Vào thế kỷ thứ VIII, giáo hoàng Gregory III đã chỉ định ngày 1 tháng 11 là thời điểm để tôn vinh các vị thánh gọi là ngày Các Thánh. Và đêm trước đó là All Hallows’Eve.

Mặc dù mối liên hệ trực tiếp giữa All Hallows'Eve và Samhain chưa bao giờ được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều học giả tin rằng, chúng gần nhau trên lịch nên có sự ảnh hưởng nhất định. Tên cuối cùng được rút ngắn cho ngày 31 tháng 10 cho đến ngày nay chính là Halloween.

Theo thời gian, Halloween phát triển thành một ngày của các hoạt động như hóa trang, khắc bí ngô, đốt lửa, tụ tập và ăn uống…

Vì sao lại có ngày Halloween?

 

- Nguồn gốc Gaelic và xứ Wales

Theo quan niệm phổ biến nhất, truyền thống Halloween được cho là bắt nguồn từ các phong tục và tín điều dân gian của các quốc gia nói tiếng Celt. 

Halloween rơi vào ngày 31 tháng 10 gắn liền với lễ hội của thu hoạch của người Celt có tên là Samhain như đã nói.

Ngày này đánh dấu sự kết thúc của mùa hè, mùa màng và bắt đầu một mùa đông lạnh giá, tăm tối. Đây cũng là thời điểm gắn với cái chết của con người theo quan niệm của người dân.

Người Celt tin rằng vào đêm trước mùa mới, ranh giới giữa thế giới của người sống và người chết trở nên mờ nhạt. Chính vì vậy, vào đêm 31/10 họ tổ chức lễ cho những hồn ma của người đã chết trở lại với trái đất.

Ngoài việc gây rắc rối và làm hư hại mùa màng, người dân vùng này còn cho rằng sự hiện diện của các linh hồn ở thế giới khác có thể khiến các tu sĩ hay các linh mục Celtic dễ dàng đưa ra dự đoán về tương lai. Đối với một dân tộc hoàn toàn phụ thuộc vào thế giới tự nhiên đầy biến động, những lời tiên tri này cực kỳ quan trọng đối với họ.

Để tổ chức nghi lễ này, các tu sĩ đã xây dựng những đống lửa thiêng khổng lồ. Đây cũng chính là ngọn lửa đốt vật hiến tế [cây trồng hoặc vật nuôi] cho các vị thần Celtic. Trong lúc tiến hành, người Celt mặc trang phục làm từ da và thường mang đầu động vật. 

Khi nghi lễ kết thúc, họ đốt lại những ngọn lửa đã dập tắt vào tối hôm trước. Ý nghĩa của việc này nằm ở quan niệm lửa thiêng liêng sẽ giúp bảo vệ cuộc sống của họ trong mùa đông sắp tới.

[Products:6139,6137]

- Nguồn gốc Kitô giáo

Một số người cho rằng phong tục gắn liền với Halloween bắt nguồn từ các tín điều và tập quán của Cơ đốc giáo.

Halloween đánh dấu sự bắt đầu của lễ kỷ niệm 3 ngày Allhallowtide bao gồm: tối All Hallows'Eve [31/10], Ngày Các Thánh [1/11] và Ngày của các linh hồn [2/11].

Trong lễ Allhallowtide, các vị thánh được tổ chức để cầu nguyện cho những linh hồn vừa mới ra đi, chưa đến được thiên đàng. 

Truyền thống lễ hội Halloween

 

- Biểu tượng

Chúng ta có nhiều độ tạo tác và biểu tượng khác nhau đi kèm với lễ kỷ niệm Halloween. Một trong số này, tiêu biểu nhất là đèn lồng Jack-o, củ cải, ma quái, bộ xương, quỷ dữ, dơi, mèo đen…

Tất cả những biểu tượng này thể hiện mối liên hệ được cho là tồn tại giữa thế giới vật chất và tâm linh, giữa người sống và người chết.

Ví dụ như dơi, khi người Celt đốt lửa, họ sẽ thu hút bọ và bọ lại quyến rũ dơi. Trong nhiều năm sau đó, các câu chuyện dân gian được truyền lại rằng dơi là điểm báo của cái chết và sự diệt vong. 

Thần thoại Nova Scotian lưu ý rằng nếu một con dơi xuất hiện trong nhà, một người đàn ông sẽ chết. Còn nếu nó bay xung quanh, một người phụ nữ trong gia đình sẽ thiệt mạng.

Một số biểu tượng phổ biến khác gồm có pháp sư và phù thủy - những người được cho là đại diện liên kết giữa các thế giới khác nhau. Họ cũng là người sở hữu sức mạnh triệu hồi thế giới linh hồn.

