Từ láy phụ âm đầu nghĩa là gì

Từ láy có vần Gi – Từ láy có âm đầu Gi

Câu hỏi: Từ láy có vần Gi – Từ láy có âm đầu Gi

Trả lời: giỏi giang, giục giã, giữ gìn., giãy giụa, giấu giếm

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về từ láy và từ ghép trong tiếng Việt nhé!

1.Cách phân biệt từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn

1.1 Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng, buôn bán nhỏ nhẹ, hốt hoảng,...

2.1 Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

Ví dụ: Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,...

3.1 Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.

Ví dụ: chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà, cây cối, máy móc,…

2. So sánh từ láy và từ ghép

*Khác nhau:-Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập- Từ láy:Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng thường thì một tiếng có nghĩa , các tiếng còn lại lặp lại âm hoặc vần của tiếng gốc

*Giống nhau:


- Đều phải có từ 2 tiếng trở lên

3. Bài tập về Từ ghép và từ láy

Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Gợi ý đáp án

Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai

Bài 2:

a. Những từ nào là từ láy

Ngay ngắn, Ngay thẳng, Ngay đơ

Thẳng thắn, Thẳng tuột, Thẳng tắp

b. Những từ nào không phải từ ghép?

Chân thành, Chân thật, Chân tình

Thật thà, Thật sự, Thật tình

Gợi ý đáp án

a) Từ là từ láy là: Ngay ngắn, Thẳng thắn,

b) Những từ không phải từ ghép: Thật thà,

Bài 3: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:

a. da người

b. lá cây còn non

c. lá cây đã già

d. trời.

Đáp án a

Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Gợi ý trả lời

Từ láy

Từ ghép

chậm chạp, mê mẩn, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn châm chọc, mong ngóng, phương hướng

Bài 5:

a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Bài 6: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.

a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.

b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.

Gợi ý trả lời

a)

Từ láy

Từ ghép

mải miết, xa xôi, phẳng phiu,  mong mỏi, mơ mộng. xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng

b) 

Từ láy

Từ ghép

Từ láy bộ phận

Từ láy toàn bộ

Từ ghép tổng hợp

Từ ghép phân loại

mải miết,  xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ mộng.   xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng  

Bài 7: Cho đoạn văn sau:

"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền".

a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.

b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Gợi ý trả lời

a. Những từ láy có trong đoạn văn: tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao, dần dần

b. Từ láy bộ phận: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao,  loáng thoáng

Từ láy toàn bộ: dần dần

Bài 8: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt, lạnh giá.

Gợi ý trả lời

Từ ghép phân loại

Từ ghép tổng hợp

nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh ngắt nóng bỏng, lạnh buốt, lạnh giá

