Trình bày các Công việc lắp đặt mạng điện trong nhà

MỤC LỤCI. Mở đầu ………………………………………………………………..21. Lí do chọn đề tài………………………………………………………22. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….33. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………34. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………4II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm………………………………………41. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.............................................42. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..............53. Các giải pháp thực hiện........................................................................74. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm....................................................20III. Kết luận, kiến nghị.............................................................................211. Kết luận................................................................................................212. Kiến nghị..............................................................................................221I. MỞ ĐẦU.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sứcbất ngờ và đổi mới một cách nhanh chóng. Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt ranhững yêu cầu cần phải đổi mới, sự đổi mới đó cần chú trọng đến năng lực chuyênmôn, năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra những quyết định sáng tạo, mang lại hiệuquả cao, thích ứng với đời sống xã hội[2].Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và pháttriển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cầnthiết. Luật giáo dục công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy họcphổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phùhợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làmviệc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đếntình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[1]. Đổi mới giáo dụcđòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhânloại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy sángtạo và kĩ năng thực hành sáng tạo và kĩ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạonhững người lao động không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành động, kĩnăng thực hành.Do trình độ xã hội ngày càng nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện của thếtrẻ càng phải đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độgiáo dục phổ thông ở các nước phát triển trên khu vực và trên thế giới. Bởi thế chonên trong các nhà trường THCS cần chăm lo việc đổi mới phương pháp dạy họcnhắm khắc phục những hạn chế, tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, nănglực tự học, bổ xung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp vớikhả năng tiếp thu của học sinh và hoàn cảnh của địa phương.Modul lắp đặt mạng điện trong nhà, HS đã được làm quen từ phần ba - Kỹthuật điện của chương trình lớp 8 vậy nhưng ở đây các em chỉ mới được nghiêncứu với cơ sở lý thuyết mà chưa được lắp đặt thành một mạng điện nào đó. Chươngtrình lớp 9 các em đã được nghiên cứu tới các mạch điện trong từng loại và đượctiến hành thực hành lắp đặt các loại mạch điện đó. Trong năm bài thực hành lắpmạch điện của chương trình, tất cả đều hướng dẫn học sinh lắp mạch điện theo2mạng điện kiểu nổi. Tuy nhiên, trong đời sống của dân cư tại địa phương, đại đa sốcác hộ gia đình hiện nay khi xây nhà mới đều lắp đặt mạng điện theo kiểu ngầm.