Vào Bình Dương có bị cách ly không

Dịch COVID-19: Bình Dương quyết tâm kiểm soát dịch bệnh trong tháng 8/2021 Bình Dương [TTXVN 5/8]

Bình Dương quyết tâm kiểm soát được dịch bệnh ở 5/9 huyện, thị xã, thành phố "vùng xanh", "vùng vàng" vào 15/8; kiểm soát được "vùng đỏ" giáp với Thành phố Hồ Chí Minh vào 30/8.

Đây là khẳng định của Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi tại cuộc làm họp về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh, do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì, diễn ra vào chiều 5/8, tại Bình Dương.

* Triển khai giải pháp trực chiến cao nhất Theo ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, trong đợt dịch thứ 4, tính đến ngày 5/8, toàn tỉnh ghi nhận 22.053 ca mắc COVID-19 tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 136 ca tử vong. Các ổ dịch xuất hiện trong cộng đồng cơ bản được kiểm soát. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, số ca mắc mới tăng nhanh liên tục, tỉnh Bình Dương triển khai giải pháp trực chiến cao nhất. Siết chặt quản lý từng địa bàn, các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết không để "chặt ngoài, lỏng trong" ở các khu phong tỏa, cách ly. Các công ty, doanh nghiệp được phép hoạt động phải đảm bảo phương án sản xuất "3 tại chỗ" hoặc thực hiện phương án "1 cung đường, 2 điểm đến". Thực hiện chiến lược giảm ca mắc mới, tỉnh Bình Dương quyết liệt thực hiện Chỉ thị 16; từ 0 giờ ngày 2/8, người dân trên địa bàn tỉnh không được ra đường 24/24 giờ, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định. Bình Dương tổ chức xét nghiệm diện rộng [bằng test nhanh và test khẳng định RT-PCR] đợt 2 [từ ngày 2/8] để hạn chế ca mắc mới, khẩn trương bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, sớm kiểm soát và ổn định tình hình. Bên cạnh đó, ông Võ Văn Minh cho biết, Bình Dương nâng cao năng lực xét nghiệm lên 25.000 mẫu đơn/ngày [tương đương 250.000 mẫu gộp 10/ngày]; thành lập 600 đội lấy mẫu cơ động, đảm bảo trả kết quả trong 24 giờ, lấy mẫu có trọng tâm, trọng điểm để từng bước làm sạch địa bàn. Các địa phương "vùng đỏ" [thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; thị xã Tân Uyên] tập trung khoanh vùng, xét nghiệm nhanh, cách ly sớm, thu hẹp phạm vi, khẩn trương dập dịch. Các địa phương "vùng vàng" [thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng] khẩn trương làm sạch ca F0, nhanh chóng chuyển thành "vùng xanh". Những "vùng xanh" [các huyện: Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên] giữ vững tình hình để làm vùng đệm vững chắc cho các địa phương phía Nam. Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt "bóc tách nhanh F0 ra khỏi cộng đồng, hạn chế số ca tăng nhanh, giảm thiểu ca tử vong", Bình Dương thần tốc hơn nữa trong công tác xét nghiệm diện rộng, điều tra dịch tễ, truy vết, cách ly, lấy mẫu. Những nơi đã xét nghiệm sàng lọc phải khóa chặt, kiểm soát người ra vào. Toàn tỉnh thực hiện phân tầng điều trị theo mô hình 3 cấp để giảm tải cho các cơ sở điều trị tuyến tỉnh; đồng thời điều phối F0 giữa 3 tầng [tầng 1 chiếm 60%, tầng 2 chiếm 35%, tầng 3 chiếm 5%]. Do đó, để đảm bảo năng lực đáp ứng phòng, chống dịch trong thời gian tới, tỉnh Bình Dương thực hiện phương châm "4 tại chỗ", tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; tăng cường tuyên truyền để mọi người nêu cao tính chủ động, tinh thần trách nhiệm thực hiện biện pháp phòng, chống dịch. Các lực lượng nâng lên 50.000 chỗ cách ly tập trung, mở rộng lên 100.000 chỗ; mở rộng lên 30.000 giường điều trị; khẩn trương thực hiện ngay các gói mua sắm bổ sung các vật tư, trang thiết bị y tế, test, sinh phẩm và thuốc điều trị COVID-19...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho biết, Bình Dương đang kiện toàn, mở rộng Tổng đài 1022 để tiếp nhận thông tin yêu cầu của người dân về cấp cứu, chuyển viện, tư vấn y tế, cứu trợ, an ninh trật tự; thành lập Trung tâm thông tin tác chiến cấp tỉnh, huyện, các đội phản ứng nhanh 3 cấp để kịp thời giải quyết các yêu cầu khẩn cấp của người dân, không để người dân chịu đói.

