Trong quá trình hoạt động cách mạng đồng chí Lê Duẩn đã từng bị địch bắt và từ đày ở các nhà tù nào

  • Đang truy cập122
  • Máy chủ tìm kiếm62
  • Khách viếng thăm60
  • Hôm nay64,327
  • Tháng hiện tại913,974
  • Tổng lượt truy cập14,262,043

- Select website - Đảng Cộng sản Việt Nam Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam Tổng Liên đoàn Lao Động Đảng bộ tỉnh Quảng Trị Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị

Trang thông tin điện tử Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng TrịĐịa chỉ: 39 Hùng Vương – Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị - Điện thoại: +84.233.3852354 - Fax: +84.233.3856.904

Thiết kế và phát triển: Trung tâm Tin học tỉnh Quảng Trị

  • Đang truy cập127
  • Máy chủ tìm kiếm67
  • Khách viếng thăm60
  • Hôm nay64,327
  • Tháng hiện tại913,979
  • Tổng lượt truy cập14,262,048

- Select website - Đảng Cộng sản Việt Nam Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam Tổng Liên đoàn Lao Động Đảng bộ tỉnh Quảng Trị Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị

Trang thông tin điện tử Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng TrịĐịa chỉ: 39 Hùng Vương – Thành phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị - Điện thoại: +84.233.3852354 - Fax: +84.233.3856.904

Thiết kế và phát triển: Trung tâm Tin học tỉnh Quảng Trị

NHÀ TÙ ĐẾ QUỐC – NƠI HUẤN LUYỆN, TRƯỞNG THÀNH CỦA ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN

Đồng chí Lê Duẩn là một nhà yêu nước lớn, một chiến sỹ cộng sản kiên cường, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nhân kỷ niệm 114 năm ngày sinh đồng chí Lê Duẩn, trong bài viết này, tôi xin đề cập đến đồng chí Lê Duẩn – một nhà lãnh đạo kiệt xuất được trưởng thành từ trong các nhà tù đế quốc, để có cách nhìn đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về tinh thần, ý chí, nghị lực kiên cường của một chiến sỹ cách mạng, nhà lãnh đạo kiệt suất của cách mạng Việt Nam.

Ngày đăng : 07/04/2021 Xem với cỡ chữ

Bản in

Năm 1931 sau khi bị bắt, đồng chí Lê Duẩn bị tạm giam ở Sở Mật thám Đông Dương rồi Nhà tù Hoả Lò [Hà Nội]. Mácty, trùm mật thám Pháp ở Đông Dương, rồi Ácnu, Chánh Mật thám Pháp ở Bắc Kỳ thay nhau hỏi cung Lê Duẩn. Bị bắt giữa lúc đang họp nên địch biết khá rõ về công việc đồng chí đang làm. Trước sau như một, đồng chí chỉ trả lời chúng bằng sự im lặng.

Địch đưa nhiều người bị bắt đến để đồng chí nhận diện, nhưng đồng chí chỉ một mực lắc đầu. Dụ đỗ tra hỏi không kết quả, chúng dùng roi da lõi đồng, roi cá đuối đánh tới tấp lên người. Sau một buổi hỏi cung, mình mẩy sưng vù, các khớp xương đau nhức. Về đến phòng giam, trong vòng tay, ánh mắt của đồng chí, bạn bè, nỗi đau thể xác như với dần, sức mạnh tinh thần như lại được nhân lên. Không khai thác được gì thêm, địch lập hồ sơ xếp Lê Duẩn vào loại tù nguy hiểm. Không tìm được chứng cứ luận tội, ngày 15-11-1931, Hội đồng đề hình thực dân Pháp kết án 20 năm tù cầm cố với đồng chí Lê Duẩn.