Đứng trước thực trạng đó, tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn công nghệ lắpđặt mạng điện trong nhà của lớp 9 đã trăn trở rất nhiều và mong muốn cho học sinhcủa mình được thực hành rèn luyện lắp mạch điện kiểu ngầm, từ đó hình thành vàrèn luyện cho các em một số kỹ năng lao động nghề nghiệp để các em làm quen vớinghề điện. Với lí do đó, tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm “Hướng dẫn lắp đặtmạng điện trong nhà kiểu ngầm trong bộ môn công nghệ 9 ở trường THCS LýThường Kiệt”, rất mong được bạn bè đồng nghiệp cũng như hội đồng khoa họccác cấp đóng góp ý kiến cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.Góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, góp phần giáo dụchướng nghiệp, tạo tiền đề cho việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Giúp họcsinh có một kiến thức và kĩ năng cơ bản vận dụng vào đời sống hàng ngày làmquen và thực hành với nhiều hoạt động nhất là thuộc lĩnh vực kinh tế gia đình .3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.- Học sinh khối 9 trường THCS Lý Thường Kiệt.- Các bài thực hành lắp đặt mạng điện trong modul “Lắp đặt mạng điệntrong nhà” của bộ môn công nghệ lớp 9. Cụ thể:+ Bài 6Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện.+ Bài 7Thực hành: Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang.+ Bài 8Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn.+ Bài 9Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.+ Bài 10Thực hành: Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu ở trên, tôi thực hiện các phươngpháp nghiên cứu sau:* Phương pháp lí luận: Nghiên cứu tài liệu, từ đó xây dựng cơ sở lí thuyết.* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:- Phương pháp điều tra.3- Phương pháp quan sát sư phạm.- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.-Phương pháp thống kê toán học.- Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu.II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.Lắp đặt mạng điện trong nhà là một trong những vấn đề phức tạp vì chúngrất đa dạng. Khi thiết kế và lắp đặt mạng điện trong nhà, tùy theo yêu cầu sử dụngvà đặc điểm của môi trường của nơi đặt dây dẫn mà người ta áp dụng phương pháplắp đặt dây và thiết bị cho phù hợp. Về cơ bản lắp đặt mạng điện trong nhà thườngchú trọng vào hai kiểu là lắp đặt nổi và lắp đặt ngầm.Mạng điện được lắp đặt nổi là dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật liệu cáchđiện như puli sứ, khuôn gỗ hoặc lồng trong đường ống bằng chất cách điện đặt dọctheo trần nhà, cột dầm xà…Mạng điện được lắp đặt ngầm là dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấuxây dựng như tường, trần, sàn bê tông… và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà.Mạng điện được lắp đặt nổi có ưu điểm là dễ lắp đặt, thay thế, dễ sửa chữa,có thể lắp đặt sau khi ngôi nhà đã được xây hoàn thiện nhưng có nhược điểm làkhông đảm bảo được yêu cầu về mặt mĩ thuật, vẫn còn chịu ảnh hưởng tác độngxấu của môi trường, độ bền cơ học của dây dẫn điện không cao.Mạng điện được lắp đặt ngầm đảm bảo được yêu cầu mĩ thuật, tránh đượctác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện nhưng khó sửa chữa, công việc lắpđặt phải được tiến hành trước khi đổ bê tông và xoa trát tường[3].Hiện nay phần lớn các ngôi nhà khi xây dựng đều có thiết kế, trong đó có cảthiết kế về điện nên công việc thay thế sửa chữa điện một cách dễ dàng. Mặt kháccác thiết bị điện lắp đặt kiểu ngầm phổ biến hơn, nhỏ gọn, có độ bền cao hơn, dễđấu lắp hơn so với các thiết bị điện trong mạng điện lắp nổi. Quan trọng hơn mộtnhược điểm không thể khắc phục trong lắp đặt kiểu nổi là làm mất tính thẩm mĩ củangôi nhà, do đó có đến 98% ngôi nhà mới được xây dựng ở các thị trấn, thành phốvà trên 75% ngôi nhà mới được xây dựng ở vùng nông thôn, miền núi khi lắp đặtmạng điện đều lắp đặt theo kiểu ngầm.