Văn hóa học trực tuyến là gì

Quan niệm về giáo dục truyền thống đã thay đổi hoàn toàn trong vòng vài năm trở lại đây. Ngày nay, bạn có thể tiếp cận với một nền giáo dục chất lượng bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào bạn muốn, miễn là bạn có quyền truy cập vào máy tính. Hiện nay chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới – cuộc cách mạng của học trực tuyến.

Giáo dục trực tuyến là hình thức học diễn ra trên Internet. Nó thường được gọi là “elearning” trong một số các thuật ngữ khác. Tuy nhiên, học trực tuyến chỉ là một loại “học từ xa” – một thuật ngữ cho bất kỳ việc học nào diễn ra trong khoảng cách xa và không theo phương thức truyền thống của lớp học.

Xem thêm: Học trực tuyến là gì

Nội dung tài liệu học tập có thể được cập nhật từ các phần mềm học trực tuyến và các ứng dụng di động khác. Đặc điểm vượt trội của đào tạo qua mạng đó chính là tính tương tác cao và đa dạng giữa giảng viên và người học. Theo tính năng đó, giảng viên và người học có thể trao đổi trực tiếp với nhau thông qua các ứng dụng: chat, zoom, email, diễn đàn, hội thảo trực tuyến,…

Các lớp học trực tuyến onlineđầu tiên được đưa ra vào năm 1986 bởi trường Đại học John F. Kennedy ở California – Hoa Kỳ. Cho đến ngày nay, tại Mỹ đã có tổng số 21 triệu đăng ký học tập qua website học online. Theo một nghiên cứu của tổ chức Babson Survey Research Group cho thấy vào năm 2013 tại Mỹ đã có trên 7 triệu sinh viên đăng ký tham gia lớp học online.

Các chuyên gia về đào tạo giáo dục đã có hơn 30 năm nghiên cứu cho thấy kết quả học tập tại các website học trực tuyến không hề thua kém so với các lớp học truyền thống. Dựa vào ưu điểm về sự tiện ích của học online nên nhiều người cho rằng nó dễ dàng hơn đào tạo truyền thống. Tuy nhiên, khóa học trực tuyến đại học qua mạng có nghiêm ngặt và khó khăn hay không cũng tùy thuộc vào giảng viên và sự đánh giá của web elearning.

Văn hóa học trực tuyến là gì

Tham khảo: Người lưỡng tính (Bisexual): Các trường hợp và dấu hiệu nhận biết

Một nghiên cứu cho thấy, ở các nước phát triển hiện nay có trên 80% các tổ chức và trường đại học cung cấp và thiết kế website trường học trực tuyến online trong đó có cả những trường Đại học hàng đầu như: Đại học California – Berkeley, Đại học Harvard và Đại học Chicago.

[ KHÁM PHÁ 7 xu hướng học tập trực tuyến năm 2021 ]

Các tổ chức và cá nhân thiết kế web Elearning luôn có nhiều định dạng và phương thức cho quá trình học tập như: đào tạo bằng các văn bản thuần túy thông qua thư điện tử, đào tạo bằng phương pháp đặc trưng tương tác ở mức độ cao thông qua các dịch vụ phương tiện phong phú.

Ngoài ra, học trực tuyến qua mạng còn có thể cho phép học viên truy cập các liên kết bên ngoài, những mô phỏng chất lượng cao và các hiệu ứng sinh động.

Chính vì thế, tùy thuộc vào mức độ học tập của học viên và quy mô của website học tập trực tuyến mà có nội dung cũng như phương pháp đào tạo thích hợp nhất.

Tham khảo: Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ – Cục quản lý khám chữa bệnh

[ KHÁM PHÁ những hiểu lầm tai hại về học đại học online ]

Trái với nhận thức được tạo ra bởi các phương tiện truyền thông thì lợi ích chủ yếu của MOOC (học trực tuyến đại chúng mở) không phải là kết quả học tập của học viên mà là mức giá của khóa học qua mạng.

Theo một nghiên cứu gần đây của trường Columbia Teachers College cho thấy học online phù hợp với người trưởng thành có tuổi nhưng năng động. Lớp học trực tuyến mang đến cho họ kết quả học tập tốt hơn đào tạo truyền thống. Tuy nhiên, đối với người có tuổi từ 18 đến 24 thì lớp học online không mang lại kết quả cao cho họ vì khả năng tập trung và kiên trì của họ kém, thông tin họ tiếp thu không chắc chắn.

Văn hóa học trực tuyến là gì

Tham khảo: Người lưỡng tính (Bisexual): Các trường hợp và dấu hiệu nhận biết

Việc thiết kế web đào tạo online giúp giảm bớt được nhiều chi phí xây dựng trường học, cắt giảm được các khâu như: trang bị cơ sở vật chất cho lớp học. Bên cạnh đó, với thiết kế website thanh toán online còn hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả trong việc đóng học phí của học viên.

