Vẽ sơ đồ khối của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí cho đốt trong dùng cho xe máy

I .Nhiệm vụ và phân loại 

1. Nhiệm vụ 

- Cung cấp hòa khí sạch vào xilanh động cơ .

- Lượng và tỉ lệ hòa  khí phải phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ

2. Phân loại 

* Có hai loại:

- Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí

- Hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun 

II. Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí 

1. Cấu tạo

2. Nguyên lí làm việc

- Sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí

+ Bơm xăng: Hút xăng từ thùng chứa tới bộ chế hòa khí

+ Bầu lọc xăng: Lọc sạch cặn bẩn trong xăng

+ Thùng xăng: Chứa xăng

+ Bộ chế hòa khí: Hòa trộn xăng với không khí tạo thành hòa khí

+ Bầu lọc khí: Lọc không khí để tạo khí sạch

- Khi động cơ làm việc, xăng được bơm từ thùng xăng qua bộ chế hoà khí

- Ở kì nạp, không khí được hút qua bầu lọc rồi đi vào bộ chế hoà khí, hoà trộn với xăng tạo thành hoà khí đi vào xilanh động cơ . 

III. Hệ thống phun xăng

1. Cấu tạo:

- Hệ thống phun xăng có thêm một số bộ phận:

+ Cảm biến: Tiếp nhận các thông số của động cơ [nhiệt độ, số vòng quay…]

+ Bộ điều khiển: Nhận tín hiệu từ cảm biến, điều khiển vòi phun để hoà khí có tỉ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.

+ Bộ điều chỉnh áp suất: Giữ ổn định áp suất xăng trong vòi phun.

+ Vòi phun: Dạng van. Điều khiển bằng tín hiệu điện.

2. Nguyên lí làm việc

- Kì nạp: Không khí đ­ược hút vào  xilanh do chênh áp.

- Bơm hút xăng từ thùng qua bầu lọc đ­a tới vòi phun, nhờ bộ điều chỉnh áp suất xăng ở vòi phun luôn có áp suất nhất định.

- Quá trình phun xăng của vòi phun được điều khiển bởi bộ điều khiển phun.

Tổng kết

Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

- Trình bày được sơ đồ và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí

- Nêu được ưu, nhược diểm của hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí

- Trình bày được sơ đồ và nguyên lí làm việc, ưu, nhược diểm của hệ thống phun xăng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 11 – Bài 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 11

    Trả lời câu hỏi Bài 27 trang 120 Công nghệ 11: Hệ thống nhiên liệu động cơ xe máy có bơm xăng không? Tại sao cấu tạo như vậy mà hệ thống vẫn làm việc được?

    Lời giải:

    Hệ thống nhiên liệu động cơ xe máy không có bơm xăng. Hệ thống vẫn làm việc được vì thùng xăng được đặt cao hơn bộ chế hòa khí nên xăng tự chảy vào bộ chế hòa khí.

    Câu 1 trang 121 Công nghệ 11: Trình bày sơ đồ và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí.

    Lời giải:

    – Sơ đồ nguyên lí làm việc:

    – Nguyên lí làm việc: Khi động cơ làm việc, xăng được bơm từ thùng xăng qua bộ chế hoà khí. Ở kì nạp, không khí được hút qua bầu lọc rồi đi vào bộ chế hoà khí, hoà trộn với xăng tạo thành hoà khí đi vào xilanh động cơ.

    Câu 2 trang 121 Công nghệ 11: Trình bày sơ đồ và nguyên lí làm việc của hệ thống phun xăng.

    Lời giải:

    – Nguyên lí làm việc: Kì nạp: Không khí đ­ược hút vào xilanh do chênh áp. Bơm hút xăng từ thùng qua bầu lọc đ­a tới vòi phun, nhờ bộ điều chỉnh áp suất xăng ở vòi phun luôn có áp suất nhất định. Quá trình phun xăng của vòi phun được điều khiển bởi bộ điều khiển phun.

    • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

    Trả lời câu hỏi Bài 27 trang 120 Công nghệ 11: Hệ thống nhiên liệu động cơ xe máy có bơm xăng không? Tại sao cấu tạo như vậy mà hệ thống vẫn làm việc được?

    Lời giải:

    Quảng cáo

    Hệ thống nhiên liệu động cơ xe máy không có bơm xăng. Hệ thống vẫn làm việc được vì thùng xăng được đặt cao hơn bộ chế hòa khí nên xăng tự chảy vào bộ chế hòa khí.

    Quảng cáo

    Các bài giải bài tập Công nghệ 11 khác:

    Giới thiệu kênh Youtube VietJack

    • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

    Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

    Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

    Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

    Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

    bai-27-he-thong-cung-cap-nhien-lieu-va-khong-khi-trong-dong-co-xang.jsp

    Tóm tắt lý thuyết

    • Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.

    • Sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen

    • Bầu lọc nhiên liệu: loại bỏ các tạp chất ra khỏi nhiên liệu như cặn bẩn, nước,…

    • Bầu lọc thô có nhiệm vụ tách nước ra khỏi nhiên liệu và  lọc các hạt thô [không quá 0,04 - 0,1 mm].

    • Bầu lọc tinh có nhiệm vụ lọc sạch cặn bẩn có kích thước rất nhỏ lẫn trong nhiên liệu để đảm bảo chất lượng làm việc, độ bền của bơm cao áp và vòi phun.

    • Bơm chuyển nhiên liệu có nhiệm vụ hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bầu lọc thô và bầu lọc tinh để cung cấp cho bơm cao áp, đảm bảo một lưu lượng nhiên liệu cần thiết đủ để làm mát.

      • Bơm chuyển thường đạt áp suất lớn khoảng [1,5-6]kg/cm2 để thấng mọi sức cản.

      • Cấu tạo bơm chuyển nhiên liệu:

    • Bơm cao áp có nhiêm vụ cung cấp nhiên liệu với áp suất cao, đúng thời điểm và lượng phù hợp với chế độ làm việc của động cơ tới vòi phun để phun vào xilanh của động cơ.

    • Vòi phun có nhiệm vụ phun tơi nhiên liệu vào xilanh để quá trình hình thành hòa khí diễn ra hoàn hảo. Quá trình phun đều do áp suất nhiên liệu quyết định. Do vậy cả bơm cao áp và vòi phun đều phải có cấu tạo đặc biệt và có độ chính xác cao.

    2. Nguyên lí làm việc

    Hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen

    • Khi động cơ làm việc, ở kì nạp, không khí được hút  qua bầu lọc khí nạp vào xilanh; ở kì nén chỉ có khí trong xilanh bị nén.

    • Nhiên liệu từ thùng nhiên liệu được bơm hút lên, được lọc qua bầu lọc thô, bầu lọc tinh rồi vào bơm cao áp.

    • Tại bơm cao áp nhiên liệu được nén đến áp suất cao. Cuối kì nén, bơm cao áp bơm một lượng nhiên liệu nhất định với áp suất cao vào vòi phun để phun vào xilanh của động cơ.

    • Nhiên liệu hòa trộn với khí nén tạo thành hòa khí rồi tự bốc cháy.

    Bài tập minh họa

    Tại sao nhiên liệu phun vào xilanh lại phải có áp suất cao?

    Hướng dẫn giải

    • Nhiên liệu được phun vào xilanh ở áp suất cao là vì khi nhiên liệu cháy sẽ làm kích nổ, giảng nở không khí bên trong xilanh làm đẩy pittông.

    • Ở một số động cơ lớn không dùng puri để đánh lửa mà động cơ sẽ nén khí kèm nhiên liệu ở áp suất cao gây ra kích nổ mà không cần có tia lửa nào.

    Bài 2:

    Tại sao trong hệ thống lại có thêm bầu lọc tinh?

    Hướng dẫn giải

    • Do cấu tạo và nguyên lí làm việc cua bơm cao áp và vòi phun, vẫn còn một lượng nhiên liệu bị rò qua khe hơ siừa các chi tiết [dù đã được chê tạo với độ chính xác cao] nên trong hệ thống có đường hồi nhiên liệu từ bơm cao áp và vòi phun vể thùng chứa.

    Bài 3:

    Trình bày nhiệm vụ và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen.

    Hướng dẫn giải

    • Nhiệm vụ: Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với yêu cầu các chế độ làm việc của động cơ.

    • Nguyên lí làm việc

      • Khi động cơ làm việc, ở kì nạp, không khí được hút qua bầu lọc khí, đường ống nạp và cửa nạp đi vào xilanh ; ở kì nén. chỉ có khí ở trong xilanh bị nén.

      • Nhiên liệu được bơm hút từ thùng nhiên liệu, được lọc qua các bầu lọc thô và tinh rồi đưa tới khoang chứa của bơm cao áp. Cuối kì nén, bơm cao áp bơm một lượng nhiên liệu nhất định với áp suất cao vào vòi phun đổ phun vào xilanh động cơ.

      • Nhiên liệu hoà trộn với khí nén tạo thành hoà khí rồi tự bốc cháy.

    Lời kết

    Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

    • Nêu được nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ điêzen .

    • Trình bày được sơ đồ và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen.

    • Trình bày được đặc điểm của sự hình thành hoà khí ở động cơ điêzen

    Video liên quan

    Chủ Đề