Vậy em hiểu như thế nào về đề tài của văn bản

Bởi Anh-Duc Hoang, To Thuy Diem Quyen

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Anh-Duc Hoang, To Thuy Diem Quyen

Giới thiệu về cuốn sách này

1]

* Khái niệm đề tài 

- Đề tài là phạm vi cuộc sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.

* Một số ví dụ về đề tài:

- Đề tài của truyện ngắn Lão Hạc [Nam Cao] là cuộc sống và số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

- Đề tài của Truyện Kiều [Nguyễn Du] là cuộc đời và số phận bất hạnh của người phụ nữ trong bối cảnh xã hội phong kiến thối nát.

- Đề tài của bài thơ Đồng chí [Chính Hữu] là tình đồng chí, đồng đội của những anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.

- Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh lấy đề tài về mùa thu, cụ thể là thời khắc giao mùa.

- Đề tài của truyện Tấm Cám là xung đột giữa người tốt và người xấu, giữa thiện và ác.

* Khái niệm về chủ đề:

Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức nhà văn với cuộc sống.

* Ví dụ chủ đề:

- Chủ đề của truyện ngắn Lão Hạc [Nam Cao] là nhân cách, lòng tự trọng của người nông dân trước cái đói, sự nghèo khổ.

- Chủ đề của Truyện Kiều [Nguyễn Du] là thực trạng xã hội vô nhân đạo và số phận con người sống trong xã hội ấy. Vấn đề tình yêu, nhân phẩm, công lí... cũng được Nguyễn Du đặt ra để lí giải

- Chủ đề của tác phẩm Nam quốc sơn hà là niềm tự hào và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật:

Cảm hứng nghệ thuật và tư tưởng của văn bản có mối quan hệ mật thiết. Cách nêu lên nhận thức, lí giải chủ đề của tác giả bao giờ cũng chứa đựng trong đó những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc cá nhân. Đây là mối  quan hệ rất khó tách bạch

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thông thường các bạn học sinh hay nhầm lẫn hai khái niệm này. Thực ra , chỉ cần hiểu đơn giản Đề tài: là phạm vi hiện thực mà tác giả tái hiện trong tác phẩm Chủ đề: là những vấn đề tác giả gửi gắm thông qua đề tài Như vậy cơ sở để tìm chủ đề là phải tìm đề tài trước Ví dụ ;trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố Đề tài ; hiện thực cuộc sống của nông dân việt nam trong cảnh thuế khóa nặng nề Chủ đề ; cuôc sống bất hạnh của nông dân việt nam, những bất công và tội ác của chế độ thực dân phong kiến Ví dụ khác, trong bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan Đề tài ; Khung cảnh đèo ngang trong buổi xế tà Chủ đề ; Nỗi niềm tâm sự u hoài cố quốc của thi nhân

Nếu nắm chắc và phân biệt hai khái niệm này, học sinh sẽ có định hướng để có cơ sở tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm!

Reactions: Hà Chi0503 and main giấu nghề

hi hi hi......... mina cóa ý kiến nà ĐỀ TÀI : là hiện tượng đời sống đc thể hiện trong hình tượng . Bất cứ hình tượng nào cũng có thể quy về 1 hiện tượng xã hội hay hiện tượng nhân sinh , tùy theo nội dung của nó VD : Chí Phèo về mặt xã hộ là 1 nông dân hoặc hẹp hơn là 1 cố nông , hạng cùng đinh trong xã hội , nhưng về mặt văn học thì có thể qui thành rộng hơn là con người bị tha hóa CHỦ ĐỀ : là vấn đề ,là khía cạnh hay ý nghĩa cơ bản của đề tài đc tập trung thể hiện trong các tác phẩm ,cũng cótheer hiểu chủ đề là góc độ ,bình diện , con đường mà tác giả đưa dắt người đọc thâm nhập vào đề tài tác phẩm VD : cũng viết về Bác Hồ nhưng bài " Bác ơi " của Tố Hữu nhấn mạnh lòng thương đời bao la của Người gắn bó với đời trong mọi niềm vui ,nỗi buồn đau , nâng niu già trẻ ,cây trái ,hòa lẫn với non sông đất trời . Bài " Người đi tìm hình của nước " của Chế Lan Viên lạitheer hiện khía cạnh : Bác là người đi tìm tương lai đọc lập cho đất nước Chủ đề văn học mang tính chất thời sự xã hội và lịch sử ,bởi vì nó là sản phẩm của xã hội và là lịch sử , những khái quát của chủ đề có thể làm cho vấn đề có ý nghĩa phổ biến mang tính chất nhân đức ,tự do và nô lệ , chủ đề của các tác phẩm văn học lớn xưa nay đều mang tính chất phổ biến , vĩnh cửu

>>> chủ đề và đề tài có thể hok phù hợp với nhau

Em học kém môn Văn lắm nên rất mong được mọi người chỉ bảo thêm.
Đọc bài viết nói về đề tài và chủ đề của mọi người , em muốn hỏi thêm là : có phải đề tài và chủ đề là hai yếu tố nằm trong nội dung của một tác phẩm văn học không , và nếu đúng vậy thì nội dung của một tác phẩm văn học còn bao gồm những yếu tố nào nữa ?

Em nói đúng rồi, đề tài và chủ đề là hai lớp cơ bản và đầu tiên của nội dung một tác phẩm văn học Nội dung tác phẩm còn có những lớp sau: cảm hứng, tư tưởng, sắc điệu thẩm mỹ, giá trị ,ý nghĩa của tác phẩm. Cũng không nên tách bạch các lớp này , mà trong tác phẩm bao giờ cũng có sự đan chéo và xuyên thấm lẫn nhau Em có thể xem lại kiến thức phần này ở SGK lơp11- tập 2 phần lí luận văn học

Mong em học ôn hiệu quả!