- Món ăn

Trong Cơ đốc giáo phương Tây, mọi người được khuyến khích kiêng thịt và ăn chay trong suốt đêm Halloween. Vì thế, người dân ở Bắc Bán Cầu yêu thích táo nhúng trong đường chảy và đôi khi thêm các loại hạt. 

Ở Ireland, món ăn truyền thống điển hình là bánh trái cây, còn được gọi là Barmbrack.

Ngày nay, các loại thực phẩm khác có liên quan đến ngày lễ Halloween bao gồm: táo caramen, bánh linh hồn, ngô caramel, kẹo, kẹo táo, kẹo bí ngô…

- Trick - or - treat

Trick - or - treat trở nên phổ biến đến mức chóng mặt ở những năm 1950 - khi mà Halloween trở thành một sự kiện quốc gia thực sự ở Mỹ.  Trò chơi này được hầu hết các trẻ em yêu thích trong lễ hội Halloween.

Nói chung, bọn trẻ sẽ mặc trang phục ma quỷ và đi tới từng nhà để yêu cầu đồ ăn, bánh kẹo, thậm chí là tiền bạc.

Truyền thống này có lịch sử bắt nguồn từ thời trung cổ. Tại thời điểm đó, nướng và chia sẻ bánh linh hồn thường được thực hiện trong các nhà thờ Thiên chúa giáo. Ví dụ như ở Anh từ trung cổ đến những năm 1930, những người theo đạo Thiên chúa giáo thường đi từ giáo xứ này sang giáo xứ khác để xin người giàu có bánh linh hồn. Đổi lại, họ sẽ gửi một lời cầu nguyện tốt đẹp. 

Ngoài Anh, thì Đức và Áo từ đầu thế kỷ 15, phong tục này cũng bắt đầu phổ biến.

Ở Ireland lại hơi khác một chút, Halloween với họ dường như vẫn gắn liền với những người chết lang thang. Người dân ở đây đặt ra những món quà là thực phẩm để làm hài lòng các linh hồn. Dần dần, mọi người sẽ mặc những bộ trang phục đáng sợ để lấy những đồ ăn này. Hình thức ngụy trang này được gọi là “mumming” - tương tự như Trick - or - treat.

- Trang phục

Trang phục liên quan đến lễ hội Halloween thường được lấy cảm hứng từ thế giới siêu nhiên như: ma cà rồng, quái vật, hồn ma, phù thủy, bộ xương…

Tuy nhiên, đi kèm với sự phổ biến của lễ hội Halloween ngày nay, các loại trang phục đã được mở rộng hơn. Bắt đầu từ Ireland và Scotland cuối thế kỷ 19, mọi người có thể hóa trang thành các nhân vật phim ảnh hoặc người nổi tiếng trong lễ hội Halloween.

- Trò chơi

Các trò chơi và hoạt động liên quan đến Halloween đều bắt nguồn từ những nghi lễ tiên tri về hôn nhân, cái chết, con cái. Vào thời trung cổ, những nghi lễ này được coi là những thực hành nguy hiểm, rất nghiêm trọng. Do đó, nó chỉ dành cho những người táo bạo.

Ngay nay, những trò chơi và hoạt động phổ biến trong lễ hội Halloween thường liên quan đến việc sử dụng táo - loại quả liên quan chặt chẽ đến sự bất tử và thế giới tâm linh. Ngoài ra, quả phỉ - đại diện cho trí tuệ thần thánh cũng được chọn lựa trong các trò chơi.

Một ví dụ về việc chơi với táo trong lễ hội Halloween thường thấy là dùng răng lấy những quả táo được thả trong một bồn nước rộng, chúng nhấp nhô và lộn lên lộn xuống.

Ngoài ra, táo cũng được coi là một phần của hình thức tiên tri hôn nhân. Theo truyền thuyết, vào ngày Halloween, những người phụ nữ trẻ sẽ gọt vỏ táo thành một dải liên tục và ném nó qua vai. Vỏ quả táo được cho là có hình dạng giống như chữ cái đầu tiên của tên chồng tương lai.

Một nghi lễ Halloween khác cũng liên quan đến hôn nhân đó là soi gương. Việc soi gương vào lúc nửa đêm Halloween dưới anh nến được cho là sẽ làm xuất hiện khuôn mặt của người chồng tương lai.

Sau này, nghi lễ đó trở thành một biến thể đáng sợ - Bloody Mary. Giống như một trò chơi thời thơ ấu, nó được thực hiện một cách vui vẻ. Tuy nhiên, cũng không ít người hành động một cách nghiêm túc.