Nhà tù Hoả Lò có các dãy phòng giam tù chính trị, tù thường phạm, phụ nữ và trẻ em. Sức giam giữ của Nhà tù Hoả Lò trên thiết kế là 400 người tù, trong đó có tới 40 xà lim án chém, nhưng mới tính đến ngày 4-10-1931, địch đã dồn vào địa ngục này tới 1.451 người. Tại đây, Lê Duẩn gặp lại nhiều đồng chí, bạn bè đã từng gắn bó trong buổi đầu đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng con người như các đồng chí: Nguyễn Tạo, Nguyễn Tuân Thức, Ngô Đình Mẫn, Trần Học Hải, Nguyễn Đức Cảnh… Cùng với toà án và bộ máy cảnh sát đồ sộ, chúng muốn dùng nhà tù để làm công cụ nô dịch nhân dân ta. Người tù phải nằm chen chúc lên sàn ximăng. Mùa đông lạnh thấu xương, mùa hè thì oi nồng, ngột ngạt. Thức ăn chủ yếu là gạo mục và cá mắm thối. Tuy nằm giữa phố phường đô hội mà trong lao tù cách biệt hẳn với bên ngoài. Thân nhân đến thăm phải đứng bên hàng rào sắt cách người tù một khoảng sân hẹp, nên cứ phải gào to lên mới nghe được nhau. Hằng tuần, người tù phải thay phiên nhau lội xuống thùng vệ sinh múc phân chuyển lên xe. Nhiều người yếu quá có khi ngã gục hoặc chết dưới thùng phân. Bọn cai ngục mặc sức đánh đập, ức hiếp người tù.

Rút kinh nghiệm vụ vượt ngục không thành ngày 15/11/1931 tại nhà lao Hải Phòng, khi trở về nhà tù Hỏa Lò đồng chí Lê Duẩn đã phân tích tác hại của tư tưởng mạnh động của những người tù Quốc dân Đảng và quyết định tổ chức lại cách thức đấu tranh trong nhà tù để tránh tổn thất.

Năm 1932, chi bộ nhà tù Hỏa Lò được củng cố. Phong trào học tập, đấu tranh trong Nhà tù Hoả Lò dần dần đi vào nền nếp và ngày càng phát triển. Chi bộ bắt tay xây dựng một số tổ chức quần chúng như Lao tù hội, Đoàn thanh niên, Đội hồng thập tự, Ban trật tự... để thông qua đó tập hợp quần chúng, tổ chức đấu tranh. Nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp nổ ra, bắt đầu từ những cuộc đấu tranh đòi cải thiện chế độ lao tù tàn bạo. Hình thức đấu tranh chủ yếu là hò la và tuyệt thực. Cùng với các đồng chí trong chi bộ Đảng, đồng chí Lê Duẩn hăng hái tham gia ý kiến tổ chức lãnh đạo đấu tranh và tuyên truyền, vận động quần chúng trong nhà tù. Từ những yêu sách để cải thiện chế độ lao tù, anh em tổ chức những cuộc đấu tranh mang ý nghĩa chính trị và tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản. Mở đầu cho những phong trào như thế là cuộc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5-1932. Đồng chí Lê Duẩn đóng vai diễn trong vở kịch có nội dung ca ngợi giá trị cao quý của tầng lớp thợ thuyền, lên án bất công và bạo ngược, kêu gọi những người lao động đoàn kết đấu tranh cho quyền lợi giai cấp. “Sau buổi diễn kịch trong nhà lao, đồng chí Lê Duẩn và một số anh em khác diễn kịch bị bọn cai ngục cho là cầm đầu, kiếm cớ bắt đem vào xà lim cùm một tháng".

Rút kinh nghiệm những cuộc đấu tranh trước, lực lượng đấu tranh được tổ chức khá chặt chẽ để đối phó với sự khủng bố của địch. Những người trẻ, khoẻ được bố trí đứng ngoài để đỡ đòn, bảo vệ cho các đồng chí già yếu. Cả trại giam thay nhau hò la, hô khẩu hiệu. Nếu giặc khủng bố trại này, trại kia lên tiếng hỗ trợ để phân tán lực lượng đàn áp. Cuộc đấu tranh ngày 1-5-1932 kéo dài từ chập tối tới nửa đêm với các khẩu hiệu:

- Tinh thần ngày Quốc tế Lao động 1-5muôn năm!

