Tuổi thọ trung bình các nước trên thế giới năm 2024

Ước tính tuổi thọ là một công cụ quan trọng để theo dõi phúc lợi xã hội, nhưng đối với các nhà hoạch định đường lối, vấn đề này còn là nền tảng để phát triển những chính sách của chính phủ.

Chẳng hạn, Pháp đang vật lộn với thách thức về già hóa dân số và hệ quả là hệ thống an sinh xã hội đang gặp căng thẳng. Để giải quyết thách thức này, chính phủ Pháp đang nỗ lực - nhưng bị nhiều phản đối - thông qua một loạt cải cách nhằm tăng tuổi nghỉ hưu và khuyến khích các cá nhân làm việc lâu hơn.

Nhưng Pháp phải là quốc gia duy nhất đối mặt với tình trạng già hóa dân số và họ cũng không phải là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất. Trên khắp EU, tuổi thọ trung bình đã có xu hướng tăng lên trong vài thập kỷ.

Năm 2021, tuổi thọ trung bình ở EU là 80,1 tuổi, nhưng số liệu mới nhất tương đối thấp hơn so với năm 2020 và 2019, có thể là do tỷ lệ tử vong tăng đột biến vì đại dịch COVID-19, theo dữ liệu từ Eurostat, cơ quan thống kê của EU.

Năm 2019, tuổi thọ trung bình của EU đạt mức cao nhất mọi thời đại là 81,3 nhưng sau đó giảm xuống 80,4 vào năm 2020.

Nhìn chung trên toàn EU, phụ nữ sống lâu hơn nam giới (82,9 tuổi so với 77,2 tuổi vào năm 2021), nhưng người dân ở một số quốc gia - và thậm chí cả vài khu vực - sống lâu hơn những quốc gia khác.

Quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất là Tây Ban Nha, với mức trung bình là 83,3, tiếp theo là Thụy Điển (83,1 tuổi), Luxembourg và Italy (cùng 82,7 tuổi).

Tuổi thọ thấp nhất được báo cáo ở EU là ở Bulgaria (71,4 tuổi), Romania (72,8 tuổi) và Latvia (73,1 tuổi).

Sự khác biệt giữa các quốc gia rất thú vị, nhưng có lẽ còn hấp dẫn hơn nữa là sự so sánh giữa các vùng trong những quốc gia có tỷ lệ sống thọ cao hơn mức trung bình ở châu Âu.

Ví dụ, ở Tây Ban Nha, những người sinh ra ở vùng Andalucia có tuổi thọ trung bình 81,7 năm, nhưng những người sống ở vùng thủ đô Madrid, sống trung bình 85,4 năm, nhiều hơn 4 năm.

Xu hướng tương tự cũng được quan sát thấy ở Italy. Người Italy sống trên hòn đảo phía Nam Sicilia có tuổi thọ trung bình 81,3 năm, nhưng những người sống ở phía Bắc Trentino, gần biên giới Áo, có tuổi thọ trung bình là 84,2 năm, chênh lệch gần 3 năm.

Our World in Data - một ấn phẩm trực tuyến khoa học - sử dụng các số liệu cập nhật chính xác theo thời gian từ Ban Dân số Liên Hiệp Quốc, đã xuất bản một bản đồ tương tác, minh họa sự chênh lệch lớn về tuổi thọ trên toàn cầu.

Tuổi thọ trung bình các nước trên thế giới năm 2024

Theo dữ liệu, tuổi thọ cao nhất thuộc về đất nước nhỏ bé Monaco, với tuổi thọ trung bình là 85,9

SHUTTERSTOCK

Theo dữ liệu thì tuổi thọ thấp nhất thuộc về Cộng hòa Chad, quốc gia nằm ở ngã tư Bắc và Trung Phi, xếp cuối bảng. Quốc gia nghèo nhất thế giới này có tuổi thọ trung bình chỉ 52,5.

Tất cả 10 nước có tuổi thọ thấp nhất đều ở châu Phi, gồm Chad, tiếp theo là Nigeria, Lesotho, Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, Somalia, Eswatini, Bờ Biển Ngà, Guinea và Mali. Không nước nào có tuổi thọ trung bình quá 60 tuổi.

Ngược lại, tuổi thọ cao nhất thuộc về đất nước nhỏ bé Monaco, với tuổi thọ trung bình là 85,9, theo tờ Daily Mail.

Ngạc nhiên với châu Á: Chiếm hết các thứ hạng 2, 3, 4

Sau Monaco, các nước và vùng lãnh thổ trong top 5 là Hong Kong (85,5), Macau (85,4), cả hai nơi này đều thuộc Trung Quốc; Nhật Bản (84,8) và Úc (84,5).

