Ví dụ thực tế về thông tin bất cân xứng

Mọi người có biết vì sao chúng ta phải bỏ ra rất nhiều tiền để thuê một người môi giới bất động sản hay một chuyên viên tư vấn chứng khoán không? Tại sao ta không thể tự bán một căn nhà hay tự đưa ra quyết định mua/bán cổ phiếu cho chính bản thân mình? Đương nhiên ai cũng sẽ trả lời rằng những người môi giới thì biết nhiều về thị trường nhà đất, tâm lý người mua hơn, hay chuyên viên tư vấn chứng khoán thì hiểu nhiều về thị trường tài chính, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật hơn chúng ta rất nhiều. Nhưng tựu chung lại, thứ họ có mà chúng ta không có chính là thông tin,họ có những thông tin mà chúng ta không có về lĩnh vực mà họ có chuyên môn.



Trong cuộc sống hay kinh tế học, thông tin là một thứ vô cùng quan trọng và có thể quyết định rất nhiều các biến số kinh tế. Nếu như thông tin minh bạch, rõ ràng, dễ tiếp cận với tất cả mọi người, chúng ta gọi đó là trạng thái cân xứng thông tin. Hầu như các học thuyết kinh tế học đều giả định rằng các giao dịch xảy ra trong trạng thái cân xứng thông tin, nhưng thực tế thì không phải như vậy, thông tin bất cân xứng xảy ra nhiều hơn, khi các chủ thể xoay quanh một hoạt động kinh tế không biết tất cả và chính xác những thông tin cần biết để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Vậy tại sao điều này lại quan trọng và nó ảnh hưởng như thế nào đến từng cá thể trong nền kinh tế? Một ví dụ tiêu biểu để chứng minh cho điều này chính là về việc định giá các sản phẩm, nếu như bạn đã từng học qua những kiến thức cơ bản về thị trường tài chính thì sẽ biết rằng, giá của bất kỳ sản phẩm nào [bao gồm cả cổ phiếu] đều là một sự phản ánh của thông tin, điều này đúng từ những mớ rau ngoài chợ cho đến bức họa Mona Lisa. Những người bán rau trong cùng 1 khu chợ sẽ luôn luôn bán với giá 3,000đ cho một mớ rau mùi và không thể thay đổi, còn bức tranh monalisa có thể được đấu giá từ hàng nghìn, hàng trăm nghìn cho đến hàng triệu euro và gần như không ai có thể xác định được giá thực sự của bức tranh đó. Lý do ẩn giấu đằng sau sự khác biệt này chính là sự cân xứng thông tin. Thông tin ở các khu chợ [thị trường cạnh tranh hoàn hảo với vô số người mua và bán] là gần như hoàn toàn cân xứng, mọi người bán và người mua sẽ đều biết được giá trị thực sự của mớ rau mùi, nên giá sẽ do thị thường tự quyết định và mọi người phải tuân theo [price taker]. Còn đối với bức tranh kia, do là độc nhất [thị trường độc quyền] nên giá trị thực hay nói cách khác là thông tin về bức tranh sẽ trở nên bất cân xứng, chỉ người bán mới biết được giá trị thực sự của bức tranh. Điều này dẫn đến một hệ quả có thể dễ dàng quan sát, đó là hoạt động đấu giá và đấu thầu sẽ chỉ được tổ chức ở các thị trường độc quyền và gần độc quyền [độc quyền tập đoàn] chứ không bao giờ xảy ra ở thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Một ví dụ nữa cho hiện tượng thông tin bất cân xứng đó chính là việc kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty. Mọi người khi tham gia đầu tư chứng khoán sẽ thường nghiên cứu về báo cáo tài chính của các công ty mà mình định đầu tư vào để xem công ty đó có đang trên đà tăng trưởng không, nhưng liệu những báo cáo tài chính đó có thực sự đáng tin cậy nếu như hệ thống thông tin và hoạt động kiểm toán của Việt Nam còn chưa hoàn thiện? Thế nên việc đưa ra quyết định đầu tư sẽ không hoàn toàn chính xác cho dù bạn có kiến thức rất sâu về tài chính, khiến cho thị trường tài chính sẽ không thực sự đi theo hướng dự đoán của các nhà đầu tư. Hiểu được điều này sẽ giúp nhà đầu tư đào sâu vấn đề và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn hơn rất nhiều.