- Ủng hộ Liên bang Xôviết !

- Ủng hộ cách mạng Trung Quốc !

- Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm !

Bị giam trong xà lim cách biệt, đồng chí Lê Duẩn vẫn thấy ấm áp tình đồng chí, bạn bè. Trong gian khổ hy sinh, tình yêu đồng loại càng thêm sâu nặng. Tình đoàn kết gắn bó giữa những con người cùng chung chí hướng đã nhân lên thành sức mạnh chiến thắng kẻ thù.

Những cuộc đấu tranh của tù nhân trong Nhà tù Hoả Lò đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân Hà Nội. Đó cũng là nguồn động viên, khích lệ mạnh mẽ những đồng chí đang lặn lội gây dựng lại các cơ sở bị tan vỡ.

Sau cuộc bạo động Yên Bái, hàng loạt những người trong tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng vị bắt và giam giữ trong Hỏa Lò. Số tù thường phạm hay bi quan, chán nản, còn tù chính trị thì tỏ ra bế tắc, nhưng cũng có người mưu nổi loạn. Chi bộ nhà tù đã tổ chức tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho các tù nhân. Bằng thái độ chân thành, cởi mở, tình hữu ái giai cấp, niềm lạc quan yêu cuộc sống và nhất là bằng tấm gương chiến đấu hy sinh của những người cộng sản chân chính, các đồng chí ta đã cảm hoá được nhiều tù thường phạm và tù Quốc dân Đảng. Đồng chí Lê Duẩn thường trò chuyện, tâm tình. Với tác phong giản dị, mộc mạc cùng tấm lòng nhân hậu và tình yêu đối với con người, đồng chí được nhiều người quý mến.

Ra báo trong tù là nét đặc sắc trong cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản và cũng là nét đặc sắc trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Trong Nhà tù Hoả Lò, những tờLao tù tạp chí, Đuốc đưa đường, Con đường chính... lần lượt ra đời. Đồng chí Lê Duẩn cũng tham gia viết bài, cất giấu tài liệu và tổ chức tuyên truyền. Đồng chí đã cùng một số anh em khác cạy gạch ở góc tường phòng giam, khoét sâu thành "thư viện” đề giấu tài liệu, báo chí. Một tờ báo đăng bài viết về tính chất, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của cuộc bạo động Yên Bái đã làm xôn xao dư luận trong số người tù Quốc dân Đảng. Bắt chước những chiến sĩ cộng sản, họ cũng ra tờCon đường cách mạng.Sau bài báo của đồng chí ta, một cuộc bút chiến sôi nổi và quyết liệt xảy ra giữa những người cộng sản và Quốc dân Đảng. Ta có hai tờ báo tham gia cuộc bút chiến này là tờĐuốc đưa đườngdo đồng chí Lê Duẩn làm chủ bút và tờCon đường chínhdo đồng chí Trường Chinh làm chủ bút. Bằng những bài viết của mình và trong những cuộc tranh luận sôi nổi, đồng chí Lê Duẩn đã đả phá chủ nghĩa tam dân nửa vời của những người cầm đầu Quốc dân Đảng, lên án tư tưởng dân tộc hẹp hòi và trình bày mục tiêu, lý tưởng của những người cộng sản là thực hiện cách mạng tư sản dân quyền kiểu mới do giai cấp công nhân lãnh đạo, giải phóng người lao động, giành lại độc lập cho đất nước.

