Vì sao chăm học bị cận

Vì sao chăm học bị cận

Học sinh ở thành thị còn ít có điều kiện tập thể dục cho mắt bằng cách nhìn xa vì không gian bị ngăn cản bởi những dãy nhà san sát

Điều này cho thấy cần quan tâm nhiều hơn đến công tác chăm sóc mắt học đường, nhất là ở khu vực thành thị.

Mắt học sinh ở nông thôn tốt hơn

Có dịp đến thăm nhiều trường tiểu học, THCS ở TP Hải Dương và một số huyện, chúng tôi bất ngờ khi thấy trong các lớp học, số học sinh của các phường, thị trấn đeo kính nhiều hơn ở xã. Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) huyện Gia Lộc, số lượng học sinh ở thị trấn Gia Lộc có thị lực dưới 7/10 cao hơn nhiều so với các xã khác trong huyện. Trường Tiểu học thị trấn có 273 em có thị lực dưới 7/10 trong khi đó ở cùng cấp học, các xã Hoàng Diệu chỉ có 20 em, Đoàn Thượng 26 em, Đồng Quang 44 em, Nhật Tân 51 em... Ở cấp THCS, Trường THCS thị trấn có 135 em trong khi các Trường THCS khác như Gia Lương chỉ có 18 em, Đức Xương 39 em... thị lực dưới 7/10. Theo số liệu tổng hợp của Phòng GDĐT TP Hải Dương, qua khám sàng lọc, chuyên sâu và cấp kính thực hiện dự án chăm sóc mắt học đường từ năm 2016 - 2018, số học sinh phải đeo kính (cận thị, viễn thị, loạn thị) ở các trường nội thành thường cao hơn nhiều lần so với các vùng khác. Các Trường THCS Trần Phú có 231 em, Võ Thị Sáu 212 em, Ngô Gia Tự 177 em, nhưng ở Trường THCS Ái Quốc chỉ có 15 em, Tân Hưng 20 em. Tỷ lệ chênh lệch này cũng thể hiện rõ ở huyện Thanh Miện khi số học sinh bị tật khúc xạ, bệnh về mắt của thị trấn cao hơn rất nhiều so với các địa phương khác trong huyện. Năm 2019, Trường THCS thị trấn Thanh Miện có 188 em bị tật khúc xạ, trong khi ở các Trường THCS Tứ Cường, Chi Lăng Bắc, Lê Hồng có từ 87 - 95 em. 

Điều kiện sống, áp lực học hành ảnh hưởng lớn

Số học sinh ở thành thị mắc tật khúc xạ, bệnh về mắt cao hơn vùng nông thôn có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Những năm qua, tốc độ đô thị hóa của tỉnh ngày càng cao, những khu dân cư mới không ngừng phát triển, không gian đô thị chật chội. Nhà ở của người dân phần lớn chỉ có cửa mở ở mặt tiền còn xung quanh là tường kín mít. Do đó, trong nhà rất ít ánh sáng tự nhiên mà chủ yếu dùng đèn điện. "Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến học sinh dễ bị bệnh về mắt. Học sinh ở thành thị còn ít có điều kiện tập thể dục cho mắt bằng cách nhìn xa vì không gian bị ngăn cản bởi những dãy nhà san sát", bác sĩ Phạm Thị Quý, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật - HIV/AIDS, Trung tâm Y tế huyện Nam Sách chia sẻ.  Cùng với đó, điều kiện kinh tế ở thành thị cao hơn nên các gia đình thường có nhiều đồ điện tử là ti vi, máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh... Học sinh thường xuyên sử dụng các thiết bị này nên cũng dễ gây các bệnh về mắt. Ngoài ra, học sinh khi được nghỉ cũng ít phải tham gia lao động hay làm việc nhà, không có nhiều chỗ vui chơi. Nhiều gia đình còn trang bị máy tính bảng, điện thoại thông minh khi con mới học tiểu học, THCS để tiện liên hệ hoặc học ngoại ngữ. Trong khi đó, ít phụ huynh kiểm soát được mục đích, thời gian sử dụng của con.  Anh N.Q.H. ở phường Thanh Bình (TP Hải Dương) cho biết: "Khi còn nhỏ, tôi đã để cháu xem ti vi quá nhiều. Cháu còn mượn điện thoại thông minh của vợ chồng tôi để xem, chơi điện tử hàng giờ liền. Những lúc đó, tôi chỉ nghĩ đơn giản để cháu đỡ quấy nghịch. Đến học kỳ II của lớp 1, cháu đã bị cận thị và phải đeo kính. Lúc ấy tôi mới thấy tác hại của việc để con tiếp xúc với ti vi, điện thoại sớm và quá nhiều". Ngoài ra, học sinh ở thành thị cũng chịu nhiều áp lực học hành hơn. Ngoài thời gian học ở trường, nhiều em không còn thời gian nghỉ ngơi vì liên tục phải học thêm. Qua số liệu khám mắt cho học sinh, số lượng các em ở những trường chất lượng cao có tỷ lệ bị tật khúc xạ, bệnh về mắt cao hơn trường bình thường. Chẳng hạn như ở Trường THCS Nguyễn Lương Bằng (Thanh Miện), năm 2019 có tới 209 em được cấp kính trong khi Trường THCS Lê Hồng (cùng huyện) chỉ có 92 em. Một số lớp của Trường THCS Nguyễn Lương Bằng còn có hơn 80% số em phải đeo kính. Ở huyện Nam Sách, Trường THCS Nguyễn Trãi (trường chất lượng cao của huyện) có 310 em bị tật khúc xạ nhưng Trường THCS Nam Hồng chỉ có 84 em. Phụ huynh, thậm chí cả giáo viên và bản thân học sinh chưa có nhiều kiến thức về chăm sóc, bảo vệ mắt nên dễ dẫn đến bị tật khúc xạ, bệnh về mắt. Để góp phần khắc phục tình trạng này, theo bác sĩ chuyên khoaI Trần Hải Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Miện, phụ huynh cần quan tâm sắp xếp chỗ học tập của con phù hợp. Nơi học cần có đủ ánh sáng, hạn chế cho con xem ti vi, thiết bị điện tử trong thời gian dài. Các gia đình có thể sử dụng đèn chống cận đã được cơ quan chức năng công nhận và cấp phép để con học bài. Các bậc phụ huynh không nên cho con học hoặc sử dụng thiết bị điện tử quá 1 giờ liên tục để mắt được nghỉ ngơi, thư giãn.