Em nói đúng rồi, đề tài và chủ đề là hai lớp cơ bản và đầu tiên của nội dung một tác phẩm văn học Nội dung tác phẩm còn có những lớp sau: cảm hứng, tư tưởng, sắc điệu thẩm mỹ, giá trị ,ý nghĩa của tác phẩm. Cũng không nên tách bạch các lớp này , mà trong tác phẩm bao giờ cũng có sự đan chéo và xuyên thấm lẫn nhau Em có thể xem lại kiến thức phần này ở SGK lơp11- tập 2 phần lí luận văn học

Mong em học ôn hiệu quả!

SGK của em mà có phần đó thì em đi bằng đầu gối

Em hãy xem lại Tập 2-Văn học nước ngoài và lí luận văn học.Bài 1 :"tác phẩm văn học" trang 102
Đây là những kiến thức cơ bản có trong sách giáo khoa, em hãy để ý cẩn thận nhé!

hihihihi..............phải cóa thật mới post chị nhỉ
mờ còn phần tư tưởng của tác phẩm nữa , chị bjx thì post đi [ hem là em post mất :mrgreen:

Tư tưởng là yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong 1 tác phẩm văn học. Vì nó có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tác phẩm. Nó quy định phạm vi của đề tài, tạo ra ý nghĩa của chủ đề; chi phối sự hoạt động và mối liên hệ giữa các nhân vật; dẫn dắt quá trình phát triển của cốt truyện... Nói như Korolenco thì:"Tư tưởng là linh hồn của tác phẩm văn học". Hay Bielinxki từng nhận định:"Trong những tác phẩm nghệ thuật chân chính, tư tưởng đâu phải là một khái niệm trừu tượng được thể hiện một cách giáo điều, mà nó là linh hồn của chúng, nó chan hòa trong chúng như ánh sáng chan hòa trong pha lê" Nói 1 cách hình ảnh thì tư tưởng tác phẩm giống như 1 thanh nam châm, còn các yếu tố cấu thành nên tác phẩm sẽ bị hút vào đó. Tư tưởng tác phẩm thể hiện qua đâu? Qua hệ thống nhân vật, trong đó nhân vật trung tâm sẽ mang tư tưởng chủ đạo của nhà văn. Chúng thống nhất có hệ thống với nhau. Ví dụ trong "Truyện Kiều" thì tư tưởng được Nguyễn Du mang gửi gắm vào Kiều, trong truyện ngắn cùng tên, Chí Phèo của Nam Cao đã mang tư tưởng của ông... Trong thơ thì tư tưởng được biểu hiện thông qua hệ thống hình tượng thơ và các hệ thống hình ảnh khác... ví dụ trong "Đồng chí" thì đó là hình tượng người bộ đội cụ Hồ và các hình ảnh khác về cuộc sống gian khổ của người lính kháng chiến chống Pháp... Một số ý kiến đóng góp vào như vậy.

Chào thân ái và quyết thắng!

đúng oài ....mina đồng ý cả 2 tay lun

Cat Hai nhất trí, nhưng bổ sung thêm: Không thể gọi thành tên về tư tưởng của tác phẩm. Người ta đọc xong tác phẩm thường chỉ cảm nhận được tác phẩm ấy ca ngợi hay phê phán, đồng tình hay phản đối, bênh vực hay đấu tranh, đồng cảm xót thương hay ghê tởm...trước các hiện tượng phản ánh. Vì thế, tư tưởng tác phẩm [cũng là tư tưởng của nhà văn, rộng hơn là tư tưởng của lẽ phải - vì nhà văn viết tác phẩm là đại diện cho lẽ phải của cuộc đời mà viết dựa trên những rung cảm sâu xa của chính mình!] có nhiều biểu hiện. Ngoài hệ thống nhân vật còn có các yếu tố như: quan niệm [mỗi nhà văn đều có 1 quan niệm riêng về thế giới và con người, viết tác phẩm là hành động thể hiện quan niệm của mình về cuộc sống và con người, chẳng hạn như: đẹp, xấu, vị tha, vị kỉ, tầm thường, cao thượng...bao nhiêu nhân vật văn học đã chứng minh điều này...], cách cắt nghĩa, lí giải, sự chọn lựa các phương tiện nghệ thuật, ngôn ngữ...vvv...đều là sự ẩn chứa của tư tưởng. Con người anh lãng mạn hào hoa, ắt ngôn từ cũng theo đó mà gieo vào lòng người tiếp nhận một cái gì bay bổng, vời vợi không hiểu hết, chỉ cảm mà không thể hiểu vì sao? Con người anh hay đay nghiến, chì chiết cuộc đời, ngôn ngữ cũng vậy: cứ như dao cứa vào lòng người đọc sự day dứt mà không ai bảo cũng hiểu được! Cách chọn và xử lí đề tài sao cho vấn đề đến với bạn đọc cụ thể, chân thực và "thực hơn" đời sống cũng là vấn đề tư tưởng.
Tóm lại, CatHai nghĩ, tư tưởng tác phẩm Vh khá rộng, hiểu bao nhiêu cũng chưa hết. Vấn đề là khả năng của người học và yêu cầu của chương trình đến đâu là vừa thôi! Mọi người thứ lỗi!

Video liên quan

Chủ Đề