Càng hiểu biết sâu sắc về mục đích cuộc sống mình đang theo đuổi, đồng chí Lê Duẩn càng khao khát được cống hiến nhiều hơn cho Đảng và cách mạng. Thời kỳ này, phong trào cách mạng đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Chi bộ đảng trong tù luôn luôn động viên, giáo dục đảng viên giữ vững niềm tin ở sự nghiệp cách mạng, phải tận dụng thời gian, tích cực học tập lý luận về chủ nghĩa cộng sản, về phương pháp cách mạng và tìm cách vượt ngục trở về đội ngũ chiến đấu. Chi bộ mở nhiều đợt sinh hoạt, học tập và các lớp huấn luyện ngay trong các trại giam. Trong những ngày bị tù đày, đồng chí Lê Duẩn có điều kiện nghiền ngẫm kỹ hơn các văn kiện của Đảng, triết học và các học thuyết kinh tế. Cũng thời gian này, đồng chí được nghe nói kỹ hơn về Nguyễn Ái Quốc. Qua những mẩu chuyện giản dị và xúc động của đồng chí Nguyễn Lương Bằng, người học trò gần gũi của Nguyễn Ái Quốc. Lê Duẩn càng cảm phục người chiến sĩ lỗi lạc của cách mạng Việt Nam, và đau xót khi biết đồng chí Nguyễn Ái Quốc cũng đang bị cầm tù ở Hồng Công.

Được chi bộ đảng phân công chuẩn bị kế hoạch vượt ngục, nhưng đồng chí tình nguyện ở lại. Đồng chí đã cùng với các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Tạo, Bùi Xuân Mẫn, Vũ Trọng Đàm họp bàn, thảo luận và vạch kế hoạch tổ chức cuộc vượt ngục cho các anh em tù nhân một cách chu đáo, tỉ mỉ. Đêm Nôen 1932, bảy chiến sĩ cộng sản đã thoát khỏi Nhà tù Hoả Lò. Đó là các đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Tạo, Vũ Như Cương, Phạm Quang Lịch, Bùi Xuân Mẫn, Vũ Trọng Đàm, Lê Đình Tuyển.

Cuộc vượt ngục đêm Nôel 1932 là một đòn choáng váng đánh vào chế độ nhà tù tàn bạo của thực dân Pháp và bọn cai ngục trong Nhà tù Hoả Lò. Tiếp đó là các cuộc tuyệt thực đòi nới rộng chế độ ăn uống và tiếp tục đòi cải thiện đời sống trong nhà tù. Địch càng thấy phải sớm di chuyển số tù nhân mà chúng cho là “bướng bỉnh” đi nơi khác.

Nửa đêm về sáng một ngày tháng 2-1933, 210 tù nhân ở Nhà tù Hoả Lò bị dựng dậy. Những chiếc xe tải bịt kín chở họ ra bến phà Đen để lên tàu thuỷ đi Sơn La. Đồng chí Lê Duẩn và những chiến sỹ cộng sản của ta lại bước sang một giai đoạn đấu tranh mới gian khổ, khốc liệt hơn, cuộc đấu tranh với đế quốc Pháp trong Nhà tù Sơn La.

