Từ mi na san trong tiếng nhật nghĩa là gì năm 2024

Các bạn học sinh Việt Nam du học Nhật Bản thân mến, ở bài trước chúng ta đã tiếp cận được kha khá kiến thức về ngữ pháp tiéng Nhật sơ cấp. vậy hôm nay chúng ta cùng đến với phần tiếp theo trong bài 3 nhé. Hãy để ý thật kỹ vì đây là phần quan trọng phụ vụ nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày của các bạn.

Hôm nay chúng ta cùng đến với phần 2 bài 3 nhé:

6. ______は どこの ですか。<_____ wa doko no desuka?>

______は ~の です。 <_____wa ~ no desu>

- Ý nghĩa: _____ của nước nào vậy?

______ là của nước ~

- Cách dùng: Đây là cấu trúc dùng để hỏi xuất xứ của một món đồ. Và trong câu trả lờI, ta có thể thay đổi chủ ngữ ( là món đồ thành các từ như đưa ra đứng trước trợ từ WA và đổi từ đã thay thế vào vị trí sau trợ từ NO thì sẽ hay hơn, hoặc ta có thể bỏ hẳn luôn cái từ đã đổi để cho câu ngắn gọn.

- VD:

1_このとけいはどこのですか。

kono tokei wa doko no desuka? (cái đồng hồ này là của nước nào?)

2_それはスイスのとけいです。

sore wa SUISU no (tokei) desu. (đó là đồng hồ Thuỵ Sĩ)

7. _____は なんがい ですか。 < _____ wa nangai desuka?>

_____は ~がい です。 <______wa ~gai desu>

- Ý nghĩa: ______ ở tầng mấy?

______ở tầng ~.

- Cách dùng: Đây là câu hỏi địa đỉêm của một nơi nào đó ở tầng thứ mấy.

- VD:

1_レストランはなんかいですか。

RESUTORAN wa nankai desuka? ( nhà hàng ở tầng mấy?)

2_レストランはごかいです。

RESUTORAN wa gokai desu. ( nhà hàng ở tầng năm)

8. _____は いくら ですか。[/color] ( _____ wa ikura desuka?)

______は ~ です。 (_____wa ~ desu)

- Ý nghĩa: ______ giá bao nhiêu?

_____ giá ~

- Cách dùng: Dùng để hỏi giá một món đồ.

- VD:

1_このえんぴつはいくらですか。

kono enpitsu wa ikura desuka? ( cái bút chì này giá bao nhiêu?)

2_それはひゃくごじゅうえんです。

sore wa hyaku go jyuu en desu. ( cái đó giá 150 yên)

• Đếm "trăm":

Một trăm: 百 hyaku (kanji: bách)

Hai trăm, bốn trăm, năm trăm, bảy trăm, chín trăm:

[ni, yon, go, nana, kyuu] + 百 hyaku

Ba trăm: 三百 = さんびゃく = sanbyaku, vì "san" kết thúc bằng "n" nên có biến âm từ "h" thành "b".

Sáu trăm: 六百 = ろっぴゃく = roppyaku, vì "roku" kết thúc là "ku" nên biến thành lặp cho dễ đọc

Tám trăm: 八百 = はっぴゃく = happyaku, vì "hachi" kết thúc là "tsu/chi" nên biến thành lặp cho dễ đọc

• Đếm hàng ngàn

Một ngàn: 千 sen (kanji: thiên), chú ý là không có "ichi" nhé

Hai ngàn, bốn ngàn, năm ngàn, sáu ngàn, bảy ngàn, chín ngàn:

[ni, yon, go, roku, nana, kyuu] + 千 sen

Ba ngàn: 三千 sanzen (biến âm "s" => "z" do đi sau "n")

Tám ngàn: 八千 hassen (biến âm thành lặp do "chi" đi trước "s")

Đếm số hàng ngàn: Cứ đếm từng hàng một

Ví dụ 6230 => "sáu ngàn" (rokusen) "hai trăm" (nihyaku) "ba mươi" (sanjuu) => "roku-sen ni-hyaku sanjuu".