Khi con có biểu hiện giảm thị lực, phụ huynh cần đến ngay các cơ sở y tế để khám, kiểm tra chính xác, tránh việc lạm dụng kính. Vì một số biểu hiện suy giảm thị lực có thể điều chỉnh lại nhờ chế độ sinh hoạt, học tập, ăn uống... Giáo viên, phụ huynh cần quan tâm nâng cao kiến thức về chăm sóc, bảo vệ mắt để hướng dẫn các em thực hiện tốt hơn.

DANH TRUNG

  • TAG
  • TẬT KHÚC XẠ
  • BỆNH VỀ MẮT
  • CHĂM SÓC MẮT HỌC ĐƯỜNG
  • HỌC SINH THÀNH THỊ
  • THỊ LỰC

Ngày 1.3, học sinh sẽ quay trở lại trường sau thời gian học trực tuyến tại nhà. Vậy làm sao để chăm sóc, bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” tốt hơn, đặc biệt là trong thời buổi các em đều sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn trước?

Một lớp có 50% học sinh “4 mắt”

Nhiều người thấy học trò đeo kính thường gọi chung là “bị cận thị”, tuy nhiên chưa chính xác. Theo các bác sĩ, tật khúc xạ là một rối loạn mắt, khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh mắt thu về. Có 3 tật khúc xạ của mắt là cận thị, viễn thị và loạn thị.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Trung Hậu cho hay nên kiểm tra định kỳ mắt 6 tháng - 1 năm một lần, với những người có tật khúc xạ thì thời hạn kiểm tra định kỳ nên 3 tháng một lần để xem có tăng độ hay không. Khi đi khám mắt, nên tới phòng khám hoặc bệnh viện uy tín, không nên tự đi mua kính cho trẻ ở những nơi không rõ nguồn gốc sản phẩm.

Bên cạnh đó, các em nên năng động, tham gia nhiều hoạt động thể dục thể thao, ngoại khóa ngoài trời, để giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử. Ngồi đúng tư thế, điều kiện ánh sáng tốt, giữ khoảng cách từ mắt tới màn hình, sách, truyện là trên 20 cm. Với trẻ nhỏ, thời gian khuyến khích giải trí với thiết bị điện tử là 30 - 60 phút mỗi ngày.