- Trang trí ma ám

Những địa điểm trang trí cảnh tượng ma ám thường là ngôi nhà, bãi cỏ khô và mê cung bí. Phong tục này có từ những năm 1915 khi địa điểm ma ám đầu tiên được xây dựng ở Liphook, Anh.

Sau đó, trong những năm 1930, các ngôi nhà ma ám theo chủ đề Halloween bắt đầu nổi lên khắp nơi. Kể từ năm 1950 cho đến nay, truyền thống này đã trở nên rất phổ biến.

Ngoài bí ngô, bộ xương người, dơi, mèo đen... thì chăn ga gối đệm màu đen cũng thường được lựa chọn để biến hóa phòng ngủ trở nên huyền bí hơn. 

[Products:6173,5877]

Tổ chức lễ hội Halloween ở các quốc gia

 

- Mỹ

Ở Mỹ, đến những năm 1920 - 1930, Halloween mới thực sự bắt đầu trở thành một ngày lễ thế tục lấy cộng đồng làm trung tâm. Lễ hội Halloween lúc đó có các cuộc diễu hành và bữa tiệc lớn.

Tuy nhiên, đến những năm 1950, dưới sự hạn chế của các nhà lãnh đạo thị trấn [vì có nhiều hoạt động phá hoại diễn ra song song trong lễ kỷ niệm], Halloween đã phát triển thành một ngày lễ chủ yếu hướng đến giới trẻ.

Ngày nay, Halloween tại Mỹ không phải là ngày lễ chính thức. Mặc dù vẫn có những hoạt động lớn diễn ra vào buổi tối nhưng ban ngày, hầu hết các doanh nghiệp và ngân hàng đều tuân theo giờ làm việc bình thường của họ.

Tối lễ hội Halloween, người Mỹ thường có những bữa tiệc công cộng lớn. Mọi người tới kể chuyện ma, ca hát và khiêu vũ trong những trang phục hóa trang.

- Ba Lan 

Lễ hội Halloween phổ biến trong thế hệ trẻ Ba Lan. Truyền thống phổ biến là tổ chức tiệc tùng tại nhà và trang trí vườn tược.

- Thụy Điển

Lễ cầu hồn được tổ chức hàng năm trong suốt ngày Halloween. 2 ngày tiếp theo sau đó, người dân Thụy Điển đến thăm, quét dọn và trang trí mộ cho người thân đã khuất bằng nến, vòng hoa được tạo từ những cành thông.

- Scotland

Ở Scotland, Halloween bắt đầu phổ biến từ thế kỷ 16. Các trò chơi truyền thống được thực hiện ở quốc gia này là ném táo hoặc dunking - tương tự như trò bịt mắt và ăn bánh được treo trên một sợi dây.

- Dubai

Công viên nước Wild Wadi ở Dubai tổ chức sự kiện Halloween Spooktacular hàng năm. Các câu lạc bộ lớn nhỏ hoặc doanh nghiệp thì thường có những bữa tiệc hóa trang.

- Việt Nam

Halloween với người Việt Nam là một hoạt động văn hóa có tính chất du nhập. Chúng mới xuất hiện trong vài chục năm gần đây. Có lẽ chính bởi thế mà Halloween với chúng ta mang màu sắc vui chơi hơn là một lễ hội nguyên gốc với các nghi lễ và tôn giáo.

Ở Việt Nam, người dân chơi Halloween bằng cách trang trí theo chủ đề Halloween. Các trung tâm thương mại sẽ có nhiều mô hình lớn và có cả những ưu đãi, khuyến mại cho khách hàng vào dịp này.

Tối Halloween, nhiều bạn trẻ ở thành phố lớn cũng tổ chức lễ hội hóa trang với nhau, lớn nhỏ tùy điều kiện và sở thích. Halloween ở nước ta có thể theo phong cách rùng rợn hoặc dễ thương tùy chủ nhân của bữa tiệc.

 

[Products:6053,6043]

Nhìn chung, Halloween là ngày lễ gắn với tôn giáo ở nhiều quốc gia, chúng mang màu sắc tâm linh. Tuy nhiên, khi về Việt Nam, Halloween chỉ hiện diện trên bề nổi, là hội chứ không có lễ. 

Mặc dù thế, các hoạt động trang trí vẫn rất sôi động và thu hút sự quan tâm của nhiều người. Mùa Halloween này, nếu muốn biến hóa một chút phòng ngủ của mình thì đừng quên ghé qua cửa hàng của chúng tôi. Tại thegioidemomline.com, bạn sẽ dễ dàng chọn lựa được những bộ chăn ga gối đệm ấn tượng nhất cho ngày Halloween.

Thu Trang

Video liên quan

Chủ Đề