Trung bình đêm phòng viết tắt là gì năm 2024

Giá bán phòng trung bình trong 1 ngày [tiếng Anh: Average Daily Rate - ADR] là giá trung bình cho mỗi phòng khách sạn được bán trong 1 ngày nhất định.

Hình minh hoạ [Nguồn: depositphotos]

Giá bán phòng trung bình trong 1 ngày

Khái niệm

Giá bán phòng trung bình trong 1 ngày trong tiếng Anh được gọi là Average Daily Rate - ADR.

Giá bán phòng trung bình trong 1 ngày là một trong những thuật ngữ đánh giá KPI trong quản trị doanh thu khách sạn.

Giá bán phòng trung bình trong 1 ngày là giá trung bình cho mỗi phòng khách sạn được bán trong 1 ngày nhất định. Đây là một trong những chỉ số để đo lường hiệu quả hoạt động của khách sạn này so với khách sạn khác có cùng qui mô, cùng nhóm khách hàng.

Công thức: ADR = Tổng doanh thu từ hoạt động cho thuê phòng / Số phòng bán được

Khi tính ADR, bạn không tính house use [phòng nội bộ] và phòng complimentary [phòng miễn phí].

Bởi phòng nội bộ là phòng dành cho nhân viên khách sạn sử dụng, không dành để bán hay tạo doanh thu. Tương tự, phòng miễn phí cũng không ra doanh thu nên không được tính vào ADR.

Ý nghĩa của ADR

ADR cho thấy doanh thu từ mỗi phòng khách sạn. Nên ADR càng lớn thì doanh thu thu được từ mỗi phòng càng lớn. Giá bán phòng trung bình trong 1 ngày ngày càng tăng cho thấy khách sạn đang ngày càng thu được nhiều tiền từ việc cho thuê phòng.

Để tăng giá bán phòng trung bình trong 1 ngày, khách sạn nên tìm cách tăng giá phòng. Giá bán phòng trung bình trong 1 ngày có thể được đo dựa vào hiệu quả kinh doanh của khách sạn trong quá khứ.

Giá bán phòng trung bình trong 1 ngày cũng có thể là một thước đo cho các hoạt động có liên quan khác, bởi vì với đơn vị là mét [m], có thể dùng để so sánh với các khách sạn khác có cùng đặc điểm như diện tích, nhóm khách hàng hay địa điểm…

Các nhà điều hành khách sạn tăng ADR bằng cách tập trung vào các chiến lược giá. Bao gồm bán hàng gia tăng [upselling], khuyến mại bán chéo [cross-sale promotions] và đưa ra các dịch vụ miễn phí [complimentary offers] như đưa đón miễn phí đến sân bay địa phương.

Nền kinh tế nói chung là một yếu tố có ảnh hưởng lớn tới việc thiết lập giá, với các khách sạn và nhà nghỉ đang tìm cách điều chỉnh giá phòng sao cho phù hợp với nhu cầu hiện tại của thị trường.

[Tài liệu tham khảo: Quản trị Nhà hàng Khách sạn, Trường trung cấp Kinh tế - Du lịch, TP Hồ Chí Minh. Investopedia.com]

AOV là chỉ số mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm khi lên kế hoạch cho chiến lược kinh doanh trực tuyến của mình. Hiểu được AOV là gì cũng như biết cách ứng dụng và tối ưu chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số và bứt phá tăng trưởng một cách nhanh chóng. Vậy chỉ số AOV là gì? Chỉ số AOV đóng vai trò gì trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Những phương pháp nào được sử dụng để cải thiện chỉ số AOV? Cùng 1Office tìm hiểu trong bài viết sau.

Mục lục

1. Tìm hiểu AOV là gì?

1.1. AOV là gì ?

AOV – Average Order Value nghĩa là Giá trị trung bình trên một đơn hàng. Đây là chỉ số đo lường số tiền trung bình mỗi khách hàng đã sử dụng để mua hàng thông qua các hình thức thương mại điện tử của doanh nghiệp. Hiểu đơn giản rằng, khi chỉ số AOV tăng đồng nghĩa với việc khách hàng đã chi tiêu nhiều tiền hơn cho doanh nghiệp.

Chỉ số AOV là gì?

Tại sao Doanh nghiệp cần đo lường chỉ số AOV?

Chỉ số AOV giúp doanh nghiệp có thể tự đánh giá tổng thể những chiến lược kinh doanh và marketing của mình có hiệu quả hay không. Chỉ số AOV tăng phản ánh khách hàng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho doanh nghiệp, điều đó cho thấy doanh nghiệp đã làm tốt trong việc lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược kinh doanh và ngược lại, nếu AOV giảm, thì doanh nghiệp cần thay đổi các chính sách kinh doanh cho phù hợp với thị trường.

