Vai trò thuốc là gì

Cập nhật: 27/03/2020 16:44 | Nhâm PT

Đối với sự tồn tại và phát triển của ngành Y nói chung và nền y dược cổ truyền nói riêng, không chỉ cần có những người thầy thuốc giỏi, mà còn cần có một nguồn dược liệu chất lượng và phong phú.

Vai trò thuốc là gì

>>Nếu bạn đang có ý định trở thành thầy thuốc, đừng bỏ qua 5 trường Cao đẳng Y Dược ở tpHCM xét học bạ cập nhật mới nhất để cầm chắc tầm bằng Dược Sĩ trong tương lai không xa.

Dược liệu là gì?

Dược liệu được định nghĩa là các nguyên liệu để làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đáp ứng các tiêu chuẩn làm thuốc. Như vậy, để bào chế ra các loại dược phẩm thì một thành phần không thể thiếu bên cạnh các chất hóa học là dược liệu.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 80% dân số toàn cầu sử dụng các nguồn thuốc từ tự nhiên là chủ yếu. Riêng với ngành Dược, trên 50% loại thuốc điều trị lâm sàng có nguồn gốc tự nhiên và 25% có nguồn gốc từ thực vật.

Vai trò thuốc là gì

Dược liệu là yếu tố không thể thiếu của ngành Y

Các loại dược phẩm bào chế từ dược liệu chia làm 3 nhóm: thuốc trong y học cổ truyền (bào chế theo lý luận của y học cổ truyền như thuốc thang, thuốn hoàn,…), thuốc trong y học hiện đại (bào chế thành viên nén, thuốc tiêm,…) và thực phẩm chức năng.

Vai trò của dược liệu trong lĩnh vực y tế

Dược liệu là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành Y, đặc biệt là nèn y học cổ truyền – nền y học vận dụng các loại thuốc từ thiên nhiên. Tuy đã có các loại thuốc tổng hợp từ hóa dược trong nền y học hiện đại, thực tế vẫn cho thấy thuốc thiên nhiên an toàn hơn và có tác dụng điều trị cho một số loại bệnh nan y mà thuốc tổng hợp không thể điều trị như ung thư và một vài bệnh mãn tính khác. Nhiều hoạt chất quan trọng như quinin, morphin, emetin… không thể tạo ra từ các chất hóa học mà phải chiết xuất từ dược liệu. Kết hợp dược liệu với hóa dược cũng khiến cho hiệu quả của thuốc tăng lên rất nhiều.

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, có 4 mùa rõ rệt là điều kiện cho nhiều loại cây thuốc phát triển. Hiện có trên 1000 cây thuốc đã được phát hiện. Ngoài ra, với đường bờ biển dài 3.200 km, nguồn hải sản quý dùng làm thuốc cũng rất phong phú và đa dạng. Từ xưa, ông cha ta đã sử dụng dược liệu để chữa bệnh, nền tảng của Y học Việt Nam là dựa trên y học cổ truyền. Vì vậy, dược liệu có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực y tế nước nhà.

Với tầm quan trọng của dược liệu như vậy, ngành Dược đã trở thành một ngành “hot” trong xã hội. Các dược sĩ được đào tạo ra từ các trường đại học, cao đẳng dược chính là những người phụ trách nghiên cứu, bào chế dược phẩm.

Trong hệ cao đẳng, trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn là địa chỉ uy tín hàng đầu về đào tạo dược sĩ cũng như các nhân lực khác cho y tế. Hơn 10 năm thành lập và phát triển, trường có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại phục vụ giảng dạy một cách tốt nhất, cùng với giảng viên là các y, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chắc chắn sẽ là môi trường học tập hoàn hảo cho các sinh viên.

Vai trò thuốc là gì

Cao đẳng Y Dược Sài Gòn là địa chỉ đào tạo dược sĩ uy tín

Ngoài ngành Cao đẳng Dược, trường còn đào tạo 4 ngành cao đẳng chính quy khác: Cao đẳng Hộ sinh, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Xét nghiệm Y học, Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng. Như vậy thí sinh có rất nhiều lựa chọn khác ngoài học Dược. Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổ chức xét tuyển bằng học bạ giống như các trường cao đẳng y dược TP HCM khác, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh tham gia học tập tại trường, giảm đi gánh nặng điểm số cũng như thi cử.

