Trong đoạn trích trên tại sao tác giả lại cho rằng Giáo dục tức là giải phóng

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đê thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. [] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đổng nghĩa với từ chối sự tự do của mình. []
Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
Vi sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyền tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra. []
Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu. Nhưng những kiến thức thu thập được, họ không được giữ cho riêng mình. Đồng bào của họ cũng phải được thông phẩn nữa. Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình. []

(Theo Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

Câu 1. Thao tác lập luận chủ yếu nào được tác giả sử dụng trong đoạn: từ Nhiều đồng bào chúng ta đến .. những từ để nói ra. ở đoạn trích trên?
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu
Câu 4. Từ quan điểm, thái độ của người viết đối với tiếng mẹ đẻ trong đoạn trích trên, hãy rút ra một bài học mà anh/ chị cho là có ý nghĩa đối với bản thân về việc sử dụng tiếng Việt hoặc học tiếng nước ngoài. (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).

II. LÀM VĂN

Câu 1. Trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng (Ngữ văn 6, tập hai), nhân vật thầy giáo Ha-men đã nói: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù.
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, bình luận, bác bỏ, trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2. Phân tích hình tượng nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

*GỢI Ý LÀM BÀI

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Thao tác lập luận bác bỏ/ phản bác.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên: Nêu quan điểm, thái độ của người viết đối với tiếng mẹ đẻ (đề cao, coi trọng tiếng mẹ đẻ; thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc; phê phán những người từ bỏ tiếng mẹ đẻ với những lí do không thuyết phục; coi trọng việc học tiếng nước ngoài nhưng chỉ nên coi đó là cách để làm giàu cho tiếng mẹ đẻ).

Câu 3. Tác giả cho rằng: Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu vì nếu như thế chúng ta sẽ hiểu được chầu Âu, có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu để giải phóng dân tộc An Nam.

Câu 4. Từ quan điểm, thái độ của người viết đối với tiếng mẹ đẻ, học sinh rút ra một bài học có ý nghĩa đối với bản thân về việc sử dụng tiếng Việt hoặc học tiếng nước ngoài. Câu trả lời phải chặt chẽ, hợp lí, có sức thuyết phục.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Giải thích, phân tích
Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Với cách nói so sánh, giàu hình ảnh, câu nói đã khẳng định một chân lí bất diệt đối với mọi dân tộc trên thế giới. Tiếng nói dân tộc chính là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng dân tộc khỏi áp bức, giữ vững được tiếng nói là nắm vững chìa khoá giải thoát gông xiềng, nô lệ.
+ Tiếng nói dân tộc là ngôn ngữ chung được một cộng đồng xã hội sử dụng để giao tiếp. Giữ vững được tiếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ lòng nhiệt tình yêu nước.
+ Trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cùng với chủ trương đường lối lãnh đạo đúng đắn, thời cơ và những điểu kiện vật chất khác thì ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá, tình yêu tiếng nói dân tộc sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp về tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng để đấu tranh bảo vệ dân tộc.
+ Vứt bỏ tiếng nói dân tộc, khước từ tiếng nói dần tộc là từ chối bản sắc văn hoá của dân tộc. Một dân tộc thực sự độc lập không chỉ tự do vể mặt chủ quyền, lãnh thổ mà hơn hết là giữ vững được bản sắc văn hoá riêng. Văn hoá lại kết tinh trong ngôn ngữ dân tộc.
+ Một khi ngôn ngữ đã bị đồng hoá, bị lai căng mất đi tinh hoa dân tộc thì việc tự đánh mất mình, trở thành kẻ phụ thuộc ăn nhờ ở đậu sẽ là điều tất yếu. Vì lẽ đó, trong tất cả cuộc xâm lăng, kẻ xâm lược luôn đặt vấn đề nô dịch văn hoá lên hàng đầu. Như vậy, tình yêu tiếng nói dân tộc giữ một vai trò nhất định, một sức mạnh to lớn trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và giữ gìn phát triển một đất nước.

