Truyện Kiều có bao nhiêu thơ?

=> Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.

Lần thứ tư nàng làm thơ trong mơ khi gặp Đạm Tiên, một lúc đủ mười khúc ngâm, đề bài do chủ hội Đoạn Trường ra.

Nàng vâng lệnh ý đề bài

Tay tiên một vẩy đủ mười khúc ngâm.

Mặc dù nàng làm nhanh thế mà thơ rất hay, được Đạm Tiên khen rằng: “Nếu đem vào tập Đoạn Trường. Thì treo giải nhất chi nhường cho ai”.

Lần thứ Năm nàng làm thơ đề trên bức tranh tùng do Kim Trọng vẽ:

Tay tiên gió táp mưa sa

Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu

Được Kim Trọng khen rằng làm thơ như “nhả ngọc phun châu”.

Lần thứ sáu nàng phải làm thơ vịnh cây quạt [cùng với việc đánh đàn] để thử tài khi nàng bán mình chuộc cha và kết quả bài thơ cũng như tiếng đàn làm vừa lòng khách, thể hiện trong câu:

Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ

Mặn nồng mỗi vẻ một ưa…

Lần thứ bảy, Thúy Kiều làm thơ trước lầu Ngưng Bích, “đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu”, Sở Khanh nghe trộm rồi họa vần, bắt đầu mưu đồ lừa Thúy Kiều để lấy ba chục lạng vàng của mụ Tú Bà.

Lần thứ tám Thúy Kiều làm thơ trong thời gian tiếp khách ở lầu xanh:

Đòi phen nét vẽ, câu thơ

Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa

Lần thứ chín với Thúc Sinh thể hiện qua hai câu:

Khi gió gác, khi trăng sân

Bầy tiên chuốc rượu, câu thần nói thơ

Lần thứ mười nàng làm thơ vịnh cái gông trước công đường khi quan phủ xử án thử tài:

Nàng vâng cất bút tay đề

Tiên hoa trình trước án phê xem tường

Và nhờ bài thơ này, nàng đã khỏi bị “phép gia hình”, cũng không phải trở lại lầu xanh mà được chung sống cùng Thúc Sinh.


Minh họa của Hằng Lee

Lần thứ mười một, khi sắp nhảy xuống sông Tiền Đường, nàng đã để lại “một thiên tuyệt bút”, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du không cho biết đấy là thơ hay văn xuôi, nhưng đọc Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân thì biết đó là bài thơ gồm sáu câu, nội dung như sau: Hẹn ước mười lăm năm trước. Hôm nay mới đến Tiền Đường. Trăm tuổi quang âm thấm thoắt. Một đời thân sự kê vàng. Tiếng sóng giục người mau bước. Từ đây hết kiếp đoạn trường!

Như vậy trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Thúy Kiều đã làm thơ mười một lần, nhiều hơn số lần chơi đàn, nhưng chỉ xấp xỉ một nửa khi so với số lần nàng làm thơ trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Trong tám lần nàng đánh đàn, thì cả tám lần do người khác yêu cầu hoặc ép buộc, còn mười một lần làm thơ thì có đến sáu lần nàng tự làm để nói nỗi lòng mình, chỉ có năm lần do người khác yêu cầu hoặc ép buộc mà thôi. Trong mười một lần làm thơ, chỉ có hai lần nàng vui là khi đề thơ trên bức tranh tùng của Kim Trọng, và lần làm thơ với Thúc Sinh. Còn chín lần khác thì khi nào cũng buồn, khi tự nàng làm thơ thì thơ càng buồn, đúng cả thiên truyện là một khúc đoạn trường.