Dược sĩ là gì? Vai trò, nhiệm vụ của một dược sĩ nhà thuốc gồm những gì?... là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra mặc dù đây là một trong những ngành nghề khá phổ biến hiện nay do nhu cầu sử dụng dược phẩm của người dân ngày càng cao. Vậy để hiểu hết về ngành nghề này thì hãy cùng PFN tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Vai trò thuốc là gì
Dược sĩ nhà thuốc là gì?

1. Dược sĩ là gì?

Nhiều người thường nghĩ rằng sinh viên ngành Dược, sau khi tốt nghiệp sẽ chỉ làm việc tại các nhà thuốc, quầy thuốc tư như hoặc tại các nhà thuốc của bệnh viện, tuy nhiên điều này là sai nhé.

Ngành Dược cũng tương tự như các ngành khác, nó có rất nhiều chuyên ngành khác nhau và làm dược sĩ tại nhà thuốc là một lĩnh vực trong ngành Dược.

Dược sĩ là những người làm việc, làm công tác chuyên môn về ngành dược trong ngành y tế. Dược sĩ là những người tham gia vào quá trình theo dõi diễn biến bệnh của người bệnh sau khi sử dụng thuốc, những phản ứng của cơ thể với thuốc và cũng là người giải thích các kết quả lâm sàng liên quan đến thuốc cho người bệnh.

Thông qua các kết quả xét nghiệm lâm sàng, dược sĩ sẽ kết hợp với các bác sĩ hoặc các nhân viên y tế khác tìm ra phương hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Hiểu theo một cách khác thì dược sĩ là những người hướng dẫn người tiêu dùng, bệnh nhân cách sử dụng thuốc phù hợp, theo dõi những phản ứng của cơ thể của với thuốc. Họ sẽ dựa vào các chuẩn đoán bệnh của bác sĩ để biết rằng, cơ thể bạn đang cần thuốc gì, cần bổ sung gì. Họ cũng chính là người giải đáp thắc mắc y tế cho người dân.

Bên cạnh đó, họ cũng là những người làm việc nghiên cứu về lĩnh vực khoa học sức khỏe, tập trung vào vấn đề sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Dược sĩ cũng chính là những người làm việc trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu, bào chế những thuốc dành cho các căn bệnh hiểm nghèo.

Vai trò thuốc là gì
Dược sĩ là gì? 

2. Vai trò của dược sĩ nhà thuốc

Dược sĩ khi làm việc tại nhà thuốc có các vai trò, nhiệm vụ như sau.

2.1. Tư vấn cho khách hàng

Dược sĩ nhà thuốc là những người được đào tạo tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học về chuyên ngành dược. Theo quy định của Bộ y tế thì các nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải có khu vực riêng để Dược sĩ tư vấn cho khách hàng, do đó, dược sĩ nhà thuốc đóng một vai trò rất quan trọng trong các nhà thuốc.

Vai trò của dược sĩ nhà thuốc khi tư vấn cho khách hàng gồm:

  • Hướng dẫn cách sử dụng thuốc, đường dùng, liều dùng, thời điểm dùng thuốc trong ngày.
  • Tư vấn về tác dụng của thuốc và các phản ứng không mong muốn cũng như các cách xử trí gặp phải các tác dụng không mong muốn đó.
  • Các vấn đề có thể gặp phải khi phối hợp các thuốc, các chú ý khi ăn uống để tránh gặp phải tương kỵ với thuốc đang sử dụng.
  • Những trường hợp, tình huống mà người bệnh cần đi gặp bác sĩ khi sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, dược sĩ nhà thuốc còn như một tư vấn viên ngành y tế, nhân viên chăm sóc khách hàng của nhà thuốc. Họ sẽ tư vấn và giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, phù hợp với tình trạng của khách hàng nhất.

Tất cả các công việc của dược sĩ nhà thuốc là làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc và đảm bảo an toàn cho người bệnh khi sử dụng thuốc cũng như các sản phẩm chức năng, sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Giúp người bệnh giảm tối đa chi phí điều trị và giúp người bệnh có lối sống lành mạnh hơn.