Vị trí từ thứ 6 đến 10 thuộc về Thụy Sĩ (84), Malta (83,8), Hàn Quốc (83,7), Liechtenstein (83,3) và Na Uy (83,2).

Cả Anh và Mỹ đều không lọt vào top 30. Anh đứng thứ 34 với tuổi thọ trung bình là 80,7. Mỹ kém xa - ở vị trí thứ 69, với tuổi thọ trung bình là 77,2.

Còn Việt Nam có tuổi thọ trung bình là bao nhiêu, bạn thử đoán xem? Dữ liệu cho thấy, con số đó là 73,6, theo Daily Mail.

Diễn biến của tuổi thọ theo thời gian

Nhờ những tiến bộ y học, tuổi thọ đã tăng lên đáng kể trong vài thập niên qua.

Vào đầu thế kỷ 19, không quốc gia nào có tuổi thọ trung bình quá 40 tuổi. Nhưng đến năm 1950, một số nước Bắc Mỹ và hầu hết châu Âu đã có tuổi thọ trên 60.

Đến năm 2015, tuổi thọ trung bình trên toàn thế giới đã tăng lên, Canada và nhiều nước Trung và Bắc Âu có tuổi thọ trung bình trên 80.

uổi thọ trung bình của 1 đứa bé sinh ra trên thế giới vào năm 2015 là 71,4 năm, 73,8 đối với nữ và 69,1 đối với nam, tuổi thọ này tăng lên 5 năm trong vòng chưa tới 20 năm qua; số năm sống khỏe mạnh không bệnh tật trung bình là 63,1 năm ở cả 2 giới; nữ giới ở Nhật có tuổi thọ dự tính là 86,8 năm và đàn ông ở Thụy Sĩ sống lâu nhất với 81,3 năm.

Đó chính là một vài số liệu đáng chú ý từ báo cáo vừa công bố của tổ chức Y tế thế giới WHO về tình hình sức khỏe toàn cầu hiện nay.

Cụ thể hơn, báo cáo từ WHO biết tuổi thọ dự tính bình quân thế giới đã tăng lên khoảng 5 năm trong vòng 15 năm qua. Đây là mức tăng nhanh nhất kể từ những năm 1960 và châu Phi là khu vực có sự cải thiện lớn nhất. Đây được cho là kết quả của nỗ lực cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ em cùng với cung cấp những loại thuốc tốt hơn, bao gồm cả thuốc đặc trị sốt rét và AIDS.

WHO cho biết trên toàn cầu, tuổi thọ dự tính của trẻ sinh trong năm 2015 là 71 đối với nữ và 69 đối với nam. Nữ giới ở Nhật và nam giới ở Thụy Sĩ về cơ bản là có tuổi thọ cao nhất. Ngược lại, quốc gia Tây Phi Sierra Leone có tuổi thọ thấp nhất thế giới ở cả 2 giới. Báo cáo của WHO ghi nhận rằng vẫn có một số khoảng trống trong việc thu thập dữ liệu tại một số quốc gia và có khoảng 1 nửa các ca tử vong trên thế giới không được đăng ký vào báo cáo do đó cần phải tiến hành thêm khảo sát để lấp đầy các khoảng trống nhằm tăng cường tính tin cậy của số liệu.

Báo cáo cho thấy có nhiều quốc gia vẫn còn chưa thể tiếp cận với chế độ bảo hiểm y tế phổ quát, đo bằng chỉ số tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu đặc biệt là ở khu vực châu Phi và Địa Trung Hải. HƠn nữa, một lượng đáng kể người dân sử dụng dịch vụ y tế đang phải đối mặt với thảm họa chi phí sức khỏe, với chi tiêu cho y tế vượt quá 25% tổng số chi tiêu gia đình.

Theo tiến sĩ Margaret Chan, tổng giám đốc của WHO cho biết rằng những số liệu trên đại diện cho một bước tiến lớn đối với y tế toàn cầu. Bà cho biết: "Thế giới đã có những bước tiến lớn trong việc giảm những nỗi đau vô ích và những ca tử vong sớm cũng được giảm nhờ vào biện pháp phòng chữa bệnh. Tuy nhiên, các thành quả đạt được là không đồng đều."

Còn rất nhiều thông tin khác cũng rất hay trong báo cáo lần này của WHO. Mình chỉ tóm tắt một số cái đáng chú ý. Nếu quan tâm các bạn có thể tải về báo cáo file PDF tại đây từ nguồn WHO. Rất bổ ích, trình bày đẹp và thông tin hay.