Nguyễn Du không chỉ giảm số lần Kiều làm thơ so với Kim Vân Kiều truyện, mà thể thơ của những bài Kiều sáng tác, Cụ cũng thay đổi cho hợp lý hơn, ví dụ bài thơ đề bên mộ Đạm Tiên, Thanh Tâm Tài Nhân viết: “...nàng liền vun đất cắm hương, sụp bốn lạy, rồi đề một bài thơ rằng: Sắc hương đâu đó tá. Thăm viếng não lòng thay. Chăn gấm trăng soi lạnh. Đài gương bụi phủ đầy. Đất tuy vùi ngọc ấy. Tuyết chưa lấp danh này. Rượu nhiều như sông đó. Nào ai tưới chốn này.  Thúy Kiều đề thơ xong, buồn rầu sa nước mắt…”

 Nguyễn Du chỉ viết:

Rút trâm sẵn giắt mái đầu

Vạch da cây, vịnh bốn câu ba vần

Là đã tinh giản tám câu thơ trên thành một bài tứ tuyệt. Một điều lạ nữa là mặc dù trong một đoạn văn xuôi, mất khá nhiều câu chữ, người đọc vẫn không biết nàng Kiều đề thơ vào đâu, thế nhưng chỉ trong hai câu lục bát, Nguyễn Du cho ta biết nàng khắc thơ vào da cây, và khi đó thì một bài tứ tuyệt hợp lý hơn. Sự sáng tạo như thế này ta thường xuyên gặp khi so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện.

Đọc lại Truyện Kiều, bạn chú ý xem thử ngoài mười một lần đã được nêu trên, Thúy Kiều có làm thơ lần nào nữa không?

Truyện Kiều tác phẩm được viết bằng chữ Nôm gồm 3254 câu theo thể lục bát. Câu chuyện dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một thi sĩ thời nhà Minh, Trung Quốc. Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, .

Truyện Kiều kể lại cuộc đời, những biến cố thử thách và đau khổ của Thúy Kiều. Một người con gái trẻ xinh đẹp và đầy tài năng, phải hy sinh thân mình để cứu gia đình. Để lột tả được những điều trên Nguyễn Du đã từng viết:

Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Truyện kiều có bao nhiêu câu thơ lục bát vẫn đang là câu hỏi gây tranh cãi từ trước đến nay. Thể thơ lục bát mang tính nghệ thuật dân gian nhiều hơn và cũng là thể thơ đặc sắc của nền Văn học Việt Nam. Chính vì vậy một tác phẩm lớn như Truyện Kiều được viết bằng thể thơ dân tộc càng làm tăng giá trị nghệ thuật cho tác phẩm. Bên cạnh đó thơ đọc vừa dễ nhớ, vừa hay lại súc tích. Do đó mới có một kiệt tác như tác phẩm truyện Kiều được cả thế giới ca tụng khen ngợi như ngày nay.

Truyện Kiều có bao nhiêu câu thơ?

Đây được xem là truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, theo thể lục bát, gồm 3.254 câu.

Truyện Kiều có bao nhiêu trang?

Trò Chuyện Cùng Sky - Yêu Một Bầu Trời Khác.

Có bao nhiêu tác phẩm Truyện Kiều?

Nội dung tác phẩm dài có thể chia thành 13 đoạn chính gồm: Giới thiệu chị em Thúy Kiều, Kiều thăm mộ Đạm Tiên, Kiều gặp Kim Trọng, Kiều bán mình chuộc cha, Kiều rơi vào tay Mã giám sinh và Tú bà, Kiều mắc lừa Sở Khanh, Kiều gặp Thúc sinh, Kiều và Hoạn thư, Kiều gặp Từ Hải, Kiều báo ân trả oán, Kiều tự vẫn, Kim Trọng đi ...

Truyện Kiều gồm có ai?

Do vậy, 12 nhân vật bao gồm Thúy Vân, Đạm Tiên, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến, Giác Duyên, Thúy Kiều trong artbook này có thể còn có chỗ chưa đạt trong nhận xét của giới chuyên môn hoặc người hâm mộ Kiều, nhưng ít ra nét vẽ cũng phản ánh chân thực suy nghĩ và cảm ...

Chủ Đề