b. Phân tích chứng minh
Tình yêu tiếng việt của người Việt, của dần tộc Việt là một minh chứng hùng hồn cho chân lí sáng ngời đó. Tiếng Việt có lịch sử của đời sống tư tưởng, tâm hồn, tình cảm người Việt, là lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước kiên cường, bất khuất.
+ Một nghìn năm Bắc thuộc, khi đất nước bị các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp đô hộ, thực hiện chiến dịch đổng hoá, bắt nhân dân ta học chữ Nho. Hay một trăm năm bị thực dân Pháp đô hộ, thực hiện chính sách đồng hoá theo lối Tây học, Âu hoá. Vậy mà tiếng Việt vẫn được bảo tồn, lưu giữ,
+ Tiếng Việt vẫn sống sống trong lời ăn tiếng nói giản dị hằng ngày của nhân dân, sống trong những câu ca dao, làn điệu dân ca ấm áp ân tình, thuỷ chung, sống trong những trang thơ thuần Nôm đầy hương vị dân tộc của Nguyễn Trãi, trong những trang Kiều của cụ Nguyễn Du, trong những vần thơ lãng mạn của trí thức Tây học,
+ Vua Trần Duệ Tông xuống chiếu cho quân dân không được bắt chước tiếng nói dân tộc khác. Nguyễn Trãi nhấn mạnh người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ để làm loạn ngôn ngữ nước nhà. Hồ Chí Minh đã từng phê phán căn bệnh nói chữ: Của mình có mà không dùng lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao?

* Phê phán quan niệm lệch lạc
Tình trạng thay thế những từ xin lỗi, cảm ơn, đồng ý, có sắc thái biểu cảm và cấp độ nghĩa thật phong phú và tinh tế bằng những từ sorry, thank you, ok một cách tuỳ tiện, mọi lúc, mọi nơi của một số bạn trẻ.
Những con số báo động tình trạng sử dụng sai tiếng Việt trên Google; hoặc nhiều bạn trẻ vẫn vô tư sáng tạo ra những thứ ngôn ngữ không có trong từ điển, vẫn vô tư chêm vào những câu tiếng Anh, tiếng Hoa, nửa tây, nửa ta một cách tự do, vô ý thức
Thói quen sử dụng tiếng nước ngoài, từ suy nghĩ nói như thế mới là sành điệu, mới đúng mốt, từ thái độ coi thường hoặc thiếu ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

c. Bàn luận mở rộng
Nhận thức rõ tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ (không chấp nhận sự pha tạp, lai căng, lạm dụng tiếng nước ngoài, không chấp nhận những cách nói thiếu văn hoá, thiếu lịch sự trong giao tiếp).
Tiếp thu tinh hoa ngôn ngữ nước ngoài trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta, làm cho tiếng ta thêm giàu, nhưng vẫn giữ được phong cách, bản sắc tinh hoa của nó (Phạm Văn Đông).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Trách nhiệm này thuộc về tất cả mọi người, nhưng đặc biệt đối với thế hệ trẻ hôm nay, chúng ta cần phải biết yêu và quý trọng tiếng Việt, phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng, bảo vệ tiếng Việt, có ý thức về sự phát triển tiếng Việt.

Câu 2.

* Thí sinh có thể tham khảo dàn ỷ sau để làm bài:

1. Giới thiệu vài nét vê tác giả, tác phẩm và nhân vật
Nguyễn Trung Thành là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có nhiều trang viết rất hay về Tây Nguyên.
Rừng xà nu là một truyện ngắn điển hình cho khuynh hướng sử thi trong văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Tác phẩm là sự huyền thoại hoá câu chuyện vê một làng nhỏ trong rừng sâu Tây Nguyên đánh Mĩ làng Xô Man. Trong đó, nhân vật cụ Mết có ý nghĩa rất quan trọng với lịch sử của làng.

2. Phân tích nhân vật cụ Mết
a. Ngoại hình
Ngay khi vừa xuất hiện, ấn tượng về một vị già làng mạnh mẽ đã thể hiện trong chi tiết một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy Tnú như một cái kìm sắt. Những nét vẽ ngoại hình về một cụ già quắc thước mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng ngực căng như một cây xà nu lớn đã khắc họa hình ảnh của một già làng sắc sảo, kiên nghị, vững chãi, tiềm tàng sức mạnh thể chất, tràn trề uy lực tinh thần, có sức lôi cuốn, thuyết phục mạnh mẽ với cộng đồng.
Hầu như nét miêu tả nào ở cụ Mết cũng có tính cá biệt: cách nói như ra lệnh, ngôn ngữ giản dị mà dứt khoát thể hiện sự quyết đoán của những người đứng đầu; việc cụ không bao giờ khen, khi vừa ý nhất cũng chỉ nói được là tính cách của những người luôn yêu cầu cao ở người khác cũng như ở chính mình; đặc biệt ấn tượng ở cụ Mết chính là giọng nói, đó là tiếng nói ổ ồ dội vang trong lồng ngực, tiếng nói ấy hoặc vang khi hô hào dân làng Xô Man nổi dậy, hoặc trầm và nặng như tiếng vọng của núi rừng, như lời phán truyền của quá khứ khi kể chuyện về cuộc đời Tnú, về lịch sử oanh liệt của làng, tiếng nói ấy tha thiết trang nghiêm khi nhắc nhở dân làng và con cháu: Nghe rõ chưa các con? Rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy!..

b. Vẻ đẹp tâm hồn, tính cách

* Cụ Mết là người có tình yêu sâu sắc, sự gắn bó máu thịt với quê hương

Khi Tnú đi xa về, cụ dẫn anh ra máng nước đầu làng dội rửa, bằng việc ấy, cụ như muốn nhắc nhở người con xa quê: dù có đi tới phương trời nào cũng phải ghi nhớ và trân trọng nguồn cội thiêng liêng của quê hương.
Nói chuyện với Tnú, cụ luôn tự hào khẳng định bằng cách nói tuyệt đối, có phần hơi cực đoan, thái quá, cách nói quen thuộc của lòng yêu: Không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta, Gạo người Strá mình làm ra ngon nhất rừng núi này. Với cụ Mết, quê hương thật đẹp đẽ và lớn lao, thiêng liêng và thân thuộc, từ dòng nước trong nguồn, hạt gạo trên nương cho tới những cánh rừng xà nu bạt ngàn, mạnh mẽ và cường tráng.
Cụ luôn tâm niệm và dặn dò con cháu: Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn. Như vậy, lòng trung thành với Đảng và cách mạng của cụ Mết cũng xuất phát từ tình yêu sâu sắc với rừng núi quê hương.

* Bên trong con người có vẻ ngoài quắc thước, nghiêm nghị ấy lại ỉà một trái tim trĩu nặng tình thương yêu đối với dàn làng

Khi Tnú trở về thăm làng sau ba năm đi lực lượng, cụ Mết đã đón anh bằng tấm lòng yêu thương nồng hậu của một người cha: quyết định anh ở nhà cụ trong đêm về làng, động viên khích lệ anh: Ngón tay còn hai đốt cũng bắn súng được cụ đã đem đến cho Tnú, người con bất hạnh của dân làng Xô Man, một cảm giác ấm áp của gia đình khi trở về làng. Ngôi ăn cơm với Tnú, nhìn hai bàn tay cụt đốt của anh, ông cụ đặt chén cơm xuống giận dữ, đó là biểu hiện sâu sắc nhất của nỗi đau đớn, xót thương cho Tnú, nỗi căm giận kẻ thù tàn bạo không thể nguôi ngoai.
Khi kể cho dân làng nghe vê cái chết của vợ con Tnú, dù câu chuyện đã xảy ra cách đó ba năm, cụ cũng không kìm nổi sự tiếc thương, đau đớn và xúc động, cụ vụng về trở bàn tay lau một giọt nước mắt như muốn che giấu lòng mình. Nhưng chính cử chỉ vụng về ấy đã bộc lộ trái tim nhân hậu và tình yêu sâu sắc của cụ với dân làng.
Nhận được gói muối quý giá từ những người đi xa vê, cụ luôn chia đều cho các bếp trong làng, để dành cho những người đau ốm vị mặn của những hạt muối nhỏ bé cũng là vị mặn đậm đà của tình yêu thương trong trái tim người già làng.

c) Trong vai trò của một già làng thời đánh Mĩ, cụ Mết kiên cường, vững chãi như một cây xà nu lớn, là chỗ dựa tin cậy của dàn làng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ với dân làng.

Cụ Mết luôn giữ cho mình tình yêu, niềm tin và lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với cách mạng. Câu nói Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn cho thấy tình cảm của cụ với cách mạng, với Đảng thật thiêng liêng thấm thìa khi nó có cội nguồn từ tình yêu núi nước quê hương.
Trong làng, cụ cũng là người đứng đầu biết nhìn xa trông rộng, biết lo cho cuộc chiến đấu chung của dân làng. Cụ động viên dân làng lo dự trữ lương thực để có thể đủ ăn tới ba năm bởi đánh Mĩ phải đánh dài.
Cụ cũng đã thể hiện vai trò của một già làng tỉnh táo, sáng suốt để có thể kiểm chế nỗi đau đớn và căm hờn ngay trong giây phút khốc liệt nhất, tìm ra con đường đúng đắn nhất lãnh đạo dân làng nổi dậy cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù. Trước cái chết của vợ con Tnú, trước cảnh Tnú bị bắt trói, tra tấn dã man, cụ Mết đau đớn nhưng tỉnh táo, không để tình cảm chi phối. Cụ nhắc đi nhắc lại: Tao cũng chỉ có hai bàn tay không. Tao quay vào rừng tìm bọn thanh niên tìm giáo mác. Chính lí trí sáng suốt cẩn thiết của một già làng, một người đứng đầu, người chịu trách nhiệm với sự sống còn của cả cộng đồng đã giúp cụ Mết cùng với dân làng chiến đấu và chiến thắng quân giặc tàn bạo.
Với trí tuệ sắc sảo của một người đứng đầu, cụ Mết không chỉ nhắc tới sự kiện đau thương và chiến thắng oanh liệt của dân làng trong đêm ấy như một kỷ niệm, cụ đã khái quát, đúc kết và khắc sâu quy luật tất yếu của cuộc chiến tranh cách mạng: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Chần lí ấy đã được rút ra từ chính những trang sử đầy máu và nước mắt của làng Xô Man, thông qua giọng kể trầm và nặng của già làng, nó sẽ trở thành lời phán truyền thiêng liêng của lịch sử cho các thế hệ con cháu.
Nếu Tnú, Mai, Dít là tượng trưng cho lớp thanh niên cách mạng thì cụ Mết là biểu tượng của truyền thống, tương ứng với lớp cây xà nu lớn. Tác phẩm Rừng xà nu vì vậy còn là bản anh hùng ca bi tráng ca ngợi sức mạnh của sự hoà hợp truyền thống và cách mạng, thể hiện niềm tin vào tính chính nghĩa và thắng lợi của cuộc kháng chiến.

3. Nhận xét, đánh giá
Việc khắc hoạ hình tượng nhân vật cụ Mết là một trong những thành công về nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành thời kì chống Mĩ: vừa là nhân vật tư tưởng nhưng cũng vừa là nhân vật giàu cá tính.
Qua nhân vật cụ Mết, nhà văn không chỉ ca ngợi đất Tây Nguyên anh hùng và tình nghĩa mà còn kín đáo thể hiện những vấn để mang tính thời đại của cả dân tộc. Câu nói của cụ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo là con đường mà dân tộc ta buộc phải lựa chọn lúc ấy.

>>> Xem thêm : Đề luyện thi THPT Quốc gia Môn Ngữ văn MD100114 tại đây