Nhà tù Sơn La nằm bên một quả đồi cao; nó thực sự là một nhà mồ trong hang núi. Cũng như Lao Bảo, Côn Đảo, đây là nơi địa ngục trần gian đã huỷ hoại cuộc đời của bao nhiêu chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước khác. Nói đến Sơn La, không ít người đã thấy rùng rợn, "nước Sơn La, ma Vạn Bú”. Nhà tù Sơn La được xây theo hình thước thợ. Những người tù cộng sản bị giam trong dãy nhà dài. Từ nhà lao phải qua cả dãy đồi mới tới suối nước. Tù nhân được xuống suối tắm giặt mỗi tuần một lần. Người tù nằm trên sàn gỗ ghép. Đây là thế giới của loài rận, rệp và chuột bọ. Rệp hút máu làm kiệt sức người. Hàng đàn chuột mập ú chuyên rình rập để gậm mắt, mũi người chết. Nhà tù Sơn La đứng chơ vơ, cô độc, tách biệt với cuộc sống con người. Không sợ tù trốn, bọn cai ngục không cùm xích phạm nhân. Ở đây, tù nhân nếu không bị roi vọt, gông xiềng hành hạ thì bị âm khí của rừng sâu huỷ hoại thân xác họ. Lúc mới đến Sơn La, các đồng chí đã tổ chức ngay những lớp huấn luyện chính trị và học tập văn hoá. Đồng chí Đặng Xuân Khu chủ trì một lớp học bồi dưỡng về chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đến tháng thứ hai đã bắt đầu có người bị sốt rét. Sang tháng thứ năm thì một trong những đồng chí khoẻ nhất là Nguyễn Tuân Thức biệt hiệu Thức Voi cũng bị sốt rét quật ngã. Hầu như chẳng còn ai đủ sức lê bước xuống suối tắm được nữa. Cùng với chứng sốt rét là kiệt lị, thương hàn, ỉa chảy tràn lan khắp các phòng giam. Các lớp học phải đình lại. Dã man và vô nhân đạo hơn là bọn cai ngục ở đây còn lấy thân xác người tù để thí nghiệm một loại thuốc mới dùng để chữa bệnh lậu cho lính Pháp. Nhiều đồng chí đã chết oan vì thứ thuốc này. Sống trong tù ngục ghê rợn như vậy, đồng chí Lê Duẩn càng thấy sự vô giá của tình thương giữa những người cùng chung chí hướng. Là người sống rất điều độ, đồng chí đã bàn với các đồng chí khác, nhắc nhở, động viên mọi người gắng giữ gìn sức khoẻ, ăn nhiều ớt, không ngủ ngày để chống sốt rét ác tính, chịu khó vận động thân thể để chống mỏi mệt. Sau này đồng chí kể lại: "Hồi ở Nhà tù Sơn La, tôi bị giam cùng anh Trường Chinh và nhiều đồng chí khác. Chúng tôi đã chứng kiến cảnh gần hai trăm anh em tù ở đây, do bị giam cầm, hành hạ mà chín tháng đã chết mất năm mươi người, còn bao nhiêu thì ốm đau, võ vàng cả. Trong cảnh tù đày, chết chóc như vậy, không có tình cảm nào thiêng liêng, cao cả bằng tình đồng chí”8.

Những cuộc bắt bớ, giam cầm và chế độ nhà tù tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương đã gây xúc động lớn trong nhân dân lao động Pháp. Trong năm 1933, cùng với những hoạt động của tổ chức Cứu tế đỏ, Đảng Cộng sản Pháp đã lãnh đạo nhân dân Pháp tổ chức 98 cuộc biểu tình trong cả nước đòi ân xá cho 10.000 tù chính trị ở Đông Dương và nhất là đòi phải huỷ bỏ những bản án tử hình và vận động quyên góp giúp những người bị giam giữ trong các nhà tù. Tờ báo của giới địa chủ Pháp ở Đông DươngVolonté Indochnoise"Ý chí Đông Dương” cũng phải lên tiếng than phiền về những điều ghê rợn ở Nhà tù Sơn La. Tháng 11-1933, bọn Pháp buộc phải đưa đoàn tù từ Sơn La về Hoả Lò, Hà Nội.

Đoàn tù đi từ Sơn La về Hoả Lò chia làm hai nhóm. Ba mươi người quá ốm yếu đi bộ ra Tà Bú rồi lên thuyền xuôi sông Đà về Chợ Bờ. Số còn lại vẫn đi bộ theo con đường cũ rồi gặp nhau tại đó. Các đồng chí Đặng Xuân Khu, Lê Duẩn, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Tuân Thức...trong đoàn tù đi bộ. Những người đi bộ cũng chẳng hơn gì những người phải đi thuyền. Đoàn tù đi bộ ra Tà Bú mỗi người phải chống hai tay hai gậy, ròng rã hai ngày mới vượt được đoạn đường 30 kilômét. Anh em đi đường bộ cũng phải dìu nhau suốt dọc đường. Đồng chí Nguyễn Văn Sơ và mấy người yếu quá phải nằm trên cáng tre do phu người Thái khiêng như khiêng đồ vật. Đồng chí Lê Duẩn gầy ốm, nhưng vẫn rắn rỏi đi trong đội ngũ. Đôi mắt đã kém tinh nhanh, nhưng vẫn ánh lên những tia vui và nét nhìn cương nghị.