Ngoài việc tư vấn thuốc cho người bệnh, khi làm việc tại nhà thuốc các dược sĩ còn nhiều nhiệm vụ khác, mời bạn đọc tiếp tục tìm hiểu nhé.

Vai trò thuốc là gì
Dược sĩ nhà thuốc - Tư vấn cho khách hàng

2.2. Đặt hàng và quản lý dược phẩm

Các nhà thuốc, quầy thuốc thường nhập sản phẩm dược phẩm tại nhiều nguồn khác nhau, do đó, hạn dùng của sản phẩm cũng khác nhau và số lượng sử dụng của từng sản phẩm tại nhà thuốc cũng khác nhau. 

Vì vậy, các dược sĩ nhà thuốc cần phải kiểm tra hạn dùng của các sản phẩm trước khi đưa cho khách hàng và kiểm tra hạn dùng của các sản phẩm còn lại của nhà thuốc, nắm được số lượng hàng tồn kho,... để nhà thuốc có phương hướng nhập hàng và sử dụng các sản phẩm đó một cách phù hợp.

>> Xem thêm: Thuê bằng dược sĩ nên hay không? – Lời khuyên cho chủ nhà thuốc!

Tất cả các nhà thuốc đề có bộ hồ sơ GPP, các thông tin hướng hướng dẫn của Sở Y tế liên quan đến nhà thuốc. Hầu hết các nhà thuốc đang hoạt động đề đạt GPP, tuy nhiên khi có sự thay đổi về mặt nhân sự, đào tạo thì hồ sơ, các giấy tờ cũng cần phải thay đổi và bổ sung thêm và có những giấy tờ phải thay đổi theo thời gian như đúng quy định của nhà nước.

Hàng năm, Sở Y tế và Phòng Y tế sẽ có những hướng dẫn cụ thể và cập nhật các giấy tờ cũng như đi khảo sát thực tế về các giấy tờ đó. Vì vậy, khi là một dược sĩ nhà thuốc bạn cần nắm rõ được các giấy tờ, hồ sơ có liên quan đến nhà thuốc cũng như liên quan đến dược sĩ để cập nhật và bổ sung đầy đủ.

Bên cạnh đó, các dược sĩ nhà thuốc cũng cần phải quản lý và cất dữ cẩn thận các loại sổ sách và giấy tờ liên quan đến các đơn hàng nhập thuốc và các sản phẩm không phải nhà thuốc để có thể trình bày khi được các cơ quan có trách nhiệm hỏi đến.

Vai trò thuốc là gì
Quản lý hồ sơ là một công việc của dược sĩ nhà thuốc

3. Trách nhiệm của dược sĩ nhà thuốc

Dược sĩ nhà thuốc là một ngành nghề liên quan trực tiếp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân, do đó, khi bạn là một dược sĩ nhà thuốc bạn cần phải có đủ trình độ chuyên môn, được đào tạo để đảm bảo các kiến thức chuyên ngành đê có thể tư vấn thuốc, bệnh tốt nhất cho khách hàng.

Bên cạnh đó, bạn cần phải thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến các thay đổi về thuốc, về các sản phẩm khác không phải thuốc trong ngành dược để có thể đảm bảo các thông tin mình cung cấp cho khách hàng là chính xác nhất.

Ngoài ra, dược sĩ nhà thuốc khi tư vấn cần có thái độ chuyên nghiệp, niềm nở để khách hàng cảm thấy thoải mái và chia sẻ về các vấn đề của bản thân, giúp công việc tư vấn diễn ra chính xác hơn.

>> Xem thêm khóa học: Đột phá doanh số nhà thuốc

Trên đây là những kiến thức, thông tin có liên quan đến dược sĩ nhà thuốc, vai trò cũng như nhiệm vụ của dược sĩ đối với người bệnh và đối với công việc của mình. Hy vong qua bài viết trên bạn đọc đã có những cái nhìn khác về người dược sĩ nhà thuốc. Nếu thấy bài viết hữu ích thì hãy like và chia sẻ no cho mọi người cùng tìm hiểu nhé.

Mọi thắc mắc của bạn có liên quan đến PFN vui lòng gọi điện đến hotline 0913 356 756 hoặc để lại comment dưới bài viết để được tư vấn ngay nhé.