• Đếm hàng VẠN

[1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10] + 万 man

Chú ý là "một vạn" đếm là "ichi man" chứ không phải là "man" không như trường hợp đếm một ngàn (sen) nhé. Ngoài ra, tiếng Nhật sẽ đếm theo cơ bản là "vạn" (bốn số 0) chứ không phải hàng ngàn (ba số 0) như Việt Nam nên có số "mười vạn (juuman)", trong khi tiếng Việt phải đếm là "một trăm ngàn".

Ví dụ: 39674 => san-man kyuu-sen roppyaku nana-juu yon

Phần Phụ:

なんがい。 < nangai> Tầng mấy

いっかい < ikkai> tầng 1

にかい tầng 2

さんがい tầng 3

よんかい tầng 4

ごかい < gokai> tầng 5

ろっかい tầng 6

ななかい tầng 7

はっかい tầng 8

きゅうかい tầng 9

じゅうかい tầng 10

Các từ màu khác là các từ có âm đặc biệt.

Các tầng sau ta cũng đếm tương tự và các số đặc biệt cũng được áp dụng cho các tầng cao hơn ( ví dụ: tầng 11 : jyuu ikkai, tầng 13: jyuu sangai)

Trong giao tiếp, các hậu tố được dùng để phân biệt tên gọi giữa những người ở các mối quan hệ, vai vế khác nhau. Và thường được gắn sau "Tên" theo cấu trúc: "Tên" – Hậu tố

1/ Chan – ちゃん

Chan là cách gọi thân mật, thường dùng để xưng hô trong gia đình, người yêu hay bạn bè thân thiết.

Ví dụ:

- onii-chan: Anh

- onee-chan: Chị

- otou-chan: Ba

- okaa-chan: Mẹ

- ojii-chan: Ông

- obaa-chan: Bà

Và Chan chỉ phù hợp khi dùng với người ngang tuổi tránh dùng với người có tuổi tác và địa vị cao hơn mình.

2/ Kun – くん

Kun chỉ được dùng cho con trai và thường được người có địa vị cao hơn hay nhiều tuổi hơn nói với đàn em và những người ít tuổi hơn mình. *Giáo viên rất hay gọi các học sinh nam của mình theo cách này.*

Tuyệt đối không nên dùng Kun với những người có địa vị cao hơn (lúc này ta dùng San), trừ phi là ai đó rất thân mật như anh em một nhà chẳng hạn.

3/ San – さん

Đây là hậu tố phổ thông nhất. Dùng để chỉ nam hay nữ đều được. Đây là một cách nói trong câu giao tiếp tiếng Nhật khá lịch sự và đặc biệt hữu dụng khi bạn không biết nên dùng hậu tố nào.

Lưu ý: chỉ gắn San với tên gọi của người khác, không được gắn với tên mình vì sẽ mắc lỗi thiếu lịch sự.

Bạn còn có thể thêm San vào 1 số danh từ, thường sẽ là nghề nghiệp. Ví dụ cửa hàng copy thì được gọi là "Copyya-san", hiệu sách thì là "Honya-san". Vì thế các bạn mới học khi nghe người Nhật nói chuyện nên để ý cái này, dễ nhầm sang thành tên người.

Có 1 điều thú vị là rất nhiều các nickname tiếng Nhật đều kết thúc bằng số 3 (ví dụ như Sasuke3, Naruto3…) Có thể giải thích điều này là vì trong tiếng Nhật, số 3 được đọc là “san”.

Một điều nữa, đó là ở vùng Kansai (nơi nổi tiếng với hệ thống âm bản địa đặc trưng), một số người dùng -han thay vì dùng -san ở sau tên người khác.

4/ Sama – さま

Trong giao tiếp bình thường hiếm khi bạn sẽ dùng đến Sama. Chỉ có 02 trường hợp mà bạn sẽ dùng đến nó:

- Khi bạn nói chuyện với khách hàng (okyaku-sama = quý khách)

- Khi bạn muốn bày tỏ niềm ngưỡng mộ hay kính trọng với ai đó (thường là trong những dịp trang trọng, những buổi nói chuyện với đông người nghe). Ví dụ những người dẫn chương trình hay nói “mina-sama” khi muốn chỉ những người đang nghe trong khán phòng