Uống nước tẩy bồn cầu có chết không

Uống nước tẩy bồn cầu có chết không

Hình minh họa.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, đây là 1 bệnh nhân nữ, 22 tuổi, ở Phúc Thọ, Hà Nội. Ngày 10/6, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm trong tình trạng nôn nhiều, mất nước, nhiễm toan chuyển hóa.

Theo lời kể của người nhà, do mâu thuẫn gia đình, vào khoảng lúc 18h ngày 10/6, bệnh nhân đã uống nửa chai nước tẩy rửa bồn cầu Okay của Thái Lan. Sau uống, bệnh nhân nôn nhiều, nôn ra dịch nâu đen lẫn dịch tiêu hóa, đau bụng vùng thượng vị và được gia đình đưa tới Trung tâm y tế huyện Đan Phượng, xử trí truyền dịch, sau đó chuyển tới Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Tại bệnh viện, kết quả nội soi toàn bộ đường tiêu hóa của bệnh nhân cho thấy niêm mạc thực quản bị phù nề xung huyết, có loét nông kèm theo giả mạc trắng, long tróc biểu mô thực quản. Dạ dày bệnh nhân có nhiều dịch đen bẩn.

Bên cạnh đó, toàn bộ niêm mạc dạ dày viêm loét phù nề xung huyết mạnh. Niêm mạc hành tá tràng và tá tràng cũng viêm loét phù nề, xung huyết mạnh. Hiện bệnh nhân đang được theo dõi sát sao, duy trì dinh dưỡng, kháng sinh…

Uống nước tẩy bồn cầu có chết không

Hình ảnh nội soi đường tiêu hóa của bệnh nhân bị viêm loét phù nề, xung huyết mạnh. Ảnh: BVCC

Cũng theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, sau 2 tuần nữa, bệnh nhân sẽ được nội soi lại toàn bộ đường tiêu hóa để có hướng điều trị tiếp theo.

Trên toàn thế giới, 80% số ca ngộ độc hóa chất ăn mòn xảy ra ở trẻ nhỏ; đây thường là những vụ tai nạn với một lượng nhỏ và thường lành tính. Ở người lớn, ngộ độc hóa chất ăn mòn thường do tự tử với số lượng lớn và đe dọa đến tính mạng. Nguồn hóa chất ăn mòn bao gồm chất rắn và lỏng và chất tẩy rửa nhà vệ sinh.

Bệnh nhân ngộ độc hóa chất ăn mòn thường bị bỏng, xuất huyết, thủng dạ dày, về lâu dài rất dễ bị hẹp thực quản, co rút, dày dính các bộ phận của đường tiêu hóa. Đã có một vài ca do bỏng hóa chất gây hoại tử dạ dày, đại tràng và đã tử vong. Việc chữa trị cũng kéo dài và khó khăn, tỷ lệ tử vong cao.

Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận ít nhất 3 bệnh nhân tử vong do ngộ độc chất ăn mòn.

Qua trường hợp này, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo: Cần có những cảnh báo rõ ràng về các hóa chất sử dụng trong gia đình, mức độ độc hại của chúng với sức khỏe để người dân hạn chế sử dụng và nếu sử dụng phải có phương tiện phòng hộ đầy đủ. Các sản phẩm nhập khẩu cần có thông tin đầy đủ về hướng dẫn sử dụng, mức độ an toàn và các khuyến cáo khi sử dụng. Các hóa chất này cũng cần để xa tầm với của trẻ em và người già.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Uống nước tẩy bồn cầu có chết không

Bé trai 21 tháng tuổi bị tổn thương nặng vùng miệng và thực quản, dạ dày do uống thuốc tẩy rửa bồn cầu - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trong lúc chơi đùa, bé trai Đặng B.A. (21 tháng tuổi) đã cho vào miệng chiếc chén mà gia đình từng dùng để đựng thuốc tẩy rửa bồn cầu nhưng chưa kịp rửa sạch.

Hành động của trẻ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng: môi của bé sưng và bé nôn nhiều, gia đình biết con bị ngộ độc đã đưa cháu đến Bệnh viện Nhi trung ương để cấp cứu. Bé A. nhập viện trong tình trạng miệng họng có nhiều vết trợt loét.

