Uống thuốc tuyến giáp có hại gan không

Các triệu chứng và dấu hiệu của suy giáp nguyên phát chủ yếu thường âm thầm và khó nhận biết. Nhiều hệ cơ quan có thể bị ảnh hưởng.

  • Biểu hiện chuyển hoá: Không chịu được lạnh, tăng cân nhẹ (do lưu giữ nước và giảm chuyển hóa), hạ thân nhiệt

  • Biểu hiện thần kinh: Hay quên, dị cảm đầu ngón tay và ngón chân (thường do hội chứng ống cổ tay gây ra bởi sự lắng đọng protein trong các dây chằng xung quanh cổ tay và mắt cá chân); làm chậm pha phục hồi của phản xạ gân sâu.

  • Các biểu hiện tâm thần: Thay đổi về nhân cách, mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt, chứng mất trí hoặc loạn thần (chứng điên phù niêm)

  • Biểu hiện da: Mặt phù; phù niêm; lông thưa, thô và khô; tóc khô, thưa, dễ gãy; da dày, khô, bong vảy, caroten huyết, đặc biệt đáng chú ý trên lòng bàn tay và lòng bàn chân (gây ra bởi sự lắng đọng carotene trong lớp biểu bì da giàu lipid); lưỡi to do lắng đọng chất nền có protein trong lưỡi.

  • Các biểu hiện mắt: Sưng phù quanh mắt do thâm nhiễm mucopolysaccharides hyaluronic axit và chondroitin sulfat), mí mắt giảm vận động do giảm kích thích giao cảm.

  • Biểu hiện đường tiêu hóa: Táo bón

  • Biểu hiện phụ khoa: Rong kinh hoặc vô kinh thứ phát

  • Các biểu hiện tim mạch: Nhịp tim chậm (giảm cả hormone tuyến giáp và kích thích giao cảm gây ra nhịp tim chậm), khám thấy tim to và trên chẩn đoán hình ảnh (một phần do giãn cơ nhưng chủ yếu do tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài tim tiến triển chậm và hiếm khi gây ảnh hưởng huyết động)

  • Các biểu hiện khác: Tràn dịch màng phổi hoặc ổ bụng (tràn dịch màng phổi tiến triển chậm và hiếm khi gây ra tình trạng suy hô hấp hoặc rối loạn huyết động), giọng khàn và nói chậm.

Suy giáp thứ phát được đặc trưng bởi da và tóc khô nhưng không quá thô, da mất sắc tố, lưỡi chỉ to nhẹ, ngực không phát triển, và huyết áp thấp. Ngoài ra, tim nhỏ, và tràn dịch màng ngoài tim không xảy ra. Hay gặp hạ đường huyết vì suy thượng thận hoặc thiếu hụt hormone tăng trưởng phối hợp.

Hôn mê phù niêm là một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của tuyến giáp, thường xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử suy giáp kéo dài. Đặc trưng của nó bao gồm hôn mê với hạ thân nhiệt cực nhanh (nhiệt độ từ 24 ° đến 32,2 ° C), là mất phản xạ, co giật, và suy hô hấp với ứ carbon dioxide. Hạ nhiệt nặng có thể bị bỏ sót nếu không sử dụng nhiệt kế đọc thấp. Chẩn đoán nhanh dựa trên đánh giá lâm sàng, khai thác tiền sử và khám lâm sàng là bắt buộc, bởi vì bệnh nhân có khả năng tử vong nếu không điều trị kịp thời. Các yếu tố thúc đẩy bao gồm bệnh tật, nhiễm trùng, chấn thương, các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương và tiếp xúc với lạnh.

Khi nhận được sự chuẩn đoán của bác sĩ rằng tuyến giáp của bạn bất thường, không chỉ là sinh ra từ tình trạng tuyến giáp làm việc ít hoặc nhiều, bác sĩ sẽ lựa chọn hướng điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân, cho dù là việc uống thuốc, điều trị bằng chất phóng xạ Iodine hoặc phẫu thuật nhưng thế nào đi nữa bệnh nhân tuyến giáp phải uống thuốc liên tục trong khoảng thời gian dài hoặc cả đời nhằm điều chỉnh cấp độ hooc-mon nằm ở cấp độ bình thường

Q&A việc uống thuốc đối với bệnh nhân tuyến giáp

Q: Bệnh nhân tuyến giáp phải uống thuốc suốt cả đời có thật hay không?

A: Không nhất thiết là mãi mãi, bởi vì việc điều trị sự bất thường của tuyến giáp bằng thuốc không đến mức phải uống cả đời nhưng phụ thuộc vào khoảng thời gian đủ lâu, ít nhất là 1 năm trở lên mà bác sĩ sẽ hẹn kiểm tra theo dõi triệu chứng và cấp độ hooc-mon
tuyến giáp trong khoảng đều đặn 1-2 tháng để điều chỉnh lượng thuốc sao cho phù hợp cho đến khi cấp độ hooc-mon tuyến giáp trở lại bình thường mà có thể xem xét để ngừng thuốc được, nhưng nếu tình trạng hooc-mon tuyến giáp thấp mãi mãi mà sinh ra từ việc điều trị phóng xạ Iodine hoặc phẫu thuật, bác sĩ có thể xem xét cho hooc-mon tuyến giáp dạng thực phẩm chức năng nhằm thay thế cho hooc-mon tuyến giáp mà cơ thể không thể tái tạo

Q: Việc uống thuốc tuyến giáp có tác dụng phụ không?

A: Có thể gây ra tác dụng phụ nhưng không thường gặp , bệnh nhân phải thường chú ý triệu chứng bất thường xảy ra với cơ thể. Những tác dụng phụ có thể gặp như

Tình trạng bạch cầu thấp, thường bị sốt cao hoặc đau họng, nên được kiểm tra theo dõi chỉ số bạch cầu , chỉ số hoạt động của gan cao, nhận biết được từ triệu chứng buồn nôn, ói mửa, mắt vàng, mình vàng, tình trạng viêm đường máu như bị cảm sốt, ho ra máu, đau họng , tiểu tiện ra máu. Nếu có những triệu chứng này phải đến gặp bác sĩ để tìm hướng điều trị bệnh tuyến giáp thay bằng cách khác

Q: Nếu quên uống thuốc phải làm như thế nào, có ảnh hưởng gì không?

A: Vì việc uống thuốc để điều trị sự bất thường của tuyến giáp, phải cần thời gian lâu hơn 1 năm. Vì vậy nên uống thuốc điều đặn trong suốt quá trình điều trị nhưng nếu quên uống thuốc, có thể uống kế đó được với những lời khuyên dưới đây

  • Trường hợp uống thuốc ngày 1 lần có thể uống liền khi nhớ ra nhưng nếu quên lâu hơn 12 tiếng thì uống ở ngày tiếp theo mà không cần thêm lượng thuốc
  • Trường hợp uống ngày 2-3 lần có thể uống liền khi nhớ ra nhưng nếu khoảng thời gian gần với bữa ăn tiếp theo thì bỏ qua và uống ở bữa tiếp theo đó mà không cần phải thêm lượng thuốc

Dù sao chăng nữa nếu quên thường xuyên hoặc uống thuốc không đều đặn làm cho cơ hội khỏi hẳn bệnh sẽ giảm xuống

Q: Việc tự mua thuốc uống mà không qua dược sĩ có hại không?

A: Việc tự mua thuốc uống phải hết sức cẩn thận vì nếu ta không thể biết ta bị bệnh tuyến giáp loại nào nên có nguy cơ sẽ nhầm với thuốc tuyến giáp loại khác, làm cho việc điều trị không có hiệu quả và làm cho triệu chứng bệnh tệ hơn

Việc uống thuốc tuyến giáp nên nhận được sự tư vấn của bác sĩ và dược sĩ trước tiên, với phải uống đều đặn mỗi ngày theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, không nên ngừng thuốc hoặc tự thêm bớt lượng thuốc, bởi vì có thể làm cho việc điều trị không có kết quả hoặc bệnh lại tái phát và nên kiểm tra theo dõi triệu chứng theo lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh thuốc liên tục. Đối với bệnh nhân phải thay thế bằng uống hooc-mon phải cẩn thận việc sử dụng một vài loại thuốc mà có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Vì vậy nếu cần sử dụng thuốc khác nên tư vấn bác sĩ trước để điều chỉnh lượng thuốc phù hợp

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có những câu hỏi thắc mắc, vui lòng liên hệ đến TRUNG TÂM NỘI TIẾT, TUYẾN GIÁP VÀ TIỂU ĐƯỜNG.

