Ung thư gan di căn vào xương sống được bao lâu

GLOBOCAN 2020 chỉ rõ, Việt Nam có thêm 26.418 người mắc ung thư gan và 25.272 người tử vong vì ung thư gan. Ung thư gan là bệnh có tỷ lệ mắc mới và tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư thường gặp.

Phần lớn người bệnh đến khám khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị bởi ở giai đoạn đầu ung thư gan thường không có những biểu hiện rõ ràng.

1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan

Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Giới tính [thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới],
  • Những người mắc bệnh gan mạn tính [xơ gan], gan nhiễm mỡ, viêm gan B, viêm gan C, béo phì,
  • Nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc….
  • Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư gan có thể liên quan đến các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống lạm dụng rượu bia, thuốc lá....

TS.BS Lê Thanh Hải

Hút thuốc lá một yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh ung thư, và ung thư gan cũng không ngoại lệ. Những người vừa hút thuốc lá vừa uống rượu nhiều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đáng kể. Trẻ em được sinh ra từ cha mẹ hút thuốc lá trước hoặc trong khi mang thai có nguy cơ mắc một loại ung thư gan hiếm gặp gọi là u nguyên bào gan.

//suckhoedoisong.vn/diem-mat-do...

2. Triệu chứng và cách phát hiện sớm ung thư gan

Với 26.418 ca mắc mới, và 25.272 ca tử vong, ung thư gan đã, đang để lại nhiều gánh nặng cho rất nhiều người bệnh và toàn xã hội. Ung thư gan thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ tử vong rất cao. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm căn bệnh này để việc điều trị dễ dàng, hiệu quả hơn, bạn hãy lưu ý những dấu hiệu cảnh báo dưới đây để đi khám kịp thời và có lời khuyên phù hợp của các bác sĩ.

Ở giai đoạn sớm của ung thư có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển:

  • Chán ăn
  • Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải
  • Trướng bụng.
  • Vàng da, củng mạc mắt,…

Trong giai đoạn muộn hơn của ung thư gan, các triệu chứng trên rõ ràng hơn, hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh:

  • Sụt cân.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Mệt mỏi.
  • Chán ăn.
  • Trướng bụng.
  • Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải
  • Ngứa.
  • Vàng da, củng mạc mắt.
  • Đi ngoài phân trắng/bạc màu.

Cách đơn giản nhất để phát hiện bệnh là nên đi tầm soát ung thư gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao [xơ gan, viêm gan mạn do rượu, viêm gan virus B, C…].

3. Các loại ung thư gan

Theo Bệnh viện K Trung ương, ung thư gan gồm có ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát. Ung thư gan nguyên phát phát triển từ các tế bào trong gan, ung thư gan thứ phát do các tế bào ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể và đi vào gan gây ra các khối u di căn.

Ung thư gan gồm 4 loại chính:

- Ung thư biểu mô tế bào gan là loại ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất chiếm trên 80%, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.

- Ung thư đường mật [Cholangiocarcinoma] có nguồn gốc từ đường mật.

- U nguyên bào gan [Hepatoblastoma] rất hiếm gặp, nhiều trường hợp xảy ra ở trẻ em dưới 4 tuổi.

- U mạch máu ác tính của gan rất hiếm gặp, nguồn gốc từ mạch máu của gan và phát triển rất nhanh.

Ngoài ra, còn có thể phối hợp với tần suất thấp hơn. Ví dụ: ung thư biểu mô tế bào gan phối hợp ung thư đường mật.

4. Điều trị ung thư gan

- Phẫu thuật cắt bỏ u gan.

- Ghép gan.

- Phá hủy u tại chỗ:

  • Đốt u bằng sóng cao tần [RFA]
  • Đốt u bằng vi sóng [MWA]
  • Điện đông [Cryotherapy]
  • Tiêm cồn tuyệt đối qua da [PEI]

- Nút mạch hóa chất [TACE]

- Hóa chất, xạ trị

Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí, kích thước, giai đoạn của bệnh cũng như các bệnh lý kèm theo cũng có vai trò trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. Trong các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan, phẫu thuật là ưu tiên lựa chọn hàng đầu vì giúp lấy bỏ được khối u.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật cắt gan, các phương tiện hỗ trợ cho cuộc mổ, các phương tiện hồi sức sau mổ,… thì chỉ định cắt gan hiện nay đang ngày càng được mở rộng, đem lại cơ hội sống cao hơn cho người bệnh.

Thống kê về ung thư gan rất khó áp dụng cho một bệnh nhân cụ thể, vì các hình thức, giai đoạn và phản ứng với điều trị khác nhau ở mỗi cá nhân.

+ Nếu ung thư gan khu trú [khu trú trong gan], tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 28%.

+ Nếu ung thư gan di căn [đã phát triển sang các cơ quan lân cận], tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 7%.

+ Một khi ung thư gan di căn xa [di căn đến các cơ quan hoặc mô ở xa], thời gian sống sót sẽ thấp đến 2 năm.