Tại khoa cấp cứu chống độc, các bác sĩ đã xử trí cấp cứu ban đầu và nội soi tai mũi họng, nội soi đường tiêu hóa trên trong vòng 24 giờ sau cấp cứu.

Kết quả nội soi cho thấy bé A. bị tổn thương vùng miệng và hạ họng thanh môn phù nề xung huyết; loét thực quản - loét dạ dày độ 2b-3a. Do tổn thương dạ dày ở mức độ 2b-3a nên bé A. đã được sử dụng kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch và Solumedrol liều cao trong ba ngày theo khuyến cáo. 

Dự kiến, bệnh nhi sẽ được nội soi lại sau bốn tuần để đánh giá lại tổn thương và có kế hoạch điều trị tiếp theo.

Bác sĩ Đặng Thúy Hà, phó trưởng khoa tiêu hóa Trung tâm Gan mật - tiêu hóa - dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi trung ương, chia sẻ: Tại khoa tiêu hóa, các bác sĩ tiếp nhận một số trường hợp trẻ nuốt phải chất ăn mòn (phổ biến nhất là axit) gây tổn thương nghiêm trọng ở thực quản và dạ dày. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào số lượng, độ pH, dạng vật lý (rắn/lỏng) của chất ăn mòn và thời gian tiếp xúc với niêm mạc.

Theo bác sĩ Hà, khi trẻ nuốt phải những hóa chất có tính ăn mòn thì việc đầu tiên là cần sơ cứu sớm để tránh tổn thương sâu.

Các bác sĩ khuyến cáo cần rửa, súc họng, miệng bằng nước muối loãng ấm hay dung dịch trung hòa như dung dịch Bicarbonat Na; giảm đau và sau khi sơ cứu cần chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Người lớn nên nhanh chóng quan sát thứ trẻ uống nhầm là chất gì. Thông tin này rất quan trọng trong việc xử lý ban đầu cũng như cung cấp cho bác sĩ khi bé nhập viện - các bác sĩ của Bệnh viện Nhi trung ương nhấn mạnh.

Uống nước tẩy bồn cầu có chết không
Giới khoa học bối rối: Có những trẻ em bị COVID-19 hành hạ nhiều tháng liền

T.HÀ

Nước tẩy bồn cầu Vim được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Gần đây, có nhiều kênh thông tin phản ánh dòng sản phẩm này không tốt cho sức khỏe người dùng. Chính vì thế, nhiều người tỏ ra lo lắng và không biết nước tẩy bồn cầu Vim có độc không? Xuất phát từ vấn đề đó, chúng tôi xin đưa ra các thông tin liên quan đến dòng sản phẩm để bạn đọc có được lời giải đáp phù hợp.

Nước tẩy bồn cầu Vim có độc không?

Như chúng ta đã biết, trong nước tẩy bồn cầu vim có chứa rất nhiều thành phần hóa học khác nhau. Thế nhưng để làm sạch được các mảng bám, vết ố vàng, loại bỏ các vi khuẩn nguy hiểm và có hại cho sức khỏe con người chính là Natri Hypochlorite.

Natri Hypochlorite được tạo ra từ Clo và dung dịch NaOH, loại dung dịch này có tính diệt khuẩn, khử mùi và tẩy trắng cực tốt. Đây cũng là thành phần chính trong nước tẩy rửa bồn cầu, nhờ có Natri Hypochlorite mà những loại nấm mốc, các vết loang lổ ở nhà tắm và bồn cầu được làm sạch rất dễ dàng và trở nên sáng bóng.

 

Uống nước tẩy bồn cầu có chết không

Nước tẩy bồn cầu Vim được sử dụng phổ biến trong cuộc sống

Hóa chất Natri Hypochlorite khi gặp môi trường nước sẽ tạo thành axit Hipocloro và từ đây sản sinh ra khí Clo. Như chúng ta đã biết, khí Clo là loại khí cực độc. Nó có thể làm hỏng niêm mạc, nặng hơn là nó gây khó thở dẫn đến tử vong khi con người hấp thụ quá nhiều khí Clo.