Thông tin bất cân xứng có 2 tác động chính là lựa chọn đối nghịch [adverse selection] và rủi ro đạo đức [moral hazard]. Hiểu đơn giản thì lựa chọn đối nghịch là việc bạn lựa chọn một option mà không thực sự là option mang lại lợi ích lớn nhất cho mình do không đủ thông tin để biết được cái nào là tốt hơn], giống như ví dụ ở trên khi bạn mua một bức tranh cao gấp nhiều lần giá trị thực sự của nó. Còn rủi ro đạo đức là việc các bên tham gia giao dịch không tuân thủ theo nội dung của hợp đồng mà không ai phát hiện ra, giống như việc bạn mua bảo hiểm nhưng cố tình gây ra thiệt hại [dưới hình thức bất khả kháng] để nhận được tiền bồi thường vậy. Và 2 hệ quả này sẽ tác động rất xấu đến nền kinh tế, người mua, người bán, người đầu tư sẽ không đưa ra quyết định [mua, bán, đầu tư] mang lại nhiều lợi ích nhất cho họ, khiến cho nguồn lực không được tận dụng một cách tối đa và trở nên phi hiệu quả.

Hiểu rõ về hiện tượng thông tin bất cân xứng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về cách để có thể tối ưu hóa nguồn lực cũng như đưa ra được những quyết định chính xác.

Lý thuyết thông tin bất cân xứng là gì? Đây là một trong số những lý thuyết kinh tế áp dụng được cho hầu hết tất cả mọi người. Nó cho rằng có sự sai lệch thông tin giữa bên bán và bên mua. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ càng hơn về lý thuyết này sau đây.

1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng là gì?

Lý thuyết thông tin bất cân xứng là lý thuyết cho rằng trong một trường hợp giao dịch, có một bên sở hữu nhiều thông tin hơn bên kia. Người bán có thể biết giá trị thực của hàng hóa hơn người mua. Và người mua phải trả nhiều hơn giá trị thực, nếu họ biết đầy đủ thông tin.

Ví dụ, khi bán xe, nhân viên bán hàng có đầy đủ thông tin về bất kỳ khuyết điểm nào mà chiếc xe có thể có. Có thể bao gồm các vấn đề về tay lái, quãng đường đi được, các vấn đề về tiêu thụ xăng,… Tuy nhiên, khách hàng có thể phần lớn không biết về những vấn đề này, do đó ảnh hưởng đến việc định giá của họ. Kết quả là, khách hàng phải một cái giá cao cho một chiếc xe bị lỗi, trong khi nhân viên bán hàng lại có được một khoản tiền nhiều hơn.

Thông tin bất cân xứng là gì?

Tuy nhiên, trường hợp ngược lại cũng đúng. Đó là khi người mua có nhiều thông tin hơn người bán dẫn đến rủi ro cho người bán trong ví dụ về bảo hiểm phần dưới.

2. Nguyên nhân

2.1. Khó lấy thông tin [Thiếu thông tin]

Nguyên nhân chính của thông tin bất cân xứng là do chúng ta không thể hiểu đầy đủ về mọi thứ trên thế giới. Không phải lúc nào khách hàng cũng có đủ kiến ​​thức để đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt. 

Ví dụ, một người tiêu dùng bình thường thường không có khả năng hiểu rõ về chất lượng của một chiếc laptop mới. Với người thường không chuyên về máy tính, kiến ​​thức của họ có thể không tốt. Thước đo duy nhất họ có là giá cả. Họ có thể mua một máy tính mới với giá 15 triệu mà không nhận ra đồ họa kém – một cái gì đó có giá trị lớn đối với họ. 

Do đó, khách hàng phải dành thời gian thu thập kiến ​​thức chuyên môn, xem thêm các khuyến nghị và đánh giá để có thể thu thập được thông tin đầy đủ và quan trọng với họ nhất.

2.2. Không có khả năng lấy thông tin [thông tin ẩn]

Đây là trường hợp người tiêu dùng không thể có được thông tin dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng. Ví dụ, một nhân viên bán xe cũ có thể biết rằng chiếc xe họ đang bán đã từng bị hai vụ tai nạn trước đó. Từ góc độ của khách hàng, phần lớn không có cách nào để họ tìm hiểu và xác định được việc này. Trong trường hợp như vậy, người bán có thể giữ lại thông tin có thể làm giảm giá trị hàng hóa của họ như này.

Một ví dụ khác về bảo hiểm. Bên bảo hiểm có thể có được thông tin như tuổi, vị trí, giới tính,… của khách hàng, nhưng họ không thể có được mức độ cẩn thận của một cá nhân. Nếu không có cá nhân nói “Tôi là một người lái xe ẩu lắm”, thì công ty bảo hiểm không thể có được thông tin đó.

3. Ví dụ cho lý thuyết thông tin bất cân xứng

3.1. Bác sĩ

Các bác sĩ được đào tạo trong nhiều năm giáo dục y tế. Đổi lại, kiến ​​thức của họ về các vấn đề chăm sóc sức khỏe đương nhiên vượt trội hơn so với những bệnh nhân bình thường. Do đó, trong giao dịch kinh tế, bệnh nhân khó có thể tranh cãi về chẩn đoán với bác sĩ được. Việc điều trị theo quy định của bác sĩ có thể tốn hàng chục triệu, nhưng nếu bệnh nhân không có kiến ​​thức y tế đó, không có cách nào để phản bác điều này một cách chính đáng.