Dựa vào chỉ số AOV doanh nghiệp có thể nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó, có cái nhìn tổng quát về bản thân doanh nghiệp và thị trường để đặt ra những mục tiêu và chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

2. Công thức tính giá trị trung bình trên một đơn hàng AOV

Công thức tính giá trị trung bình trên một đơn hàng

Chỉ số AOV được tính bằng cách lấy tổng doanh thu của doanh nghiệp chia cho số lượng đơn hàng bán ra.

Ví dụ áp dụng: Giả sử trong tháng 11, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử có doanh thu trực tuyến là 100000$ và doanh nghiệp đó có 500 đơn hàng. Như vậy chỉ số AOV của doanh nghiệp sẽ là:

100000$ / 500 = 200$

3. Những lưu ý khi tính chỉ số AOV

Nhiều người nhầm lẫn rằng AOV còn phụ thuộc vào số lượng khách hàng, thực tế chỉ số này chỉ được tính toán bằng tổng doanh thu của doanh nghiệp và số lượng đơn hàng trực tuyến bán ra. Có nghĩa là với bất kì đơn hàng nào kể các đơn hàng được thanh toán với cùng 1 khách hàng đều sẽ có chỉ số AOV riêng biệt.

Chỉ số AOV có thể đo lường được trong bất kì khoảng thời gian nào, các doanh nghiệp nên thực hiện việc đánh giá chỉ số này thường xuyên để đảm bảo cập nhật kịp thời. Tuy nhiên, chỉ số AOV không phải là chỉ số đáng tin cậy nhất đối với những doanh nghiệp đang kinh doanh nhiều mặt hàng. Bởi lẽ nó có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bất định như sự trung thành của khách hàng, xu thế thị trường v.v…

Ví dụ: Chỉ số AOV có thể bị thổi phồng lên cao so với thực tế nếu như khả năng giữ chân khách hàng của doanh nghiệp không cao, tỉ lệ khách hàng trung thành thấp. Ngược lại, lượng khách hàng tăng đột biến trong một thời điểm có thể khiến cho chỉ số này thấp một cách bất thường.

Vì vậy để có đưa ra những chiến lược chính xác nhất cho doanh nghiệp của mình, các nhà quản lý cần đo lường và tham khảo các chỉ số khác để có bức tranh rõ ràng hơn về những gì đang xảy ra với doanh nghiệp của mình.

4. Những chỉ số khác cần xem xét bên cạnh Average Order Value

Như đã nói ở trên, nếu các nhà quản lý chỉ dựa vào chỉ số AOV để đưa ra phương hướng cho doanh nghiệp của mình thì sẽ dẫn tới những sai lầm. Dưới đây là một số chỉ số quan trọng và cần xem xét song song với AOV.

  • Doanh thu trọn đời từ mỗi khách hàng: Đây là chỉ số phản ánh giá trị của mỗi khách hàng thông qua số tiền trung bình mà họ sẽ chi tiêu trong thời gian dài. Nếu như giá trị này quá thấp đồng nghĩa với việc khách hàng có xu hướng giảm số lần mua hàng.
  • Chi phí mỗi chuyển đổi [Cost per conversion – CPC]: Chỉ số này thường được sử dụng để tham khảo khi phân tích các quảng cáo trực tuyến. CPC là tỷ số giữa số lần khách hàng tiếp cận với quảng cáo và số lần khách hàng thực sự mua hàng từ quảng cáo đó. Giá trị này sẽ được trừ vào giá trị đơn hàng trung bình để hiện lợi nhuận thực trên mỗi đơn hàng
    Xem thêm: Cost per acquisition là gì? Cách tối ưu CPA giúp X2 tỷ lệ chuyển đổi

5. 7 cách giúp nâng cao chỉ số AOV

5.1. Bán chéo sản phẩm bổ sung

Hình thức bán chéo hay còn gọi là Cross sale là hình thức hình thức giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu bằng cách khuyến khích khách hàng mua thêm các sản phẩm – dịch vụ khác có liên quan đến sản phẩm chính mà khách hàng quan tâm.

Ví dụ: Khi bạn có nhu cầu mua một chiếc điện thoại Iphone 14 Pro Max, nhà sản xuất sẽ khuyến khích bạn mua kèm các thiết bị sạc chính hãng để đảm bảo đến chất lượng lâu dài của sản phẩm.

Để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này, đọc ngay bài viết sau đây:

5.2. Bán thêm

Hình thức bán thêm [Up Sale] khá tương tự với Cross sale. Tuy nhiên thay vì khuyến khích bạn mua thêm các sản phẩm liên quan, ở hình thức này các doanh nghiệp sẽ khuyến khích khách hàng mua thêm một sản phẩm tương tự nhưng với giá trị lớn hơn sản phẩm bạn định mua ban đầu.