Đầu năm học, chúng tôi tới Trường THCS Ba Đình (Q.5, TP.HCM) vào giờ học thể dục của một lớp 8. Lớp có hơn 40 học sinh nhưng đếm sơ sơ đã có 20 em đeo kính. Tới căng tin Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1) vào giờ trưa, từng nhóm ngồi ăn cơm thì có bàn cả 5 - 6 em đều đeo kính. Tại sân Trường tiểu học Bông Sao (Q.8) vào giờ ra chơi, nhiều học sinh lớp 1 đã “4 mắt”. Các chiếc kính này đều có thêm một sợi dây nhỏ để giữ cho khỏi rơi trong quá trình các em chạy nhảy, đùa nghịch. Nhân viên y tế của một trường học nói vui với chúng tôi: “Bây giờ ở nhiều lớp học thì tìm học sinh “4 mắt” dễ hơn là tìm các em còn lại”.

Vì sao càng ngày số học sinh có tật khúc xạ ở mắt nhiều hơn, và độ tuổi mà các em phải đeo kính ngày càng thấp hơn? Bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Trung Hậu, làm việc tại Bệnh viện quốc tế Minh Anh (Q.Bình Tân, TP.HCM), cho hay không hẳn là trước đây thì số học sinh mắc tật khúc xạ ít hơn bây giờ, mà có thể nhìn nhận ở góc độ, khi chất lượng cuộc sống được tăng lên, gia đình có điều kiện quan tâm sức khỏe con em mình hơn, cho đi kiểm tra mắt thường xuyên hơn thì sẽ phát hiện các tật khúc xạ ở mắt của con em sớm hơn.

Bác sĩ Bùi Trung Hậu cho biết có nhiều lý do để học trò có tật khúc xạ. Ngoài yếu tố di truyền, có thể kể tới thời gian các em ở trong nhà nhiều hơn, sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn trong thời gian dài hoặc nhìn quá gần, khoảng cách từ mắt tới sách vở, màn hình dưới 20 cm... “Nếu nhìn gần dưới 20 cm hoặc liên tục trong thời gian nhiều hơn 45 phút thì nguy cơ bị tật khúc xạ càng cao”, bác sĩ Hậu nói.

Theo bác sĩ Hậu, nếu học sinh bị tật khúc xạ không được sớm phát hiện và điều trị sẽ gây nhiều hậu quả cho sức khỏe của các em. Ví dụ, bị giảm thị lực, lé, nhược thị. Nhiều em không nhìn rõ bảng nhưng không dám nói với giáo viên, phụ huynh, nên tật khúc xạ ngày càng nặng. Lé ảnh hưởng cả sức khỏe, thẩm mỹ của trẻ, khiến trẻ không tự tin trong cuộc sống. Nhiều em bị nhược thị, không thể khôi phục lại thị lực.

Phẫu thuật để không phải đeo kính, có hiệu quả ?

Bác sĩ Hậu cho biết, ngoài việc đeo kính thì các em trên 18 tuổi có thể thực hiện phẫu thuật để điều chỉnh cận, viễn, loạn thị với các phương pháp khác nhau. Việc phẫu thuật có thực hiện được hay không và hiệu quả 100% hay không, chọn lựa phương pháp nào để phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, nên cần phải khám và đánh giá kỹ lưỡng để có kết quả tối ưu.

Bất kể ai muốn phẫu thuật để không phải đeo kính đều phải được khám tại các bệnh viện và có những chỉ định, chống chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. “Do đó, không thể chủ quan là cứ có tật khúc xạ thì đi phẫu thuật và cũng không có một phương pháp phẫu thuật nào là hiệu quả cho tất cả bệnh nhân. Chỉ có phương pháp thích hợp nhất trên cụ thể từng bệnh nhân. Quan trọng hơn cả là bảo vệ, chăm sóc đôi mắt cho thật tốt”, bác sĩ khuyên.

Cẩn trọng khi dùng kính áp tròng

Sử dụng kính áp tròng để làm đẹp và trong điều trị tật khúc xạ là nhu cầu thiết thực. Song theo các bác sĩ, bạn trẻ đừng ham rẻ mà mua kính áp tròng “trôi nổi”, hoặc dùng sai cách, không tuân thủ vệ sinh. Thực tế, từ các diễn đàn trên mạng cho tới các cửa hàng kính vỉa hè, đều không khó tìm thấy các loại kính áp tròng thời trang, đủ màu, có giá bán chỉ từ vài chục ngàn đồng một đôi.

“Nhiều em mua kính loại dùng 1 ngày nhưng lại dùng vài ngày, dùng cả khi đi ngủ qua đêm. Khi đeo kính, tháo kính ra tay không sạch, không ngâm rửa kính vào dung dịch đúng hướng dẫn”, bác sĩ Hậu lưu ý. Trong đó, viêm loét giác mạc do dùng kính áp tròng không đúng cách là biến chứng gây nguy hiểm cho mắt, nặng nhất có thể dẫn tới mù.

Tin liên quan

  • Người trẻ có thể bị đột quỵ không ?