Mặc dù internet đã cho phép mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng của họ, nhưng vẫn tồn tại một khoảng cách rất lớn trong hiểu biết giữa hai bên.

3.2. Bảo hiểm

Bảo hiểm là một ví dụ kinh điển về thông tin bất cân xứng. Khi công ty bảo hiểm và khách hàng ký kết thỏa thuận, khách hàng có nhiều thông tin về mình hơn là công ty bảo hiểm.

Ví dụ, một công ty bảo hiểm sức khỏe không có thông tin nào về thói quen của khách hàng. Họ có hút một gói thuốc lá mỗi ngày, hay họ có ăn đủ trái cây và rau quả không? Những yếu tố như vậy có thể làm cho giao dịch trở nên rủi ro hơn đối với công ty bảo hiểm vì nó có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo của khách hàng cao hơn.

Ví dụ về lý thuyết thông tin bất cân xứng

Chẳng hạn, công ty bảo hiểm có thể khắc phục những thông tin không cân xứng bằng cách thuê một bác sĩ để kiểm tra. Điều này có thể cho phép họ có được nhiều thông tin hơn về mức độ lành mạnh của khách hàng và đưa ra mức giá cả phù hợp.

Tuy nhiên, ngay cả khi doanh nghiệp bảo hiểm có thể có được sự đối xứng thông tin [có cùng thông tin với khách hàng], thì trên thực tế, khách hàng có thể trở nên liều lĩnh và sống ẩu hơn do tự tin là đã có bảo hiểm.

Điều này có thể không nhất thiết phải xảy ra trong bảo hiểm y tế, nhưng thường xuất hiện hơn trong các loại bảo hiểm tiện ích. Ví dụ, một người nào đó đang được nhận bảo hiểm có thể sẽ chểnh mảng mà không cần giám sát laptop của họ trong khi họ đi vệ sinh. Điều này làm tăng nguy cơ bị đánh cắp – một rủi ro mà khách hàng biết rằng họ không phải chịu.

3.3. Tài chính

Một trong những ví dụ điển hình nhất của thông tin bất cân xứng trong tài chính là việc lưu thông các tài sản nợ xấu ở cuộc Khủng hoảng tài chính 2008. Các ngân hàng thực hiện các khoản cho vay dưới chuẩn đã gộp chúng lại với các khoản vay an toàn hơn và bán chúng dưới dạng chứng khoán tài chính.

Những gì chúng ta có thể thấy là các ngân hàng bán các khoản cho vay dưới chuẩn đã đóng gói, trong khi biết rằng có những tài sản nợ xấu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư mua chứng khoán gói đó không biết về rủi ro đáng kể này.

Dấu hiệu chính mà họ nhận được là xếp hạng AAA mà các cơ quan tín dụng cho các sản phẩm như vậy. Vì vậy, thực tế là chỉ có các ngân hàng mới thực sự biết những chứng khoán này rủi ro như thế nào.

4. Giải pháp

Vấn đề với thông tin không cân xứng là người tiêu dùng hoặc người bán đều thiếu thông tin. Đôi khi điều này không thể được khắc phục hoàn toàn, nhưng có một giải pháp mà chúng ta có thể sử dụng để giảm thiểu chúng, đó chính là hình ảnh thương hiệu.

Hình ảnh thương hiệu của công ty là dấu hiệu chính để khách hàng có thể tin tưởng vào những gì họ đang mua. Ví dụ, McDonald’s được biết đến trên toàn thế giới và sự nổi tiếng của nó tương đối nhất quán cho dù bạn đi đâu. Tương tự, các thương hiệu lớn như Apple hay Samsung được khách hàng tin tưởng mua khi họ sản xuất điện thoại chất lượng cao. Tên thương hiệu mang theo nó một tín hiệu cho người tiêu dùng một sự yên tâm về chất lượng.

Giải pháp cho thông tin bất cân xứng

Một số công ty khác cung cấp bảo đảm hoàn lại tiền, bảo hành, trả góp 0đ và các lợi ích người tiêu dùng khác. Mục tiêu sau cùng của họ là giữ được niềm tin của người tiêu dùng và niềm tin rằng công ty đáng tin cậy. 

Khi một thương hiệu lớn như Samsung sản xuất điện thoại bị lỗi, công ty sẽ phản ứng theo cách để bảo vệ hình ảnh thương hiệu hơn là chú ý vào lợi nhuận của chính mình. Ví dụ, khi chiếc Galaxy Note 7 của họ bị bốc cháy do lỗi pin, Samsung đã thu hồi sản phẩm về.

5. Kết

Lý thuyết thông tin bất cân xứng là một lý thuyết hay và thường gặp trong đời sống hàng ngày của bất kỳ người nào từng giao dịch. Mong là qua bài viết này, các bạn đã nắm rõ được lý thuyết và biết cách tránh sự bất cân xứng trong thông tin khi giao dịch.

Video liên quan

Chủ Đề