Một vài con số khác đáng chú ý trong báo cáo mới đây của WHO:

  • Trẻ sơ sinh ở 29 quốc gia có thu nhập cao đều có tuổi thọ dự tính trung bình trên 80 năm.
  • Trẻ sơ sinh ở 22 quốc gia nghèo thuộc tiểu vùng Sahara châu Phi có tuổi thọ không quá 60 năm.
  • Tuổi thọ khỏe mạnh dự tính là 63,1 năm đối với trung bình toàn cầu (64,6 năm đối với nữ giới và 61,5 năm đối với nam).
  • 1,1 tỷ người đang hút thuốc lá.
  • 156 triệu đứa trẻ dưới 5 tuổi bị còi cọc và 42 triệu đứa trẻ dưới 5 tuổi thừa cân.
  • 1,8 tỷ người uống nước bị ô nhiễm và 946 triệu người vẫn còn đại tiện lộ thiên.
  • 3,1 tỷ người vẫn còn nấu nướng chủ yếu dựa vào nhiên liệu vốn gây ô nhiễm cao.
  • 303.000 người phụ nữ qua đời vì biến chứng khi mang thai và sinh nở.
  • 5,9 triệu đứa trẻ chết trước 5 tuổi.
  • 2 triệu người nhiễm mới HIV, 9,6 triệu ca bệnh lao nhiễm mới và 214 triệu ca sốt rét.
  • 1,7 triệu người cần được điều trị các căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên (neglected tropical diseases).
  • Hơn 10 triệu người chết trước khi qua 70 tuổi do bệnh tim mạch và ung thư.
  • 800.000 người chết do tự sát.
  • 4,3 triệu người chết do ô nhiễm không khí gây ra bởi nấu nướng bằng nhiên liệu.
  • 1,25 triệu người chết do tai nạn giao thông.
  • 3 triệu người chết do ô nhiễm không khí.
  • 475.000 người bị giết, 80% trong số đó là nam giới.

.jpg)

Biểu đồ tuổi thọ dự tính vào lúc sinh ra (màu xanh cổ vịt) và số năm sống được hiệu chỉnh theo mức độ bệnh tật (màu xanh dương đậm). Từ trái sang phải, chúng ta có các quốc gia Châu Phi (AFR) với Algeria đứng đầu ở 75,6 năm và Sierra Leone xếp chót ở 58,3 năm, khu vực châu Mỹ (AMR) với Canada đứng top ở 82,2 năm và Haiti xếp chót (63,5 năm). Ở châu Âu thì Thụy Sĩ đứng đầu với 83,4 năm trong khi Qatar đứng đầu khu vực Đông Đại Trung Hải (EMR) với 78,2 năm. Khu vực Đông Nam Á (SEAR) thì người dân Maldives có tuổi thọ dự tính tới 78 năm trong khu Myanmar xếp cuối với 66,6 năm. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương thì Nhật Bản đứng đầu với 89,7 năm trong khi xếp chót là Papua New Guinea với 62,9 tuổi. Việt Nam chúng ta nằm trong nhóm này và có tuổi thọ trung bình là 76 tuổi.​

Tuổi thọ trung bình Việt Nam đứng thứ mấy thế giới?

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 10 quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ 2.

Ai là người sống lâu nhất trên thế giới?

Đến nay, người đàn ông cao tuổi nhất thế giới từng là cụ ông người Nhật Bản, Jiroemon Kimura, sống thọ tới 116 tuổi 54 ngày. Trong khi người phụ nữ cao tuổi nhất và người sống lâu nhất đến nay là cụ bà Maria Branyas Morera, 117 tuổi, sống ở Tây Ban Nha.

Tuổi thọ trung bình của con người là bao nhiêu?

Tuổi thọ trung bình của người Việt: 73,7 Và sau đó là sự hao mòn cơ thể nói chung đi kèm với sự lão hóa. Dữ liệu của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) cho thấy tuổi thọ toàn cầu tính đến năm 2023 là 70,8 tuổi đối với nam và 76,0 tuổi đối với nữ, trung bình là 73,4 tuổi.

Tuổi thọ trung bình được tính như thế nào?

Tuổi thọ trung bình hay kỳ vọng sống (tiếng Anh: life expectancy) là số năm dự kiến còn lại của cuộc đời ở một độ tuổi nhất định. Nó được ký hiệu là ex, nghĩa là số trung bình các năm tiếp theo của cuộc đời cho một người ở độ tuổi x nào đó, tính theo một tỉ lệ tử cụ thể.