Bọn địch đưa đoàn tù về Hà Nội cũng chỉ là để đối phó với dư luận. Mười ngày sau chúng chuyển anh em xuống Hải Phòng để đày ra Côn Đảo. Các đồng chí Đặng Xuân Khu, Bùi Vũ Trụ, Trần Văn Lan... yếu quá phải ở lại. Đoàn tù đi Côn Đảo có thêm một số anh em khác. Tất cả đúng 200 người.

Khi biết chắc chắn chỉ ít ngày nữa là sẽ phải ra Côn Đảo, chi bộ nhà tù nhắc nhở anh em tích cực chuẩn bị những thứ cần thiết. Rúi kinh nghiệm những chuyến đi trước, mọi việc chuẩn bị phải khẩn trương và giữ bí mật. Ngoài những thứ cần thiết cho sinh hoạt cá nhân, nhiều đồng chí được phân công chuẩn bị truyền đơn, cờ đỏ để tổ chức tuyên truyền, đấu tranh trên dọc đường. Đồng chí Lê Duẩn chủ động đề xuất nhiều ý kiến cho công việc chung. Mới 3 giờ sáng một ngày cuối năm 1933, trời lạnh thấu xương, những người tù đã bị gọi dậy. Chúng bắt anh em xếp hàng hai giữa sân, khám xét kỹ từng người rồi xích tay hai người một, dồn tất cả lên xe hơi bịt kín. Xe vừa lăn bánh ra đường phố, những người tù, những chiến sĩ cộng sản bị đày đã đồng thanh hát vang:

Bớ công nông ! Phất cờlên !

Đồng tâm lướt tới diệt loài sói lang

Theo ngọn cờ Mác - Lênin ...

Côn Đảo là một nhà tù lớn nhất Đông Dương. Thực dân Pháp xây dựng nhà tù từ năm 1862. Côn Đảo là một quần đảo nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Côn Lôn rộng 51,52 km2, chiếm hai phần ba diện tích quần đảo. Côn Đảo cách Vũng Tàu 179 km. Chỉ mới năm năm sau, năm 1867, Nhà tù Côn Đảo đã có 500 tù nhân. Nhiều người ra Côn Đảo từ lúc tóc còn xanh đến khi đầu bạc vẫn chưa được trở về. Cho đến những năm 30 của thế kỷ XX, Nhà tù Côn Đảo có 3 đề lao chính. Đề lao I chuyên giam giữ tù khổ sai, kể cả số lưu manh và can án giết người. Đề lao II chuyên giam giữ tù chính trị. Đề lao III, cách đó chừng cây số dùng để giam giữ những người bị bệnh phong, mù lòa hoặc tàn phế... Nhưng thực tế nhiều tù chính trị cũng bị giam chung với tù khổ sai. Từ năm 1930, số người bị đày ra Côn Đảo tăng lên nhanh chóng từ 1.992 người năm 1930, tăng lên 2.818 người năm 1934. Nhà tù Côn Đảo nằm giữa trùng khơi, nước sâu, sóng dữ. Ở đây chỉ có bọn cai ngục, chúa đảo và tù nhân. Dân trên đảo đã bị đưa hết về đất liền. Những cuộc đấu tranh, những cuộc phản kháng của người tù chỉ là những tiếng vang giữa biển cả. Họ bị đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo nhưng chẳng mấy ai biết đến.

Tại Nhà tù Côn Đảo, đồng chí Lê Duẩn bị giam tại phòng giam số 3 bên đề lao II. Phần đông tù chính trị đều bị giam ở đề lao II. Tại đây, đồng chí Lê Duẩn được tiếp xúc với những đồng chí ưu tú, những cán bộ xuất sắc của phong trào cách mạng đã bị đày ra từ trước như các đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Linh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng... Chi bộ Nhà tù Côn Đảo đã được thành lập từ trước do các đồng chí Nguyễn Hới, Ngô Gia Tự, Tôn Đức Thắng lần lượt phụ trách. Chỉ một ngày sau đồng chí Lê Duẩn và các đồng chí cùng ra trên chuyến tàu đi đày đã liên lạc ngay với chi bộ Đảng nhà tù bên đề lao I. Đồng chí Lê Thanh Nghị là liên lạc của đề lao II, đồng chí Tôn Đức Thắng, người có điều kiện đi lại nhiều hơn phụ trách công tác liên lạc của đề lao I. Các đồng chí như được tiếp thêm sức mạnh trong cuộc chiến đấu mới mà ai cũng biết rằng sẽ lâu dài, gian khổ và ác liệt hơn nhiều. Đề lao II gồm hai dãy phòng giam cách nhau một khoảng sân rộng có hàng rào kẽm gai. Ban phụ trách đề lao II thường xuyên liên lạc với chi bộ nhà tù ở đề lao I để phối hợp đấu tranh đòi cải thiện đời sống trong tù, được làm những công việc vặt như: trồng rau, vá quần áo, chăn nuôi gà...Cuộc đấu tranh tiêu biểu là đợt tuyệt thực tháng 8-1934 với những nội dung cụ thể như sau:

- Không ăn cá khô mục;

- Tù nhân được tự nấu ăn;

- Được ra sân chơi hai giờ một ngày;

- Được gửi và nhận thư từ, quà cáp.

Cuộc tuyệt thực kéo dài chín ngày. Tù nhân ở đề lao I nhiệt liệt hưởng ứng bằng những cuộc hò la vang động cả khu trại giam. Thống đốc Nam Kỳ Pagét phải ra tận nơi giải quyết. Địch đã phải nhượng bộ trước tinh thần phản kháng kiên quyết của tập thể người tù và sự lên án của dư luận. Từ tháng 1-1934 hoạt động tiêu biểu nhất của các đồng chí ta tại đề lao II là tổ chức học tập,biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng.Anh em tổ chức học văn hoá, học ngoại ngữ, diễn kịch, thi thơ, thi đấu bóng, học tập lý luận. Đồng chí Lê Duẩn là một tấm gương về tinh thần chịu đựng gian khổ và ý chí vươn lên trong học tập, tự trang bị cho mình vốn tri thức cần thiết. Đồng chí tham gia đóng kịch trong trại giam. Những vở kịch:Đề Thám, Trưng nữ vương, Trưởng giả học làm sang, Napôlêông Bônapáctơđã thu hút đông đảo người xem, kể cả lính canh. Vai hoàng đế Napônêông qua diễn xuất của đồng chí Nguyễn Kim Cương và vai nữ quận chúa qua diễn xuất của đồng chí Nguyễn Văn Linh được người xem nhiệt liệt hoan nghênh. Lính canh trên đảo có nhiều người quê ở đảo Coócsơ, tính thô bạo, sau khi xem kịch tiếp xúc với những người cộng sản, họ tỏ ra hiểu biết hơn. Đồng chí Lê Duẩn thường nói chuyện với họ về nền văn hoá lâu đời của dân tộc Pháp, về lịch sử nước Pháp, về nước Nga Xô viết.... nhiều người tỏ ra tư lự. Đồng chí dành phần lớn thời gian trong tù để học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-lênin và bồi dưỡng cho anh em khác. Những người bạn Pháp thường xuyên gửi các loại sách báo cho những người cộng sản Đông Dương đang bị giam giữ ngoài Côn Đảo. BáoLire[Đọc], báoVue[Nhìn] cung cấp kịp thời cho các đồng chí ta những thông tin cần thiết về tình hình thế giới những dự báo về một cuộc chiến tranh mới, dũng khí của đồng chí Đimitơrốp trước toà án phát xít... Cũng qua báo chí, các đồng chí ta thấy rõ phong trào đấu tranh đòi ân xá tù chính trị ở Đông Dương đang lan rộng ở Pháp.

Lúc đầu, đồng chí Lê Duẩn thường nhờ các đồng chí Phạm Văn Đồng, Nguyễn Kim Cương hướng dẫn đọc sách tiếng Pháp. Bằng nghị lực của mình và đức tính kiên trì trong học tập, chỉ qua một thời gian ngắn, đồng chí đã có thể tự mình nghiên cứu những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin như:Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Tư bản, Chống Đuyrinh, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Làm gì?Nhà nước và cách mạng, Bệnh ấu trĩ “tả khuynh" trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.Nét đặc sắc trong phong cách học tập và nghiên cứu của đồng chí Lê Duẩn là sự suy nghĩ sâu về những nguyên lý được trình bày trong sách, và liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Giữa đồng chí Lê Duẩn và các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Phạm Văn Đồng, Bùt Công Trừng thường diễn ra những cuộc tranh luận sôi nổi. Ngoài sách kinh điển, đồng chí Lê Duẩn cũng chịu khó tìm đọc một số tác phẩm của các nhà văn Xôviết và các nhà văn tiến bộ trên thế giới. Những tập ký sự và tiểu thuyết nhưMười ngày rung chuyển thế giớicủa Giôn Rít vàSuối thépcủa Xêraphimôvích để lại cho đồng chí những ấn tượng sâu sắc. Nghiêm túc và miệt mài trong học tập và rèn luyện, ngoài vốn trí thức phong phú về lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng chí đã biết chắt lọc trong kho tàng kiến thức đồ sộ của nhân loại những điều bổ ích: những trào lưu tư tưởng tiến bộ ở phương Tây dạy con người phải hành động, triết lý đạo Phật trọng tình thương và lẽ phải... Đồng chí Lê Duẩn vừa học tập, nghiên cứu, vừa hướng dẫn các đồng chí khác học tập. Đồng chí thích nghe những ý kiến trái ngược nhau. Giữa giảng viên và học viên thường có những cuộc tranh luận sôi nổi, bổ ích về những vấn đề lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam, về tình hình thế giới, về chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh cách mạng... Đồng chí có lối lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, phân tích sâu, giàu kinh nghiệm thực tiễn.

Nhà tù Côn Đảo là địa ngục trần gian, nhưng các chiến sĩ cộng sản đã biến nó thành trường học cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá cao những trường học như thế: “Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, nó rèn luyện cho người cách mạng thêm cứng rắn. Mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua”[1].

Giữa những năm ba mươi, tình hình thế giới đang có những biến động lớn. Phong trào đấu tranh bảo vệ hoà bình cũng đang phát triển mạnh ở châu Âu. Tháng 10-1936, Mặt trận Nhân dân Pháp vừa thành lập đã công bố cương lĩnh tranh cử của mình. Trong cương lĩnh tranh cử của Mặt trận, nội dung đại xá chính trị phạm chiếm vị trí quan trọng. Bọn phản động thuộc địa buộc phải thực hiện chỉ thị của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp. Trong bốn tháng cuối năm 1936 có 500 tù chính trị ở Côn Đảo được trả lại tự do, trong số đó một nửa là các chiến sĩ cộng sản gồm có đồng chí Lê Duẩn.

Có thể khẳng định: “Nhà tù là nơi thử thách ý chí của những chiến sĩ cách mạng Việt Nam, là nơi diễn ra cuộc chiến đấu một mất một còn giữa cách mạng là bọn cướp nước. Bè lũ thực dân muốn giết hại những người cộng sản để tiêu diệt phong trào cách mạng Việt Nam, nhưng chúng không làm được. Những người cộng sản Việt Nam đã thắng”[2]. Ngọn lửa đấu tranh đã rèn luyện các đồng chí trở thành những con người gang thép. Đây là vốn quý để gây dựng lại phong trào đấu tranh trong giai đoạn mới của cách mạng.Châu Minh

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.10, tr 34.

[2] Lê Duẩn: Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1978, tr.36.

Lê Thùy Trang

Lần xem: 2233

Go top

Bài viết khác

Video liên quan

Chủ Đề