Vận dụng phương pháp hành chính

Quản lí hành chính nhà nước [QLHCNN] là gì? Khái niệm quản lý hành chính nhà nước, các phương pháp quản lý hành chính nhà nước hiện hành theo quy định mới nhất.

Quản lý hành chính nhà nước là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp hoặc quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động chấp hành điều hành của nhà nước. Hoạt động quản lý này được các chủ thể có thẩm quyền thực hiện thông qua những phương pháp quản lý hành chính nhà nước nhằm đạt được những hành vi xử sự cần thiết. Có bốn phương pháp quản lý hành chính nhà nước bao gồm phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế.

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính, thủ tục hành chính, quản lý hành chính:1900.6568

1. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là gì?

Định nghĩa: Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước, cách thức tác động của chủ thể quản lý hành chính lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được những hành vi xử sự cần thiết.

Đặc điểm của phương pháp quản lý hành chính nhà nước :

+ Phương pháp quản lý hành chính nhà nước do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước [các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền trong bộ máy hành chính nhà nước] tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

+ Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức thực hiện quyền lực nhà nước trong quản lý.

+ Những phương pháp quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước được thể hiện dưới những hình thức quản lý hành chính nhà nước nhất định [ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật] và được tiến hành trong giới hạn do pháp luật quy định.

2. Những yêu cầu đối với phương pháp quản lý hành chính nhà nước:

Các phương pháp quản lý phải có khả năng quản lý lên các lĩnh vực chủ yếu của quản lý hành chính nhà nước.

Phương pháp quản lý phải đa dạng, thích hợp để tác động lên những đối tượng khác nhau.

Xem thêm: Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp quản lý phải có tính hiện thực.

Phương pháp quản lý phải có khả năng đem lại hiệu quả cao.

Phương pháp quản lý phải mềm dẻo và linh hoạt.

Phương pháp quản lý phải có tính sáng tạo.

Phương pháp quản lý phải hoàn toàn phù hợp với đường lối chính trị quy định chương trình quản lý trong từng giai đoạn cụ thể.

3. Những phương pháp quản lý hành chính nhà nước:

Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước bao gồm phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế.

3.1. Phương pháp thuyết phục:

Khái niệm: Thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.

  • Nội dung của phương pháp thuyết phục:

+ Phương pháp thuyết phục do chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.

Xem thêm: Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước là gì? Đối tượng quản lý

+ Bản chất của phương pháp thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.

+ Phương pháp thuyết phục được thể hiện bằng những hoạt động như: giải thích, động viên, hướng dẫn, chứng minh làm cho đối tượng hiểu rõ và tự giác chấp hành các yêu cầu của chủ thể quản lý.

3.2. Phương pháp cưỡng chế:

Khái niệm: Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định buộc cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế về mặt tài sản hoặc tự do thân thể.

  • Nội dung của phương pháp cưỡng chế:

+ Chủ thể áp dụng phương pháp cưỡng chế phải là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật như: cơ quan công an, ủy ban nhân dân

+ Đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế là cá nhân, tổ chức nhất định trong những trường hợp pháp luật quy định như: cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.

+ Biểu hiện của phương pháp cưỡng chế là buộc cá nhân, tổ chức phải chấp hành các quyết định đơn phương của chủ thể quản lý. Cụ thể là buộc cá nhân, tổ chức phải thực hiện hay không thực hiện những hành vi nhất định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định về mặt tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc tự do thân thể của cá nhân.

Phân loại: Có bốn loại cưỡng chế nhà nước: Cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự, cưỡng chế kỷ luật và cưỡng chế hành chính.

+ Cưỡng chế hình sự: là biện pháp cưỡng chế do các cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội hoặc bị tình nghi phạm tội.

Xem thêm: Quản lý hành chính nhà nước là gì? Đặc điểm quản lý hành chính nhà nước

+ Cưỡng chế dân sư: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm dân sự, gây thiệt hại cho nhà nước, tập thể hoặc công dân.