  • Readers Rating
  • Rated 5 stars
    5 / 5 (1 )

Hầu như mọi thuốc đều được chuyển hóa ở gan, thế nên nếu gan có vấn đề gì thì tất yếu cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thuốc. Một số thuốc còn có mức độ gây viêm gan nặng và điển hình…

Gan là một cơ quan thải độc và chống độc đặc biệt của cơ thể. Tác dụng chống độc của gan thể hiện ở chỗ sẽ phân hủy thuốc và các chất độc thành những chất không độc rồi thải trừ ra khỏi cơ thể.

Do tính đặc thù mang nét “cửa ra vào” như thế mà gan dễ bị tấn công và hay bị viêm nhất do độc tính của thuốc. Mặc dù tỷ lệ bị nhiễm độc gan do thuốc không nhiều nhưng nó lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Theo những quan sát thống kê, tỷ lệ bị bệnh lý của gan do thuốc vào khoảng 1,4% và chỉ có 20% trong số bệnh nhân này là có thể sống sót. Còn lại đa phần thì bị nhiễm độc nặng và tử vong. Các thuốc khác nhau có độc tính với gan khác nhau và tỷ lệ gây bệnh cho gan cũng khác nhau.

Tỷ lệ gây độc gan của thuốc phụ thuộc vào độc tính của chúng và tần suất được sử dụng. Độc tính càng lớn, mức độ sử dụng càng thường xuyên thì bệnh gan do thuốc càng nhiều.

Uống thuốc tuyến giáp có hại gan không

Viêm gan siêu vi B

Các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm non-steroid

Đại diện của nhóm này như acetaminophen, diclofenac, ibuprofen, naproxen, nimesulide, piroxicam, sulindac. Những thuốc này tuy có cấu tạo hoá học khác nhau nhưng đều chung một tác dụng là hạ sốt, chống viêm và giảm đau. 

Tuy nhiên, ngoài tác dụng chính thì tác dụng phụ của nó cũng vô cùng đáng ngại. Một trong các tác dụng phụ của nhóm này là gây ra viêm gan vàng da, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Nhất là khi chúng ta sử dụng thuốc loại acetaminophen với tên thuốc thông thường là paracetamol.

Paracetamol là một thuốc hạ sốt quá quen thuộc. Nếu sử dụng một hai liều hạ sốt thì không thành vấn đề nhưng nếu sử dụng nồng độ cao và kéo dài thì sẽ gây ra viêm gan, nhất là gan ở trẻ em. Tỷ lệ gây bệnh về gan dao động từ 30-40%, một tỷ lệ không hề nhỏ trong sự cố viêm gan do thuốc.

Vấn đề viêm gan vàng da được đặt ra khi thời gian sử dụng thuốc là trên một tuần. Bắt đầu từ thời điểm này, dấu hiệu viêm gan vàng da bắt đầu xuất hiện. Và nếu chúng ta không chú ý thì chỉ sau một thời gian ngắn nữa, bệnh sẽ đi vào giai đoạn điển hình.

Uống thuốc tuyến giáp có hại gan không

Paracetmol – dạng điển hình của acetaminophen

Thuốc kháng giáp trạng

Thiouracil là loại thuốc điển hình của nhóm này. Thuốc có tác dụng ức chế hấp thu iốt vào trong tuyến giáp nên nó làm giảm sự tổng hợp hormon thyroxin, dùng điều trị cho những trường hợp có nhiễm độc giáp như bệnh Basedow.

Tuy nhiên, thuốc cũng gây viêm gan. Ngay trong tuần đầu tiên sử dụng men gan đã bắt đầu tăng cao. Nếu như đối tượng sử dụng thuốc mà bị bệnh tuyến giáp nặng thì họ sẽ được chỉ định dùng liều cao, có khi lên đến 8 viên trong một ngày. Liều cao như thế thì không cần một tuần mà chỉ cần khoảng ba ngày là có thể dẫn tới biến chứng trên gan.