Để tránh rơi vào tình trạng đó, nhà sản xuất đã phải tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo lượng chất Natri Hypochlorite được sử dụng với nước sinh ra lượng khí Clo vừa phải. Nếu xảy ra tình trạng ngộp thở và khó chịu là do người dùng sử dụng quá nhiều nước tẩy Vim, không đeo khẩu trang trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, nếu da của bạn nhạy cảm với hóa chất thì khi tiếp xúc với nước tẩy Vim có thể bị kích ứng. Do đó, bạn cần tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh rơi vào tình trạng nguy hiểm cho cơ thể.

Uống nước tẩy bồn cầu có chết không

Người tiêu dùng tìm hiểu nước tẩy bồn cầu Vim có độc không?

Với những phân tích ở trên, người dùng có thể biết được đáp án cho câu hỏi: Nước tẩy bồn cầu Vim có độc không? Mong rằng bạn sẽ có cách sử dụng đúng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Giải pháp để đảm bảo an toàn khi sử dụng nước tẩy bồn cầu vim

Có rất nhiều giải pháp khác nhau để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Sau đây là 3 giải pháp cơ bản nhất đang được nhiều người áp dụng:

Pha loãng nước tẩy bồn cầu với nước

Khi sử dụng bạn nên pha loãng nước tẩy bồn cầu với nước, pha loãng hết mức có thể để có thể giảm thiểu được lượng khí Clo sinh ra. Khi bạn pha loãng nước tẩy bồn cầu thì khả năng đánh bật các vết ố vàng, vết bẩn sẽ bị giảm đi một chút nhưng lại đảm bảo được sức khỏe cho bạn và cả gia đình.

Trang bị đồ bảo hộ

Trước khi sử dụng Vim, bạn nên chuẩn bị cho mình những đồ bảo hộ như găng tay cao su, khẩu trang,… Vì nước tẩy bồn cầu có tác động rất mạnh lên da nên bạn nhất định phải đeo găng tay để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Uống nước tẩy bồn cầu có chết không

Mang đầy đủ đồ bảo hộ trước khi sử dụng nước tẩy bồn cầu Vim để làm sạch nhà vệ sinh

Tạo không gian thông thoáng

Vim được sử dụng rất tiện lợi và vệ sinh được nhiều khu vực trong không gian nhà của bạn như sàn nhà, sàn nhà vệ sinh, lau chùi các vết ố trong bồn rửa,… Khi dùng ở những không trên, bạn cần phải để cho không gian được thông thoáng, không khí được lưu thông tốt nhất. Bạn nên mở hết tất cả các cánh cửa để giảm khả năng hít phải khí Clo.

Một số lưu ý khi sử dụng nước tẩy bồn cầu vim

Bạn có thể sử dụng Vim ở nhiều bề mặt khác nhau trong nhà của mình. Bởi Vim là một sản phẩm đa năng có công dụng trên rất nhiều về mặt và bảo vệ gia đình nhà bạn tránh khỏi những bệnh truyền nhiễm.

Vì có chứa những thành phần tạp chất phức tạp nên khi sử dụng Vim bạn hãy cẩn thận, đừng để dính vào da, đặc biệt là vùng da nhạy cảm. Nếu nước tẩy dính vào mắt, bạn nhanh chóng rửa sạch với nước. Trường hợp nuốt phải nước tẩy, bạn nhanh chóng súc miệng với nước sạch nhiều lần và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

 

Uống nước tẩy bồn cầu có chết không

Hãy rửa mắt ngay dưới vòi nước sạch khi dính nước tẩy bồn cầu Vim

Bạn cần để Vim nơi khô ráo tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ, sau khi sử dụng thì nên rửa tay thật sạch. Khi sử dụng xong, bạn nên để chai thẳng đứng.

Ngoài ra, khi sử dụng nước tẩy bồn cầu Vim, bạn không được dùng chung với các loại hóa chất tẩy rửa khác. Việc này tránh tạo ra những hơi độc không mong muốn.

Tẩy ố vàng bồn sứ Ht01

Trên đây là những thông tin chia sẻ để giải đáp cho câu hỏi: Nước tẩy bồn cầu Vim có độc không? Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về sản phẩm và có cách dùng phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.