+ Cưỡng chế kỷ luật: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan và người có thẩm quyền áp dụng đối với những cán bộ công chức có hành vi vi phạm kỷ luật nhà nước.

+ Cường chế hành chính: Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan và người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa các vi phạm pháp luật

3.3. Phương pháp hành chính:

Khái niệm: Phương pháp hành chính là phương thức tác động tới cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý bằng cách quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà nước và phục tùng.

Đặc điểm của phương pháp hành chính

+ Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng cách đơn phương quy định nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý.

+ Phương pháp này được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật.
Các quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể quản lý do pháp luật quy định. Ví dụ: Chủ tịch UBND các cấp chỉ được ra chỉ thị, kiểm tra hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khuôn khổ, chức năng, quyền hạn của mình do pháp luật quy định.

Tóm lại, phương pháp hành chính là phương thức tác động đến cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý thông qua quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh và sự phục tùng.

Tư vấn pháp luật trong quản lý hành chính trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

3.4. Phương pháp kinh tế:

Khái niệm: Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người.

Đặc điểm của phương pháp kinh tế

+ Đây là phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế như việc quy định chế độ thưởng, xử phạt.

+ Phương pháp kinh tế được thể hiện trong việc sử dụng đòn bẩy kinh tế như: quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh; chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thưởng nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động có hiệu quả của đối tượng quản lý phát huy năng lực sáng tạo, chọn cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Những chức năng khác nhau của quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thông qua những phương pháp cụ thể. Vậy các phương pháp quản lý hành chính nhà nước là gì? Nội dung như thế nào?

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Khái niệm phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Những chức năng khác nhau của quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thông qua những phương pháp cụ thể. Việc sử dụng phương pháp này hay phương pháp khác cho ta thấy rõ thực chất của tác động có mục đích lên các đối tượng quản lý.

Theo nghĩa hẹp, phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước, cách thức tác động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được hành vi xử sự cần thiết.

Theo nghĩa rộng, phương pháp quản lý nhà nước còn bao hàm 2 nội dung khác là :

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức tổ chức hoạt động của chính chủ thể quản lý.
Ví dụ : cách thức phối hợp hoạt động giữa các cán bộ, công chức ở những vị trí khác nhau, làm những phần việc khác nhau nhưng cùng hướng tới việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định.

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong cách thức giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý.
Ví dụ : trong việc ban hành quyết định quản lý, quyết định của tập thể hay cá nhân hay là có sự phối hợp của nhiều chủ thể.

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật hành chính đều có thể được hỗ trợ, tư vấn bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính

Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước cụ thể

Quản lý là sự tác động đến nhận thức và hành vi con người. Trên thực tế, có hai khả năng tác động

[i] Sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau [được phép] để đảm bảo đạt được hành vi xử sự cần thiết một cách tự giác.

[ii] Sử dụng tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau [được phép] để bắt buộc đối tượng có liên quan thực hiện hành vi xử sự cần thiết.

Kết hợp 2 khả năng này dẫn đến hình thành những phương pháp quản lý như: phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế.

Xem thêm: Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính

Phương pháp thuyết phục trong quản lý hành chính nhà nước

Thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định.

Lợi ích khi sử dụng phương pháp thuyết phục

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý về cơ bản là nhất trí, hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí và phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Vì vậy, phương pháp quản lý chủ yếu là phương pháp thuyết phục. Mặt khác, những nhiệm vụ và mục tiêu của quản lý hành chính nhà nước không thể đạt được nếu thiếu sự ủng hộ rộng rãi và tích cực của quần chúng. Hoạt động quản lý chỉ có thể có hiệu quả cao trên cơ sở động viên và tạo điều kiện cho quần chúng tham gia vào giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trước bộ máy hành chính nhà nước. Sự trùng hợp về nguyên tắc lợi ích của chủ thể quản lý và lợi ích của đối tượng quản lý tạo cơ sở vững chắc cho ưu thế củ phương pháp thuyết phục. Như vậy, những phương pháp không sử dụng phương tiện bắt buộc là cơ sở quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Thông qua phương pháp thuyết phục, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước giáo dục cho mọi công dân nhận thức đúng đắn về kỷ cương xã hội, kỷ cương nhà nước, động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. các tổ chức xã hội là chỗ dựa vững chắc của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc nâng cao ý thức pháp luật của công dân, trong việc đảm bảo và mở rộng dân chủ.