Để việc điều trị đạt kết quả cao và toàn diện, bệnh nhân ung thư gan sau khi ổn định ra viện sẽ được hẹn tái khám định kỳ nhằm theo dõi sát diễn biến của bệnh sau điều trị. Đây là điều kiện để đánh giá hiệu quả điều trị, cũng như phát hiện sớm các trường hợp xuất hiện tổn thương mới để có hướng xử trí sớm, phù hợp, đem lại hiệu quả điều trị cao hơn. 

Bệnh nhân tuyệt đối không nghe theo các phương pháp chưa được thực tế kiểm nghiệm: uống thuốc nam, cúng bái,… gây nguy hiểm tính mạng.

5. Phòng bệnh ung thư gan

Cách phòng chống ung thư gan:

  • Tiêm phòng vaccine viêm gan B là biện pháp quan trọng hàng đầu.
  • Tránh xa những chất độc hại, tiềm ẩn gây ung thư như thực phẩm bị ẩm mốc, nhiễm độc.
  • Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…
  • Kiểm tra, khám định kỳ sức khỏe 6 tháng/ lần.
  • Tích cực vận động thể chất.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng, bổ sung chất xơ trong trái cây, rau xanh...

Ung thư gan trị thế nào?

Minh Đức

Ung thư gan là một bệnh ác tính phổ biến của đường tiêu hoá và có tỉ lệ tử vong cao. Ung thư gan di căn hay còn được gọi là ung thư gan giai đoạn cuối là tình trạng khối u đã xâm lấn các cơ quan khác của cơ thể. Vậy thế nào là ung thư gan di căn? Người mắc bệnh có thể sống được bao lâu? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cũng như chế độ ăn cho người ung thư gan di căn ra sao? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Hứa Minh Luân sẽ giải đáp những thắc mắc trên giúp bạn nắm rõ hơn về căn bệnh này. Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ung thư gan di căn là gì?

Nghe đến hai từ ung thư thì ai trong chúng ta đều cảm thấy lo sợ. Và bệnh ung thư gan cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Ung thư gan là một bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Chúng được phân ra thành nhiều giai đoạn trong đó ung thư gan giai đoạn cuối hay còn gọi là ung thư gan di căn là tình trạng các tế bào ung thư ở gan đã lan ra các cơ quan ngoài gan.

Theo hệ thống phân loại giai đoạn ung thư gan TNM [Tumor Node Metastasis] của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ [AJCC] thì ung thư gan di căn tương ứng với các giai đoạn IIIC, IVA, IVB.

Lưu ý rằng, chúng ta cần phân biệt ung thư gan di căn và ung thư gan thứ phát. Ung thư gan di căn là tình trạng khối u ở gan di căn qua các cơ quan khác trong cơ thể. Còn ung thư gan thứ phát là tình trạng khối u ở các cơ quan khác di căn đến gan.

Xem thêm: Ung thư phổi di căn gan: dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Ở giai đoạn cuối ung thư gan có dấu hiệu di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể

Ung thư gan di căn sống được bao lâu?

Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân ung thư gan. Đặc biệt là những bệnh nhân ung thư gan di căn. Vậy ung thư gan sống được bao lâu? Đây là câu hỏi rất khó trả lời. Thời gian sống của bệnh nhân ung thư gan không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh mà còn phụ thuộc vào các yếu tố như: thể trạng bệnh nhân, chức năng gan, có bệnh nền đi kèm không, cũng như việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Trên thực tế không có một con số cụ thể nào biết được ung thư gan sống được bao lâu. Bác sĩ sẽ dựa vào các thang điểm đánh giá, căn cứ vào tình trạng bệnh, các xét nghiệm để ước tính thời gian sống cho người bệnh. Khi đã tiến triển đến giai đoạn ung thư gan di căn thì rất khó điều trị. Giai đoạn này chỉ điều trị hỗ trợ để kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Đây là giai đoạn tiên lượng rất xấu. Thời gian sống trung bình chỉ khoảng 3 đến 6 tháng nếu khối u đã di căn xa.

Nguyên nhân gây bệnh

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp như:

  • Xơ gan: là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư gan. Khi gan bị xơ, bề mặt gan sẽ sần sùi. Nếu ta không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao dẫn đến ung thư gan.
  • Viêm gan B và viêm gan C: Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư gan. Bệnh viêm gan B và C thường diễn tiến âm thầm không có triệu chứng đặc hiệu. Chính vì thế, chúng ta cần đi khám sức khoẻ định kì để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
  • Rượu bia: Nguyên nhân là do rượu bia dễ làm tổn thương tế bào gan, gây viêm gan, lâu ngày sẽ diễn tiến thành ung thư gan.
  • Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn như: Hóa chất độc hại aflatoxin [một loại độc chất tìm thấy trong đậu phộng, lúa mì…]
  • Người thừa cân béo phì.
  • Những người có bệnh nền đái tháo đường.
  • Thói quen dùng thuốc tránh thai kéo dài…
Một số nguyên nhân phổ biến gây ung thư gan

Triệu chứng của bệnh ung thư gan di căn

Triệu chứng của bệnh được chia làm hai phần là: triệu chứng tại gan, toàn thân và triệu chứng tại các cơ quan mà khối u gan di căn.