Mặt khác, thuốc lại phải sử dụng kéo dài mới đủ liệu trình điều trị nên nguy cơ gây viêm gan của nó là rất lớn. Do đó, trong chiến lược sử dụng thuốc cũng như việc tuân thủ điều trị, cả thầy thuốc và bệnh nhân phải dè chừng nhóm thuốc này. Tỷ lệ gây viêm gan của nó là 10%.

Thuốc trị lao

Thuốc trị lao có rất nhiều loại và phác đồ điển hình trị bệnh lao thường là phối hợp 4 thuốc trong đợt tấn công.

Trong số các thuốc trị lao thì isoniazid, pyrazinamide, rifampicin là những thuốc gây viêm gan nặng nề nhất, đặc biệt là isoniazid. Tác hại trên gan của thuốc này nguy hiểm chẳng kém gì thuốc kháng giáp trạng tổng hợp.

Ngay trong thời gian đầu dùng thuốc, thuốc đã làm men gan tăng cao (như viêm gan thực thụ). Mặc dù chưa gây ra vàng da ngay nhưng nó có thể hủy hoại toàn bộ gan của người bệnh.

Cũng giống như thuốc trị bệnh Basedow, thuốc trị lao cũng phải sử dụng liên tục trong thời gian dài. Do đó mà tác hại trên gan như được cộng lên theo cấp số cộng. Nếu không được bảo vệ đầy đủ thì sau khi chữa khỏi lao rất có thể chúng ta phải quay sang chữa thêm bệnh gan.

Uống thuốc tuyến giáp có hại gan không

Isoniazid – Thuốc trị lao gây viêm gan nặng nề

Thuốc trị động kinh

Cho đến nay có khoảng 20 thuốc chống động kinh tính cả thế hệ cũ và thế hệ mới. Mỗi một thuốc chống động kinh có cơ chế tác động khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều đem lại hiệu quả là tăng tính ức chế trên những tế bào thần kinh xung quanh ổ động kinh.

Và do đó thuốc có tác dụng ngăn chặn và kìm hãm sự phát cơn, giảm độ lan tràn của cơn và động kinh được kiểm soát. Nhưng đáng tiếc là dù thuốc mới hay thuốc cũ, thì chúng đều là những hợp chất hoá học có thể làm thay đổi tính toàn vẹn của gan. Hai thuốc valproat và phenytoin gây ra hủy hoại gan tương đối rõ.

Mức độ hủy hoại gan tùy thuộc vào nồng độ sử dụng và phụ thuộc vào tình trạng gan của bệnh nhân. Nếu trong thời gian dùng thuốc mà gan người bệnh có vấn đề sẵn thì kể như chúng ta phải điều trị hai bệnh đồng thời động kinh và viêm gan. Tỷ lệ gây ra bệnh gan do thuốc động kinh là 7%.

Thuốc chống ung thư

Có quá nhiều thuốc chống ung thư mà chúng vẫn hay được gọi là hóa chất chống ung thư. Những thuốc này là những thuốc cực độc và chuyện viêm gan do thuốc này là chuyện không có gì phải bàn cãi. Thuốc chống ung thư được coi như là những thuốc độc, cực độc với cơ quan tiết mật.

Gan có thể sẽ bị viêm ngay sau ngày truyền đầu tiên và chỉ hai đến ba hôm sau là có biểu hiện rõ ràng. Điển hình là các thuốc cyclophosphamide, cisplatin, doxorubicin.

Do vậy, trong trị liệu ung thư chúng ta phải cân nhắc và tính toán sao cho ít ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân nhất. Nếu không sẽ không hoàn thành được chương trình điều trị vì sức khỏe bệnh nhân sa sút không thể chống đỡ tiếp được.

Uống thuốc tuyến giáp có hại gan không

Cisplatin – một trong những loại thuốc chống ung thư

Vì vậy, đối với các thuốc gây độc cho gan này, bác sĩ phải có chiến lược điều trị thích hợp, còn người bệnh thì cần tự theo dõi sức khỏe của mình đặc biệt là vấn đề gan mật để có những thông tin phản hồi.

Tránh quan niệm uống thuốc thì phải “bị như thế” mà cố tình không thông báo cho bác sĩ, như vậy chẳng khác nào chúng ta cố tình làm bệnh của mình thêm phức tạp. 

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/