Phương pháp thuyết phục thể hiện trong việc sử dụng những biện pháp khác nhau như giải thích, nhắc nhở, tổ chức, giáo dục, cung cấp thông tin, tuyên truyền, phát triển các hình thức tự quản xã hội, tổ chức thi đua, khen thưởng,… Những biện pháp này được quy định một cách chung nhất trong thẩm quyền của chủ thể quản lý hành chính nhà nước mà không giới hạn phạm vi áp dụng.

Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp cưỡng chế là cách thức tác động mang tính chất bắt buộc, có thể gây thiệt hại về vật chất, tinh thần hay các quyền, lợi ích khác của đối tượng quản lý nhằm thực hiện các yêu cầu quản lý đặt ra.

Phương pháp này được pháp luật quy định rất chặt chẽ về thẩm quyền, hình thức, trình tự thủ tục và những hậu quả pháp lý. Trong việc áp dụng phương pháp cưỡng chế, cần chú ý những điểm sau :

Chỉ sử dụng biện pháp cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết, khi phương pháp thuyết phục không mang lại hiệu quả hoặc không có khả năng đảm bảo hiệu quả;
Cần lựa chọn biện pháp cưỡng chế có hiệu quả nhất trong những biện pháp được áp dụng;
Không áp dụng biện pháp cưỡng chế trong những trường hợp mục đích đề ra đã đạt được hoặc cả khi những mục tiêu đề ra là không thể thực hiện được;
Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho cá nhân, tổ chức cũng như cho xã hội;
Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định cho từng trường hợp cụ thể.
Trong khi áp dụng biện pháp cưỡng chế cần chú ý đến những đặc điểm của đối tượng bị cưỡng chế.

Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp hành chính trong quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp hành chính là phương pháp quản lý bằng cách ra chỉ thị từ trên xuống, nghĩa là những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lý. Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp lên đối tượng quản lý đạt được bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý.

Phương pháp hành chính thể hiện tính chất quyền lực của hoạt động quản lý. Cơ sở của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ mà cụ thể là sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên và tính chất bắt buộc thi hành những chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên đối với cấp dưới. Phương pháp hành chính cần thiết để đảm bảo cho hoạt động quản lý được tiến hành có hiệu quả và đảm bảo kỷ luật nhà nước. Phương pháp nà áp dụng khi có mối quan hệ trực thuộc [cấp trên – cấp dưới, thủ trưởng – nhân viên,…]

Một vài biểu hiện của phương pháp hành chính là quy định những quy tắc xử sự chung trong quản lý hành chính nhà nước; quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan dưới quyền, giao nhiệm vụ cho các cơ quan đó; kiểm tra việc chấp hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới; áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết,…

Phương pháp kinh tế trong quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người như quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, thuế suất, lãi suất tín dụng, ưu đãi về đầu tư,….

Nội dung của phương pháp kinh tế chính là sự quan lý bằng lợi ích và thông qua lợi ích của con người. Lợi ích là điểm trung tâm của phương pháp kinh tế, là cơ sở của sự phát triển. Do tác động của lợi ích mà hoạt động quản lý hàng ngày thay đổi về cơ bản bởi nó được thực hiện không phải thông qua những chỉ thị trực tiếp, mà thông qua sự quan tâm trực tiếp của người dân vào kết quả lao động của mình.

Xem thêm các nội dung liên quan tại Luật Hành chính Việt Nam

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện. Với mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật. Hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Video liên quan

Chủ Đề