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN.4Môn công nghệ lớp 9 được thiết kế theo môđun nghề nên thời lượng tiết thựchành nhiều, môn học mang tính thực tế cao, rất thiết thực cho việc định hướng nghềnghiệp đối với các em học sinh. Tuy nhiên trong các trường THCS hiện nay, nhiềugiáo viên và học sinh vẫn coi đây là một môn học phụ nên chưa đầu tư cho việc dạyvà học, các em học sinh chưa thật sự yêu thích môn học. Các em chỉ học theo nghĩavụ chứ chưa say mê dẫn đến kết quả học tập của các em đối với môn học chưa cao.Trong bộ môn lắp đặt mạng điện trong nhà, khi học các em được thực hành lắpđặt mạng điện kiểu nổi, nhưng khi về tại gia đình các em, đại đa số mạch điện lạiđược lắp đặt theo kiểu ngầm, rất nhiều học sinh lúng túng không hiểu cách đi dây,cách lắp đặt, cách đấu thiết bị vào mạch điện, nên trong thực tế học sinh không vậndụng những kiến thức đã học được trên trường lớp vào công viêc lắp đặt, sửa chữamạng điện trong gia đình.Hiện nay, trong các trường THCS trên địa bàn huyện nói chung và trường THCSLý Thường Kiệt nói riêng điều kiện cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn, phòng thựchành chật hẹp không đủ diện tích theo quy định, các bàn ghế thực hành đã hỏnghóc, xuống cấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc dạy và học. Các trangthiết bị được cấp hơn mười năm nay, sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần nên phần lớnđã cũ, hỏng không thể sử dụng được. Nhiều thiết bị, vật liệu chỉ sử dụng được mộtlần (dây dẫn điện, băng dính cách điện…) hoặc nhiều thiết bị hỏng không thể muathay thế(khoan tay, công tắc ba cực…), nhiều thiết bị không còn phù hợp với tìnhhình thực tế, kinh phí mua sắm trang thiết bị cho dạy học hàng năm của nhà trườngcòn eo hẹp.Nhiều bài thực hành do trang thiết bị thiếu không đủ để chia lớp thành cácnhóm nhỏ ( Bài: “Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn”; “ Lắpmạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn”), vì vậy lớp được chia làm haiđến ba nhóm, mỗi nhóm có từ 10 đến 16 em học sinh, trong khi làm thực hành chỉcó một số em làm, số còn lại ngồi quan sát, thậm chí nhiều em còn chơi đùa khôngtập trung vào thực hành. Như vậy một số học sinh vẫn nắm được bài, hiểu bàinhưng không sâu sắc, một bộ phận học sinh học lực trung bình khi hỏi lại tỏ ra mơmàng, không chắc chắn, không có kĩ năng lắp đặt mạch điện.Những vấn đề trên gây khó khăn rất lớn đối với việc dạy và học của thầy và trò,điều này được thể hiện rất rõ qua kết quả học tập của các em trong những năm học5mà tôi chưa áp dụng sáng kiến này vào trong giảng dạy. Cụ thể kết quả học tập cuốinăm học 2014 – 2015 chỉ đạt được như sau:Kết quả khảo sát năm học 2014 - 2015SĩLớpGiỏiKháTrung bìnhYếusốSL%SL%SL%SL%9A340823.51029.41441.2025.99B330618.21133.31339.4039.1Tổng số 671420.92131.32740.3057.5- Kết quả của học sinh làm tôi rất thất vọng. Hàng loạt câu hỏi tự đặt ratrong tôi, thôi thúc tôi phải tìm bằng được giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học.Tôi không nản lòng, bằng tất cả lòng yêu nghề, yêu trẻ, tôi kiên trì đọc sách, tìmđọc tham khảo nghiên cứu tài liệu, tự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của nhữngđồng nghiệp có bề dày trong giảng dạy cũng như các kĩ sư điện chuyên lắp đặtmạng điện trong nhà. Tôi đã đưa ra những quan điểm và ý tưởng của mình về việchướng dẫn học sinh lắp đặt mạng điện trong nhà kiều ngầm thay cho kiểu nổi nhưtrong sách giáo khoa đang hướng dẫn với tất cả bạn bè và đồng nghiệp. Được sựủng hộ động viên khích lệ của mọi người, tôi đã mạnh dạn thử nghiệm dạy học lắpđặt mạng điện trong nhà kiều ngầm cho học sinh lớp 9 khóa học 2015 – 2016. Vàđổi mới của tôi đã đạt được kết quả thật bất ngờ:- 100% học sinh có hứng thú, say mê với bài học, có thái đội tích cực, chủđộng học tập.- 100% học sinh có kĩ năng thành thạo trong lắp đặt mạng điện.Tôi thật sự hạnh phúc khi thấy việc làm của mình có ích. Chất lượng giảngdạy được nâng lên. Niềm mong đợi bấy lâu nay đã trở thành hiện thực. Đó là kếtquả học tập của học sinh đã được nâng lên đáng kể. Công sức của người thầy đượcđền đáp xứng đáng.Vì vậy trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm của năm học này, tôi mạnh dạntrình bày cách lắp đặt mạng điện kiểu ngầm thay cho kiểu nổi trong bộ môn côngnghệ lớp 9 ở trường THCS Lý Thường Kiệt.