Bài 9: Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng

Gợi ý trả lời

Từ láy có 2 tiếng: long lanh, lung linh, lả lướt, xinh xẻo

Từ láy có 3 tiếng: sạch sành sanh, tất tần tật

Từ láy có 4 tiếng: kẽo kà kẽo kẹt, đỏng đà đỏng đảnh

Xin chào các bạn, đối với chúng ta những người đã từng học những bài học cơ bản của tiếng Việt. Chắc hẳn ai cũng từng học về từ láy, từ ghép, cũng như cấu trúc câu trong tiếng Việt. Trong bài viết này Bản Tin Thời Sự xin được phép chia sẻ lại khái niệm về từ láy trong tiếng Việt. Để các bạn hiểu rõ và chính xác hơn, cũng như để các bạn học tiếng Việt Online dễ dàng hơn. Nào hãy cùng vào học bài thôi nào. Trong tiếng Việt Từ láy được hiểu đó chính là loại từ được kết hợp và tạo thành từ hơn hai tiếng trở lên. Trong đó tiếng đứng ở vị trí đầu tiên của 1 từ láy là tiếng có nghĩa, tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Thông thường từ láy sẽ luôn có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa. Thế nhưng chắc chắc một từ láy khi được ghép lại nó phải là một từ có nghĩa. Trong tiếng Việt chúng ta học thì từ láy sẽ có hai loại nhé các bạn. Đó chính là dạng từ láy hoàn toàn và dạng từ láy bộ phận. Theo đó 2 dạng từ láy này được giải thích rõ ràng như sau : Từ láy toàn bộ là gì  Từ láy toàn bộ là từ láy mà các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn cả âm lẫn vần của tiếng gốc. Trong 1 số trường hợp nào đó chúng ta cũng có thể bắt gặp có tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối. Chính điều này giúp tiếng Việt trở nên hài hòa về âm thanh, âm điệu hơn. Ví dụ cho các bạn dễ hiểu : Màu ” tim tím “,  Một màu ” Vàng vàng “, Những âm thanh máy móc hoạt động ” rầm rầm ” … Từ láy bộ phận là gì  Từ láy bộ phận là loại từ láy mà giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. Nghĩa là từ láy đó chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc mà thôi. Để dễ hiểu Bản Tin Thời Sự mời bạn xem ví dụ ngay sau đây nhé. Ví dụ: Tiêu điều ( lập lại vần iêu ), Mỏng Manh ( giống nhau về phụ âm đầu )… Trong tiếng Việt ở trang thái nói hay viết thì từ láy luôn được sử dụng nhất định nào đó. Người dùng sử dụng từ láy để nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng, trạng thái nào đó.. Ví dụ : Sếp luôn luôn đi làm trước nhân viên — Ở đây từ láy ” Luôn luôn ” được sử dụng để nhấn mạnh rằng Sếp lúc nào cũng đi sớm đến công ty trước mọi người. Nhung là cô học sinh be bé nhưng học rất giỏi. Từ láy ” Be bé “được sử dụng để nhấn mạnh Nhung là người nhỏ bé. Anh sẽ mãi mãi yêu em. Ở đây từ mãi mãi được dùng để khẳng định tình yêu bền chặc của người con trai với người con gái. Trong phần dưới đây, Thời Sự cũng chia sẻ cho bạn tất cả những từ láy thông dụng nhất trong tiếng Việt. Giúp các bạn đang học tiếng Việt Online dễ dàng hơn. Lăng nhăng, lằng nhằng, băng băng… Nhớ Nhung, Nũng Nịu, Nhẹ Nhàng, Nâng Niu, Nhung Nhớ, Nhường Nhịn.. Khó khăn, Thương thầm, Rưng rưng, Đau đớn, Yêu yêu, thương thương, ghét ghét…. Chung chi, Chứng chỉ, chung cư, Chung chung, Con cưng, Con cò, Chằng chịt… Sung sức, sẵn sàng, suôn sẽ, săn sóc, sạch sẽ.. Luôn luôn, lặng lẽ, lâu lâu, lung linh… Dịu Dàng, Dễ dàng… Trẻ trung, trung trực, trùng trùng, trong trắng,… Nhỏ nhẹ, nhỏ nhắn, nhỏ nhỏ… Ngay ngắn, ngay ngáy.. Muộn màng, mịn màng, mới mẽ, mong mỏi… Xanh xanh.. Vội vàng,… Vui vui, vui vẻ, vui vúi, vui vùi… Lạnh lẽo, lạnh lắm.. Hiền hậu, hiền hiếu, hiền hiền… Bài viết đã chia sẻ cho bạn khái niệm từ láy là gì ? Các loại từ láy, chia sẻ từ láy thường sử dụng trong tiếng Việt. Có thể nói từ láy là loại từ thông dụng trong cuộc sống, giúp cuộc nói chuyện giữa 2 hay nhiều người sống động hơn. Trong bài viết, bài văn từ láy giúp người đọc cảm thấy bay bổng, hình dung dễ hơn điều bạn muốn nói. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp các bạn có thể tự học tiếng Việt một cách dễ dàng hơn. Với các bạn đã quên có thể tự ôn luyện lại kiến thức tiếng Việt cơ bản. Với một số người nước ngoài có thể tự tìm hiểu và học tiếng Việt dễ hơn. Thay mặc ban quản trị xin chúc các bạn có nhiều kiến thức hữu ích cũng như thông tin thú vị khi online trên Thoisu.com.vn. Nếu bài viết hay hãy cùng chia sẻ để mọi người có thể cùng học hỏi và hiểu biết thêm về từ láy. Sự đa dạng của từ vựng trong tiếng Việt chúng ta nhé.