Hệ thống học trực tuyến đại học có thể trở thành tiêu chuẩn cho các thế hệ sinh viên sau này. Mặc dù có những ưu điểm tuyệt vời của giáo dục trực tuyến, nhưng loại chương trình này không dành cho tất cả mọi người. Chúng tôi khuyên các bạn sinh viên nên nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ trước khi đăng ký các chương trình học trực tuyến.

Danh mục: WIKI

Nguồn: https://ncvanhoa.org.vn

Trong quá trình dạy học trực tuyến, tôi nhận ra nhiều điều về văn hóa học trực tuyến.

Trước hết, xin nói về giao tiếp đầu giờ. Ở lớp thực, sinh viên lần lượt vào lớp và chờ đến giờ để bắt đầu buổi học. Các em có thể trò chuyện vui vẻ với các bạn cùng lớp của mình vào thời gian đó. Còn ở lớp trực tuyến thì sao? Tôi thường là người mở đầu trước. Tôi sẽ gửi lời chào đến lớp qua micro hay qua tin nhắn, sinh viên liền chào hỏi lại. Và tôi sẽ có những câu thăm hỏi ngắn để tạo một không khí thân thiện với các em. Trong khoảng thời gian trước khi bắt đầu dạy, tôi thường mở nhạc Mozart hoặc Beethoven từ 10 - 15 phút để tốt cho trí não người học, giúp dễ tiếp thu kiến thức.

Việc đi học trễ ở lớp học trực tuyến tôi thấy nhiều hơn ở lớp thực. Do học trực tuyến các sinh viên dễ quên, ít động lực học... Có khi vào lớp trễ không phải do chủ quan của sinh viên mà có thể do trục trặc về kỹ thuật: mạng internet không ổn định, laptop hỏng... Tiếp theo là việc điểm danh. Tôi sử dụng Google Meet để dạy và thấy có mục tin nhắn. Nếu sinh viên tham dự lớp, vào tin nhắn gõ họ tên mình vào thì cũng xem như đã điểm danh, không mất thời gian chung của lớp.

Cuối cùng nói về thời gian học. Sinh viên học trực tuyến quy định theo đúng thời khóa biểu lớp thực. Điều này cũng phần nào giúp sinh viên không bỏ bê việc học được. Tuy nhiên, nếu lớp học trực tuyến kéo dài đến 5 tiết thì xem chừng mệt mỏi cho sinh viên, ngay cả laptop mở suốt 5 tiết thì cũng nóng máy. Với lớp trực tuyến, tôi thấy thời gian tiết học nên khoảng 30 - 50% so với tiết học thực, còn lại giáo viên giao bài tập, giới thiệu tài liệu cho học sinh, sinh viên tự học. Nếu người học còn nhỏ tuổi thì có khó khăn như sau: cần có người lớn ngồi kèm khi học trực tuyến. Cho nên với học sinh nhỏ tuổi, hình thức học nên tổ chức các link bài giảng, không cần học face-to-face. Cha mẹ đi làm ban ngày, buổi tối mở link bài giảng và kèm cho con cái học như vậy thuận tiện hơn.

Hình thức học trực tuyến đang được sử dụng nhiều trong thời dịch Covid-19 này. Dịch Covid-19 đã đẩy mạnh cách mạng số trong dạy học. Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư quy định về dạy học trực tuyến. Hy vọng, chúng ta ngày càng sử dụng hình thức trực tuyến được tiện lợi và phù hợp nhất.

Tin liên quan

(HNMCT) - Do ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19, học tập trực tuyến không còn là khái niệm xa lạ mà đang dần trở nên phổ biến từ cấp phổ thông cho đến đại học. Tuy nhiên, văn hóa học tập trong môi trường mới này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khiến các nhà làm giáo dục phải trăn trở.

Văn hóa học trực tuyến là gì

Văn hóa ứng xử trên môi trường học trực tuyến đang là nỗi trăn trở của nhiều nhà giáo dục.

Đề cập tới chủ đề này, một bài báo đăng trên thời báo Ấn Độ Ngày nay số ra gần đây nhấn mạnh, trong khi nhiều phần mềm hỗ trợ học tập trực tuyến nổi lên như những “vị cứu tinh” sau khi nhiều trường học phải đóng cửa vì tốc độ lây lan của dịch Covid-19, hầu hết các giáo viên cũng phải đối mặt với những thách thức chưa từng vấp phải trong mô hình giáo dục mới này.

Khó khăn đầu tiên mà bài báo đề cập đến đó là làm thế nào để hóa giải sự đơn điệu. Bởi không giống với học tập trực tiếp, các em học sinh sẽ được tham gia những hoạt động đa dạng ở nhiều không gian, từ lớp học tới phòng thí nghiệm hay thư viện và sân chơi, học online lại chỉ có thể ngồi một chỗ tiếp xúc kéo dài với màn hình trong nhiều giờ. Đây là nguyên nhân gây ra sự nhàm chán cho cả thầy cô giáo và học trò. Và thực tế, nhiều học sinh đã rời màn hình học tập để làm việc riêng, thậm chí là ngủ gật khiến cho chất lượng tiết học bị ảnh hưởng không nhỏ. Để có thể khắc phục được tình trạng này, các giáo viên phải nỗ lực cải tiến giáo án, làm cho tiết học trở nên sôi nổi và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của học sinh. Bên cạnh đó, các bài tập hoặc hoạt động theo hình thức phân nhóm cũng giúp thay đổi không khí và khiến học sinh hào hứng hơn với môn học. Ngoài ra, nhà trường cũng phải đặt ra quy định để giáo viên và học sinh bật webcam liên tục trong cả buổi học nhằm giám sát mức độ chuyên cần, đồng thời giúp thầy trò tương tác một cách dễ dàng hơn.

Vấn đề thứ hai là mức độ trung thực của học sinh khi làm các bài kiểm tra trên môi trường trực tuyến. Trong điều kiện bình thường, đã có khá nhiều sinh viên tận dụng con đường dễ dàng để thành công. Việc không phải chịu sự giám sát trực tiếp của giáo viên càng tạo cơ hội cho họ có thể gian lận để đạt thành tích cao. Đây là điều khiến các nhà giáo dục thực sự lo ngại vì khó có thể đánh giá chất lượng thực của sinh viên ra trường. Một số phụ huynh cho rằng, các cơ sở giáo dục nên xem xét việc giảm thiểu khả năng học sinh vi phạm quy chế học hành, thi cử bằng cách phát triển cơ chế bảo mật trên nền tảng riêng của trường, trong đó giáo viên được thông báo ngay lập tức khi học sinh rời khỏi màn hình kiểm tra để truy cập trình duyệt khác trong quá trình làm bài thi...

Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, yếu tố quan trọng giúp cải thiện tính chuyên cần của học sinh trên lớp học cũng như sự trung thực khi làm bài kiểm tra là nâng cao nhận thức của các em về tinh thần kỷ luật, tính tự giác và những nguyên tắc văn hóa học đường trong môi trường trực tuyến. Chẳng hạn như không bật thiết bị ghi hình nếu không mặc trang phục phù hợp, để chế độ im lặng trên thiết bị hội thoại nếu chưa cần thảo luận, phản hồi khi được yêu cầu trả lời. Người học cần chủ động tham gia thảo luận trong phòng thoại khi được nêu tên; thông báo với những người đang cùng tham gia khi bản thân phải dừng buổi học sớm.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), đối với thầy cô giáo, trước khi tiến hành giảng dạy, cần kiểm tra các thiết bị và tài liệu sử dụng cho buổi học xem có tương thích với phần mềm giảng dạy trực tuyến hay không. Để không bị gián đoạn trong việc truyền tải kiến thức, các giáo viên nên giảng bài trong phòng học chuyên dụng, có không gian yên tĩnh và đầy đủ trang thiết bị. Ngoài ra, việc bố trí máy ghi hình và ghi âm di động cũng rất cần thiết để người dạy có thể thoải mái di chuyển đến bảng viết, nhằm giải thích những vấn đề phức tạp, giúp người học có thể cảm nhận được cử động của người dạy thay vì chỉ thấy được khuôn mặt cận cảnh.

Trên thực tế, dịch Covid-19 bùng phát là điều không ai ngờ tới. Nó khiến học sinh, sinh viên và giáo viên trên toàn cầu chưa kịp trang bị cho mình kiến thức, văn hóa ứng xử trực tuyến và cả những kỹ năng cần thiết để tận dụng tối đa công nghệ trong hoạt động học tập và giảng dạy. Chính vì thế, “quy tắc ứng xử học trực tuyến” đã trở thành cụm từ khóa được tìm kiếm phổ biến trên thế giới khi mà tất cả phải làm công dân học tập số/ người học số. Tuy nhiên, bối cảnh mới đã đưa dạy và học online  trở thành một “cuộc cách mạng” về phương thức giáo dục, chính thức thay đổi hoàn toàn thói quen học tập trực tiếp như trước đây. Không ít người tin rằng, phương thức giáo dục này sẽ định hình một diện mạo mới cho tương lai.