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.Khó khăn nhất khi dạy thực hành lắp mạch điện theo kiểu ngầm là phải có đồdùng trực quan nhằm giúp cho học sinh tiến hành các thao tác thực hành sao chogiống như trong thực tế, từ đó rèn luyện các thao tác, kĩ năng cho học sinh. Tôi đãđề suất ý tưởng của mình với tổ chuyên môn, với Ban Giám Hiệu nhà trường và6được nhất trí, ủng hộ, nhà trường đã hỗ trợ kinh phí đầu tư mua bổ xung cho tôicác trang thiết bị dạy học cần thiết. Ngoài ra tôi đã thuê đóng cho mỗi nhóm họcsinh một hộp gỗ kích thước 100cm x 70cm x 5cm sau đó cắt các tấm xốp vừa vặnbỏ lọt vào trong đóng vai trò như các bức tường để các em có thể thao tác đụctường, lắp các phụ kiện và trang thiết bị một cách dễ dàng.Khi lắp mạch điện trong nhà kiểu ngầm có một số thao tác khác so với khilắp mạch điện trong nhà kiểu nổi như:Mạch điện trong nhà kiểu ngầm sử dụng áptômát thay cho cầu chì và mỗimột áptômát được sử dụng cho một mạch điện bảng điện nhánh. Do đó sơ đồnguyên lí và sơ đồ lắp đặt cho mạch điện bảng điện nhánh có khác với mạch điệnkiểu nổi như trong sách giáo khoa hướng dẫn. Vì vậy khi giáo viên hướng dẫn chohọc sinh lắp đặt mạch điện kiểu ngầm cần cho học sinh xây dựng được sơ đồnguyên lí, sơ đồ lắp đặt cho từng loại mạch điện.Do dây dẫn được lắp chìm so với mặt tường nên quy trình lắp đặt mạch điệnsau bước vạch dấu cần có thêm bước đục tường và bước lắp đặt ống luồn dây, lắpđế âm vào trong tường. Quy trình lắp đặt mạch điện kiểu ngầm thường tiến hànhtheo các bước chung như sau:Vạch dấuĐụctườngLắp ốngluồn dây,lắp đế âmLuồndây điệnNối dâycác thiếtbị điệnKiểmtra7Muốn thực hành tốt các bài lắp đặt mạch điện thì khâu phân tích sơ đồnguyên lý và vẽ sơ đồ lắp đặt rất quan trọng. Do đó các em cần nắm vững các kíhiệu quy ước của dây dẫn điện, đồ dùng điện, thiết bị điện như sau:[4]Tùy thuộc vào từng bài thực hành mà giáo viên xây dựng tiến trình dạy họcvà các hoạt động dạy học cho phù hợp. Bài thực hành lắp mạch điện gồm ba tiếtđược phân phối thời gian thành hai phần theo nội dung bài dạy:* Phần lý thuyết thực hành:(Dạy trong 1 tiết học 45 phút):I. Phần chuẩn bị: Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.II. Nội dung và trình tự thực hành:81. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí: (Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các mốiquan hệ điện trong mạch điện, nguyên lý hoạt động của mạch điện)2. Vẽ sơ dồ lắp đặt: (Giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điệntheo đúng qui trình trên cơ sở sơ đồ nguyên lí và mô hình, sau đó lựa chọn một sơđồ khả thi nhất để sử dụng)3. Lập bảng dự trù: (Tổ chức cho học sinh lập bảng dự trù về vật liệu, thiết bị vàlựa chọn dụng cụ)* Phần thực hành:(dạy trong 2 tiết)I. Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.II. Hướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện theo quy trình (5 bước)III. Giáo viên giám sát hướng dẫn học sinh làm việc lắp đặt mạch điện.IV. Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá theo tiêu chí. Sau đó giáo viên nhậnxét, rút kinh nghiệm.Sau đây là một số ví dụ cụ thể:BÀI 6THỰC HÀNHLẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN(3 tiết)A. MỤC TIÊU BÀI DẠYDạy xong bài này giáo viên cần phải làm cho học sinh đạt được:- Hiểu được chức năng và quy trình lắp đặt bảng điện kiểu ngầm.- Xây dựng được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện bảng điện.- Lắp được mạch điện bảng điện gồm một áptômát, một ổ cắm, một công tắc điềukhiển một bóng đèn đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật.- Làm việc nghiêm túc, khoa học và đảm bảo an toàn lao động.B. CHUẨN BỊ1. Chuