Ví dụ về thuộc tính cơ bản và không cơ bản

Câu hỏi:Thế nào là chất của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ?

Trả lời:

Chất làphạm trùtriết họcdùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, đólàsự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đólà gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ: Sắt là nguyên tố hóa học có ký hiệu là Fe, số nguyên tử bằng 26, phân nhóm 2, chu kỳ 4. Những thuộc tính [tính chất] này nói lên chất riêng của sắt, phân biệt nó với các kim loại khác.

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về Cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng. Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này bạn nhé!

1/Chất

Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

Chất là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vất, hiện tượng, do đó, mỗi “chất” được tạo thành từ vô số các thuộc tính cơ bản của sự vất, hiện tượng - tùy thuộc vàotừng mối liên hệ cụ thể của sự vất, hiện tượng đó với sự vất, hiện tượng khác.

+ Thuộc tính là biểu hiện một khía cạnh nào đó về “chất” của sự vất, hiện tượng trong mốiquan hệqua lại với các sự vất, hiện tượng khác.

Ví dụ: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, … Những thuộc tính [tính chất] này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.

+ Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành “chất” của sự vật, hiện tượng. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì “chất” của nó thay đổi.

+ Việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản của sự vật, hiện tượng cũng chỉ là tương đối. Phải tùy theo quan hệ cụ thể của sự phân tích; cùng một thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác có thể là không cơ bản.

+ Chất của sự vật, hiện tượng không chỉ được xác định bằng các thuộc tính cơ bản của nó mà còn được xác định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng đó. Do đó, “chất” của sự vật, hiện tượng không chỉ thay đổi khi thay đổi những yếu tố cấu thành nó mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó.

+ Chất biểu hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.

Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một “chất”, mà có nhiều “chất” – vô vàn “chất”, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác

2/Lượng

Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển [cao, thấp], quy mô [lớn, nhỏ], tốc độ vận động [nhanh, chậm], số lượng [ít, nhiều]... của sự vật và hiện tượng.

Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm…

“Những lượng không tồn tại mà những sự vật có lượng hơn nữa những sự vật có vô vàn lượng mới tồn tại”[ Engels ]

- Ví dụ: Lượng của một người là chiều cao, cân nặng, hình dáng bên ngoài... hay đối với mỗi phân tử nước, lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.

Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, không nằm ngoài sự vật, hiện tượng, cũng không thể có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại.

3/ Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

Mỗi sự vật, hiện tượng là sự thống nhất giữa hai cặp đối lập chất và lượng. Hai mặt đối lập không tách rời nhau mà tác động qua lại biện chứng làm cho sự vận động, biến đổi theo cách thức từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất của sự vật và ngược lại.

3.1. Lượng đổi dẫn đến chất đổi

Khi sự vật đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định. Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ giới hạn, trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy.

VD: Độ tồn tại của nước nguyên chất ở trạng thái lỏng từ 0°C đến 100°C. Trong giới hạn của một độ nhất định, lượng thường xuyên biến đổi còn chất tương đối ổn định. Sự thay đổi về lượng của sự vật có thể làm chất thay đổi ngay lập tức nhưng cũng có thể làm thay đổi dần dần chất cũ. Lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định có xu hướng tích luỹ đạt tới điểm nút, nếu có điều kiện sẽ diễn ra bước nhảy làm thay đổi chất của sự vật. Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng đã làm thay đổi chất của sự vật.

VD: 0°C và 100°C là điểm nút để nước chuyển sang trạng thái rắn hoặc trạng thái khí [bay hơi]. Muốn chuyển từ chất cũ sang chất mới phải thông qua bước nhảy. Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật do những sự thay đổi về lượng trước đó gây nên.

VD: một cuộc cách mạng, một kỳ thi, một đám cưới,… Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng và mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới. Đó là gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, đồng thời là một tiền đề cho một quá trình tích luỹ liên tục về lượng tiếp theo.

3.2. Chất mới ra đời, nó tác động trở lại lượng mới, làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật:

Như vậy, bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy.

Có rất nhiều mối quan tâm xoay quanh chủ đề về hàng hóa như: Hàng hóa là gì? Các thuộc tính cơ bản của hàng hóa là gì? Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa? Cùng Luận Văn Việt đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

1. Hàng hóa là gì?

Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hoá, đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn mong muốn, nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay mua bán.

Karl Marx định nghĩa hàng hoá trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thoả mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hoá cần phải có: 

  • Tính hữu dụng đối với người dùng 
  • Giá trị [kinh tế], nghĩa là được chi phí bởi lao động. 
  • Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm.

Phân loại hàng hóa

Có rất nhiều tiêu thức để phân chia các loại hàng hoá như: hàng hoá thông thường, hàng hoá đặc biệt, hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình, hàng hoá tư nhân, hàng hoá công cộng…

Dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm…. 

Dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, bác sĩ, nghệ sĩ… 

2. Hai thuộc tính của hàng hóa là gì?

Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị. Giữa hai thuộc tính này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì không phải là hàng hoá.

2.1. Giá trị sử dụng của hàng hoá

Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì? Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. 

  • Nhu cầu trực tiếp như: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại… 
  • Nhu cầu gián tiếp như: các tư liệu sản xuất… 

Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng [tính có ích] đó làm cho nó có giá trị sử dụng 

Ví dụ: Gạo để ăn, áo để mặc, nhà để ở, máy móc để sản xuất, phương tiện để đi lại… 

Giá trị sử dụng của mỗi hàng hoá là do những thuộc tính tự nhiên [vật lý, hoá học…] của vật thể hàng hoá đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, việc phát hiện ra và vận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích đó lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội. 

C.Mác viết: “giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải, chẳng kể hình thái xã hội của của cải đó như thế nào” 

Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi – mua bán.

Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi, giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó, khi chưa tiêu dùng thì giá trị sử dụng chỉ ở trạng thái khả năng. Để giá trị sử dụng có khả năng biến thành giá trị sử dụng hiện thực thì nó phải được tiêu dùng. 

Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của tiêu dùng đối với sản xuất. Đòi hỏi người sản xuất hàng hóa luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước ngày càng cạnh tranh quyết liệt.

2.2. Giá trị của hàng hoá 

Trong nền sản xuất hàng hoá, giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị trao đổi.

Muốn hiểu giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ về lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau.

Ví dụ: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc. 

Sở dĩ vải và thóc là hai hàng hóa mặc dù có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại có thể trao đổi với nhau được theo một tỉ lệ nhất định nào đó là vì giữa chúng có một cơ sở chung là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động [thời gian lao động và công sức lao động] do lao động được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá. 

Đây là khái niệm được khẳng định trong các giáo trình kinh tế chính trị. Nếu xét nó trên quan điểm của trường phái hiệu dụng biên thì vẫn đạt được lý lẽ hoàn chỉnh. 

Theo đó, đối tượng chung của nhu cầu có trong các cá nhân khác nhau vẫn đảm bảo cơ sở cho trao đổi. 

2.3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá 

Hai thuộc tính của hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. 

Thống nhất

Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá. Nếu một vật có giá trị sử dụng [tức có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội], nhưng không có giá trị [tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động] như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hoá. Ngược lại, một vật có giá trị [tức có lao động kết tinh], nhưng không có giá trị sử dụng [tức không thể thoả mãn nhu cầu nào của con người, xã hội] cũng không trở thành hàng hoá.

Đối lập

Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất [vải mặc, sắt thép, lúa gạo…]. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hoá lại đồng nhất về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá [ vải mặc, sắt thép, lúa gạo… đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó]. 

Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian. 

  • Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước. 
  • Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. 

Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.

Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.

Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã tìm được câu trả lời cho những thắc mắc xung quanh khái niệm Hàng hóa là gì? Hàng hóa có những thuộc tính nào. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0915 686 999 hoặc email qua địa chỉ: để được tư vấn và giải đáp.

Nguồn: Dịch vụ luận văn Luận Văn Việt

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề