Trịnh công sơn sinh ở đâu

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – một “cây đại thụ” cho dòng Tân nhạc tại Việt Nam. Tác phẩm để lại cho hậu thế của ông lên đến hơn 600 bản nhạc với nhiều thể loại khác nhau như tình ca, quê hương đất nước, nhạc thiếu nhi… Để hiểu rõ hơn về người nhạc sĩ tài hoa này, trong bài viết dưới đây, hãy cùng tôi tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Trịnh Công Sơn nhé!

Trịnh công sơn sinh ở đâu
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Giới thiệu về cuộc đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ngày 28/2/1939 và mất ngày 1/4/2001, ông được sinh ra và lớn lên ở Huế. Trịnh Công Sơn bồi đắp niềm yêu thích với âm nhạc lần đầu tiên là vào năm 18 tuổi, theo đó thì vào khoảng thời gian này, trong quá trình tập Judo với em trai thì ông không may bị thương nặng và phải nằm liệt trên giường tại quê nhà đến gần hai năm. 

Chính khoảng thời gian nhàn rỗi bất đắc dĩ này khiến ông có nhiều thời giờ hơn để đọc các loại sách về triết học, âm nhạc… Cố nhạc sĩ từng bộc bạch rằng khi ông rời khỏi giường bệnh thì niềm đam mê âm nhạc dường như đã nảy nở trong tâm hồn, đánh thức những khát khao ẩn chưa sâu kín trong con người.

Cấp 1 và cấp 2 thì cố nhạc sĩ theo học tại trường ở Huế, cấp 3 thì học tại trường Tây mà thời nay được đổi tên là Trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn. Vào năm 1961, vì để tránh việc đi nghĩa vụ quân sự, ông đã đi theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Quy Nhơn. 

Sau thời gian học tập thì ông cũng từng đi dạy cho một trường tiểu học tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Trong thời gian 1960 thì tên tuổi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn còn mờ nhạt trong làng nhạc của Sài Gòn, chỉ khi bắt đầu từ năm 1964, ông gặp nhạc sĩ Khánh Ly và đó là khởi đầu của một cặp đôi huyền thoại.

Về cuối đời, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phải chống chọi với nhiều căn bệnh như tiểu đường, bệnh về gan và thận. Ông mất vào ngày 1 tháng 4 năm 2001 và được an táng tại nghĩa trang trong chùa Quảng Bình (thuộc phường Bình Chiểu – quận Thủ Đức). Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không có vợ và cũng không xác nhận có con.

Trịnh công sơn sinh ở đâu
Cố nhạc sĩ cống hiến rất nhiều cho nền âm nhạc nước nhà

Sự nghiệp sáng tác của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 

Với nền âm nhạc đại chúng tại Việt Nam thì những tác phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nổi bật và nhiều đến mức mà người ta còn dành riêng một thể loại gọi là “nhạc Trịnh” khi nhắc về những tác phẩm của ông.

Sáng tác âm nhạc từ thời điểm khá sớm, bài hát đầu tiên của ông là Sương đêm cùng Sao chiều được ra đời khi Trịnh Công Sơn 17 tuổi, tuy nhiên thì tác phẩm ra mắt công chúng lần đầu tiên lại là bài Ướt mi được in vào năm 1959 bởi nhà xuất bản An Phú và được trình bày bởi giọng ca Thanh Thuý.

Như đã nói ở trên, vào khoảng thời gian trước năm 1960 thì cái tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn là một cái tên mờ nhạt trong làng nhạc tại Sài Gòn. Khánh Ly là giọng ca đầu tiên kết hợp với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Hai người gặp nhau lần đầu tiên vào năm 1964 và chính thức hợp tác vào năm 1967 để rồi ra đời một cặp đôi huyền thoại vang danh một thời.

Mối quan hệ cộng sinh đôi bên cùng có lợi này giúp nhạc Trịnh dần được nhiều người biết đến hơn. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng từng khẳng định rằng gặp ca sĩ Khánh Ly là may mắn tình cờ của cả hai, Khánh Ly khó có thể tách rời những bài hát của ông và chính những ca khúc của ông cũng khó mà thiếu Khánh Ly.

Sự nghiệp của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thăng hoa nhất vào năm 1970 khi âm nhạc của ông bắt đầu vươn tầm thế giới với ba bai hát là Diễm xưa, Ngủ đi con và Ca dao mẹ. Đặc biệt nhất là ca khúc Ngủ đi con được trình bày bằng tiếng Nhật của ca sĩ Khánh Ly đã giúp album của họ bán được hơn hai triệu đĩa than – một con số cực khủng vào thời điểm đó.

Trịnh công sơn sinh ở đâu
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly hát ở Quan Văn

Cũng vào thời điểm này, vì ông có một số bài hát mang tính chất phản chiến nên bị cấm ở cả hai bên Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hoà, thậm chí bên Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam cũng không đồng ý những những bài hát của ông về chiến tranh vì chúng có tính chất của sự “chủ hoà và uỷ mị” có thể gây nản lòng những con người đang chiến đấu vì sự nghiệp giành lại và thống nhất đất nước. Trịnh Công Sơn thậm chí còn bị phê phán là thiếu lập trường về chính trị.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người sáng tác ra bài hát “Nối vòng tay lớn” và hát lần đầu vào năm 30/4/1975 và kêu gọi mọi người ủng hộ chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Thời điểm hậu chiến 1975 thì cố nhạc sĩ tạm thời ngưng sáng tác để đi tham gia lao động sản xuất, khắc phục kinh tế khó khăn. Nhạc của ông vào thời điểm này vẫn bị cấm, thậm chí còn bị tẩy chay ở hải ngoại. 

Chỉ khi bắt đầu vào năm 1980 thì Trịnh Công Sơn mới có thể sáng tác lại, vào thời điểm này thì chủ đề cho những bài hát của ông là ca ngợi những chính sách của chế độ mới mà tiêu biểu như “Em ở nông trường ra biên giới”, “Thành phố mùa Xuân”, “Huyền thoại Mẹ”… Cũng chính trong năm đó, nhà nước cũng nới lỏng dần các chính sách quản lý văn nghệ nên Trịnh Công Sơn tiếp tục sáng tác tình ca.

Ngoài sự nghiệp sáng tác, cố nhạc sĩ còn tham gia điện ảnh với vai trò là một diễn viên nghiệp dư cho bộ phim mang tên “Đất khổ”. Tuy nhiên thì bộ phim đó bị cấm chiếu tại Việt Nam vì được đánh giá là mang yếu tố “phản chiến”. Tuy vậy thì bản phim này sau đó thuộc về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân và được gửi đi thi trong Liên hoan phim Á – Mỹ vào năm 1996.

Sinh thời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để lại cho hậu thế hơn 600 ca khúc với các thể loại là:

Tình ca

Chiếm phần lớn trong các tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người ta đánh giá khả năng viết nhạc tình của cố nhạc sĩ là không có giới hạn, những ca khúc tình ca của ông thường có tiết tấu chậm rãi, ca từ lay động lòng người và khó có thể mai một theo năm tháng. Hẳn là không ít thì nhiều thì bạn cũng đã từng nghe qua những giai điệu của các bài tình ca của ông. Một số tác phẩm tiêu biểu về tình ca của ông là: Xin trả nợ người, Diễm xưa, Cát bụi…

Trịnh công sơn sinh ở đâu
Tình ca là dòng nhạc chiếm phần lớn các tác phẩm của cố nhạc sĩ

Nhạc phản chiến

Ngoài tình ca thì nhạc phản chiến cũng là một trong những dòng nhạc tiêu biểu của Trịnh Công Sơn. Những bài hát của ông thuộc dòng này thường là dùng để ca ngợi hoà bình và chống lại chiến tranh, người đời sau phân biệt nhạc phản chiến của cố nhạc sĩ bằng tên là Ca khúc da vàng.

Chính điệu Blues của cây guitar cùng lời ca chân tình khiến những bài hát phản chiến của ông được rất nhiều sinh viên thời đó yêu thích, ông còn giành được giải Đĩa vàng tại Nhật và góp mặt trong từ điển Encyclopédie de tous les pays du monde tại Pháp. Khó mà phủ nhận sự thành công của nhạc phản chiến đem lại tên tuổi cho cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đến tận bây giờ thì vẫn còn có khá nhiều những ca khúc phản chiến của ông bị cấm trình diễn.

Một số thể loại nhạc khác

Tình ca và nhạc phản chiến là hai dòng nhạc được Trịnh Công Sơn ưu ái nhưng cũng không vì thế mà ông không sáng tác các bài hát thuộc thể loại khác. Cố nhạc sĩ viết khá nhiều bài hát cho:

  • Dòng nhạc quê hương đất nước: “Chiều trên quê hương tôi”, “Cho quê hương mỉm cười”…
  • Một số bài hát nhạc Đỏ mà nổi bật nhất chính là “Nối vòng tay lớn”, “Huế – Sài Gòn”, “Chưa mất niềm tin”, “Em ở nông trường, em ra biên giới”…
  • Dòng nhạc thiếu nhi: Chắc rằng tuổi thơ của chúng ta khó mà chưa từng nghe qua những bài hát như “Em là hoa hồng nhỏ”, “Ai ngoài cánh cửa”…

Các ca sĩ thể hiện thành công nhất với dòng nhạc Trịnh

Nếu nói đến ai là người hát nhạc của ca sĩ Trịnh Công Sơn đầu tiên với khán giả thì sẽ là ca sĩ Thanh Thuý, ca sĩ Hà Thanh. Nhưng nếu nói rằng ai là người thành công nhất khi hát dòng nhạc trình, thì chúng ta không thể nào quên ca sĩ Khánh Ly.

Bà chính là người đi cùng nhạc Trịnh qua thời khắc huy hoàng nhất, cũng ở lại trong thời khắc khó khăn nhất. Bà thành danh bởi nhạc Trịnh, cũng là người luôn giữ gìn gia tài âm nhạc của ông. Giọng hát của ca sĩ Khánh Ly đi qua năm tháng và chinh phục được những người yêu nhạc Trịnh.

Ca sĩ Tuấn Ngọc cũng là một giọng ca thành công với dòng nhạc Trịnh và được chính cố nhạc sĩ đánh giá cao. Sau năm 1975 thì một số ca sĩ khác như Trịnh Vĩnh Trinh hay Hồng Nhung dù hát lại theo phong cách mới nhưng vẫn được nhiều khán thính giả nghe và đón nhận.

Trịnh công sơn sinh ở đâu
Câu nói bất hủ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Những giải thưởng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đạt được

Dưới đây, chúng tôi liệt kê một số giải thưởng lớn mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đạt được cả lúc sinh thời và sau khi đã mất.

  • Năm 1972, với bài hát Ngủ đi con bằng tiếng Nhật, đoạt giải “Đĩa vàng” tại Nhật Bản.
  • Bài hát Tội lỗi cuối cùng đạt giải bài hát xuất sắc nhất phim.
  • Bài hát “Em ở nông trường, em ra biên giới” đoạt được giải Nhất trong cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh”. Cũng đoạt giải nhất cuộc thi “Hai mươi năm sau” với bài “Hai mươi mùa nắng lạ”
  • Năm 1997, nhờ ba bài hát  “Sóng về đâu”, “Xin trả nợ người” và “Em đi bỏ lại con đường” giúp cố nhạc sĩ đạt giải thưởng lớn trong Hội nhạc sĩ.
  • Năm 2004, truy tặng giải thưởng “Âm nhạc hòa bình thế giới” cho lý tưởng hòa bình mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đấu tranh không mệt mỏi cho nhân loại.

Thông qua bài viết trên, mong rằng sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về cuộc đời cũng như sự nghiệp của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bạn đã từng nghe và yêu thích những bài hát nào của người nghệ sĩ này? Hãy để lại bình luận nhé!

>>Xem thêm: https://mayvesinhmiennam.com