Ví dụ: Thay vì mua một chiếc điện thoại cũ, bạn nên mua một chiếc đời mới để trải nghiệm được nhiều tính năng hơn và có thể được bảo hành từ nhà sản xuất

Để biết thêm về cách áp dụng hình thức up sale cũng như những lợi ích mà phương pháp này mang lại, hãy theo dõi bài viết sau:

5.3. Sử dụng hiệu ứng chim mồi

Hiệu ứng chim mồi là hiệu ứng khiến khách hàng sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để mua một sản phẩm đắt hơn mà họ không hề ý thức được điều đó. Thông thường, khách hàng sẽ rất lưỡng lự trước 2 lựa chọn là sản phẩm, dịch vụ giá thấp nhưng có thể tiết kiệm chi phí và sản phẩm, dịch vụ giá cao nhưng đem lại chất lượng tốt hơn. Trong trường hợp đó, sự xuất hiện của lựa chọn thứ 3 [Chim mồi] sẽ thay đổi quyết định của khách hàng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Một quán cafe muốn bán ra càng nhiều cốc cỡ lớn càng tốt. Nhưng, khách hàng có vẻ sẵn sàng chi 35.000VNĐ cho một cốc cỡ nhỏ hơn là 60000 VND cho một cốc cỡ lớn. Vì vậy cửa hàng đã đưa ra một lựa chọn nữa là cốc cỡ vừa với giá 55000 VND. Đứng trước 3 lựa chọn đó, khách hàng thường sẽ có tâm lý sẵn sàng bỏ thêm 5000 VND để mua cốc cỡ lớn nhưng có dung tích nhiều hơn nhiều so với cốc cỡ vừa.

5.4. Ưu đãi

Đây là một hình thức thúc đẩy khách hàng mua hàng với số lượng lớn hơn hoặc giá trị cao hơn bằng cách tạo ra các gói ưu đãi đi kèm. Chiến lược này có lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp, khi vừa có thể gia tăng lợi ích cho khách hàng vừa giúp tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.

5.5. Chương trình khách hàng thân thiết

Chương trình khách hàng thân thiết là một hình thức mà doanh nghiệp cung cấp cho một nhóm khách hàng nhiều ưu đãi hơn. Nhóm khách này thường là những đối tượng thường xuyên mua hàng hoặc mua hàng với giá trị cao. Hình thức này không chỉ khuyến khích khách hàng mua hàng thường xuyên hơn mà còn giúp doanh nghiệp tạo ra những khách hàng trung thành

5.6. Đầu tư vào dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hành vi mua của khách hàng mà đôi khi bị doanh nghiệp quên mất. Việc tạo ra dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm thoải mái và vui vẻ hơn khi mua hàng, từ đó khách hàng sẽ có xu hướng muốn mua hàng và mua nhiều hơn.

5.7. Ứng dụng phần mềm CRM giúp cải thiện chỉ số AOV và X3 doanh số

Hiện nay, các phần mềm quản lý bán hàng CRM đã trở nên phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong hoạt động kinh doanh của mình và đã tạo ra những bước tăng trưởng đột phá, nâng cao doanh số và cải thiện chỉ số AOV đáng kể cho doanh nghiệp.

1Office là nền tảng quản trị doanh nghiệp hàng đầu thị trường hiện nay, trong đó phân hệ CRM là một trong những công cụ chính hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán, tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài, bền vững.

Các tính năng nổi bật của phân hệ CRM

  • Công cụ để quản lý toàn bộ dữ liệu khách hàng, tự động tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, dễ dàng phân loại, tìm kiếm
  • Cho phép phân loại và sàng lọc data khách hàng để phát triển các kịch bản chăm sóc phù hợp giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng trên mọi điểm chạm
  • Tự động tổng hợp các báo cáo về tình hình bán hàng trong doanh nghiệp như doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi khác hàng, tỷ lệ chốt sale, giúp nhà quản trị có cái nhìn trực quan để đưa ra những quyết định xúc tiến bán phù hợp
  • Công cụ tự động hóa Marketing giúp tối ưu hiệu quả các chiến dịch tiếp thị, theo chân khách hàng trong suốt hành trình mua hàng giúp rút ngắn thời gian chốt sale

Bài viết trên đây của 1Office đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về AOV là gì, cũng như gợi ý những phương pháp cải thiện chỉ số AOV, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Đồng thời giới thiệu giải pháp quản lý bán hàng tối ưu hiệu quả với phân hệ CRM của 1Office. Hãy đăng ký để trải nghiệm 1Office CRM ngay hôm nay!

Chủ Đề