"Bình Dương đặt mục tiêu đến ngày 15/8, quyết tâm giữ vững các 'vùng xanh', củng cố vững chắc 'vùng vàng'. Trong 2 tuần cuối tháng 8/2021 sẽ dồn sức khoanh gọn dần, xử lý các ổ dịch còn lại", Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương khẳng định. 

* Doanh nghiệp tự xét nghiệm nhanh, chủ động sản xuất

Hỗ trợ công tác điều trị tại tỉnh Bình Dương, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, đội ngũ y bác sĩ của tỉnh rất quyết tâm trong công tác điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 và có nhiều cách làm sáng tạo. Điển hình, trong một số khu tiếp nhận F0 không triệu chứng, các F0 hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày, giám sát lẫn nhau nếu có triệu chứng. Tuy nhiên, Bình Dương phải khẩn trương trang bị hệ thống oxy tập trung để dùng được máy thở oxy dòng cao HFNC… cho tầng 2 điều trị bệnh nhân COVID-19 triệu chứng nhẹ; xây dựng 200 giường hồi sức cấp cứu để tập trung điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng ở tầng 3.

Liên quan đến chia sẻ của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu về tình trạng thiếu thuốc điều trị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu lãnh đạo tỉnh Bình Dương tập trung bàn, thống nhất và ra quyết định để khẩn trương mua đầy đủ thuốc điều trị cũng như các trang thiết bị y tế, đồ bảo hộ phục vụ chống dịch trên nguyên tắc công khai, minh bạch, tuyệt đối không để tiêu cực.

"Dứt khoát không để các bệnh viện thiếu vật tư, trang thiết bị điều trị; các y, bác sĩ tuyến đầu thiếu đồ bảo hộ an toàn", Phó Thủ tướng lưu ý. Về công tác xét nghiệm, ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế, Bộ Y tế, đề xuất tỉnh Bình Dương sử dụng xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp [10 đến 20] để "quét nhanh và chính xác các vùng an toàn"; khẩn trương tiêm vaccine phòng COVID-19 ở các vùng nguy cơ cao, rất cao, đã được quét lần 1 để giảm nguy cơ lây nhiễm và ca bệnh nặng; đồng thời, tăng cường lực lượng phục vụ bệnh nhân trong các khu điều trị. Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đánh giá cao công tác phòng, chống dịch của Bình Dương. Qua quá trình kiểm tra thực tế tại một số địa phương, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ nhận được phản ánh của nhiều doanh nghiệp về quy định phải có nhân viên y tế mới công nhận kết quả xét nghiệm nhanh cho công nhân, dẫn đến doanh nghiệp không đảm bảo kế hoạch sản xuất. Do đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề xuất Bình Dương đẩy mạnh việc khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện xét nghiệm nhanh để dồn lực lượng y tế hỗ trợ công tác khác. Liên quan đến khó khăn của các doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, trong thời gian qua, Bình Dương đã chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bằng cách tự triển khai xét nghiệm nhanh định kỳ cho công nhân. Qua một thời gian thực hiện, các doanh nghiệp tự nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn cho công nhân, sớm ổn định sản xuất. * Tập trung dập dịch trong tháng 8/2021 

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực của Bình Dương trong việc tăng cường các cơ sở cách ly tập trung, hệ thống thu dung F0 không triệu chứng, các tầng điều trị bên dưới theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Với sự hỗ trợ trong thời gian tới của Bộ Y tế về một số trang thiết bị, máy móc ở tầng điều trị trên cùng, Bình Dương có thể chủ động giảm tỷ lệ tử vong. Bên cạnh đó, việc thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, trong những ngày gần đây, số ca mắc mới tại đây đã giảm rõ rệt, chủ yếu tập trung ở các khu phong tỏa. Dự kiến, số ca mắc mới sẽ giảm trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng nhất trí với mục tiêu, đến ngày 15/8, cơ bản kiểm soát được dịch bệnh ở 5/9 huyện, thị xã, thành phố; ngày 30/8, cơ bản kiểm soát được 4 thị xã, thành phố còn lại giáp với Thành phố Hồ Chí Minh. "Đây là quyết tâm rất lớn của lãnh đạo và nhân dân tỉnh Bình Dương, đồng lòng vượt qua khó khăn, sớm quay lại trạng thái bình thường mới để phát triển", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đối với các khu vực tập trung đông công nhân ở trọ, Phó Thủ tướng yêu cầu, Bình Dương tính toán phương án, giải pháp giãn, giảm mật độ bằng cách di dời từng khu nhà trọ ra những địa điểm khác để tạo "đường băng cản dịch, giữ vững những khu vực còn an toàn"; đồng thời yêu cầu các lực lượng tích cực động viên người lao động "ai ở đâu ở yên đấy", không về quê trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Tại các vùng an toàn, các Tổ COVID-19 cộng đồng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để kiểm soát người từ nơi khác đến.

Phó Thủ tướng đề nghị ngành Y tế Bình Dương tổ chức lại hệ thống điều phối hai chiều giữa các tuyến điều trị [chuyển lên tầng điều trị cao hơn khi bệnh nhân diễn biến nặng, chuyển xuống tầng điều trị dưới khi thuyên giảm] trên cơ sở cập nhật số bệnh nhân, giường bệnh tại các cơ sở điều trị./.

Diệp Trương

Người dân làm thủ tục tại cửa ngõ vào Bình Phước thuộc xã Tân Lập, huyện Đồng Phú - Ảnh: B.L.

Thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho hay tối 6-10, UBND tỉnh đã có công văn hỏa tốc về thực hiện biện pháp phòng, chống dịch đối với người về từ TP.HCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu tổ chức xét nghiệm RT-PCR [hoặc xét nghiệm nhanh] cho tất cả những người về từ TP.HCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An vào ngày đầu tiên khi tiếp nhận.

Đối với người về từ TP.HCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An thực hiện cách ly theo các kịch bản, cụ thể: những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 [thẻ xanh] hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về Bình Phước: tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương.

Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 [thẻ vàng]: thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về Bình Phước; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo, xét nghiệm ngày thứ nhất và ngày thứ 7 kể từ ngày về Bình Phước.

Những người chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 thì cách ly tập trung 14 ngày kể từ ngày về Bình Phước hoặc cách ly tại nhà nếu có đủ điều kiện cách ly theo quy định, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo, xét nghiệm ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về Bình Phước.

Những người đã tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 hoặc khỏi bệnh COVID-19 tại nước ngoài thì việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.

Tỉnh Bình Phước có hơn 1 triệu dân, đến nay đã tiêm cho hơn 25% dân số trong khoảng 700.000 người trên 18 tuổi. Hiện địa phương này đang tiếp tục tăng cường triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân trong tỉnh.

Đến tối 6-10, Bình Phước có 1.421 ca mắc, trong đó đã xuất viện 1.074 ca, 335 ca đang điều trị và 12 ca tử vong.

Người dân chờ làm thủ tục tại cửa ngõ vào Bình Phước thuộc xã Tân Lập, huyện Đồng Phú - Ảnh: B.L.

Tiếp nhận hơn 25 tỉ đồng hỗ trợ học sinh Bình Phước học trực tuyến

BÙI LIÊM

Video liên quan

Chủ Đề