Triệu chứng tại gan và cơ thể

  • Đau bụng: Đau vùng bụng trên bên phải, đau âm ỉ liên tục. Có thể sờ được khối u lổn nhổn ở vị trí đó.
  • Vàng da, vàng mắt: Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh. Vàng da thường đi kèm với phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu và ngứa.
  • Sốt: Đây là triệu chứng phổ biến của ung thư gan giai đoạn cuối.
  • Buồn nôn và nôn: Đây là triệu chứng khiến bệnh nhân rất khó chịu, không muốn ăn uống sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Đây là triệu chứng chúng ta nên cảnh giác đối với ung thư gan di căn nói riêng và các loại ung thư khác nói chung.

Xem thêm: Màu nước tiểu phản ánh sức khỏe bên trong cơ thể bạn như thế nào?

Một số triệu chứng phổ biến do ung thư gan di căn gây ra đối với cơ thể bệnh nhân

Triệu chứng tại cơ quan mà khối u gan di căn

  • Khối u di căn phổi sẽ có triệu chứng đau ngực, khó thở, ho…
  • Khối u di căn xương sẽ có triệu chứng đau nhức xương.
  • Khối u di căn não sẽ có triệu chứng đau đầu, chóng mặt…

Nói chung tuỳ vào khối u gan di căn đến cơ quan thì sẽ có triệu chứng biểu hiện ở cơ quan đó.

Điều trị bệnh ung thư gan di căn như thế nào?

Tuỳ thuộc vào tình trạng của người bệnh, giai đoạn bệnh và các bệnh lý đi kèm mà bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Nhìn chung bệnh này không thể điều trị dứt điểm được. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ là các phương pháp nâng đỡ giúp giảm các triệu chứng cho người bệnh. Làm chậm quá trình di căn cũng như kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Một số phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn cuối như:

  • Hoá trị: Thuốc sẽ được đưa vào cơ thể bằng đường uống, tiêm hay đường tĩnh mạch. Chúng sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể.
  • Xạ trị: Đây là phương pháp dùng tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Các loại thuốc đặc trị như: sorafenib, bevacizumab… Các loại thuốc này chỉ giúp điều trị một phần nào đó chứ không thể điều trị dứt điểm được bệnh.
  • Các thuốc nâng đỡ như thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm giúp người bệnh giảm được các triệu chứng.

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư gan di căn

Bệnh lý này sẽ khiến cho việc ăn uống của người bệnh khó khăn hơn. Bệnh nhân sẽ thường hay buồn nôn, nôn hoặc giảm cảm giác thèm ăn. Điều này khiến người bệnh không muốn ăn.

Ngoài ra, người bệnh thường hay không quan tâm đến việc ăn uống mà chỉ quan tâm đến thuốc điều trị. Điều này sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên, việc ăn uống khoa học và hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm được các triệu chứng bệnh, cũng như cải thiện được tình trạng bệnh.

Các loại thực phẩm bệnh nhân nên ăn

  • Trái cây và rau củ: Các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể người bệnh. Chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn. Các loại rau củ quả như: dâu tây, cam, cà rốt, bông cải…
  • Thực phẩm ít chất béo: Các loại thực phẩm này giúp quá trình tiêu hoá tốt hơn. Một số thực phẩm như: các loại hạt, dầu ô liu…. rất tốt cho cơ thể người bệnh.
  • Các loại ngũ cốc: Người bệnh có thể dùng các loại ngũ cốc như lúa mì, yến mạch, ngô…
  • Sữa và sữa chua: Giúp cho cơ thể người bệnh phục hồi tốt hơn.
Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng và lành mạnh

Các loại thực phẩm bệnh nhân không nên ăn

  • Chất béo không tốt: Nên hạn chế các loại thực phẩm chiên, xào vì chúng khiến người bệnh khó tiêu, buồn nôn…
  • Rượu bia: Chúng làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Thực phẩm chứa nhiều muối: Các loại thực phẩm này làm cho tình trạng ung thư gan trầm trọng hơn.
  • Các loại thịt đỏ: Cần hạn chế ăn nhiều các loại thịt đỏ, các loại thực phẩm chứa nhiều protein.

Xem thêm: Thực phẩm tốt cho gan không nên bỏ lỡ

Tóm lại, ung thư gan di căn là một bệnh nguy hiểm và có tiên lượng rất xấu. Chính vì thế, chúng ta không nên chủ quan mà cần nắm rõ về chúng. Hi vọng bài viết trên đây của Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh ung thư gan di căn. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Video liên quan

Chủ Đề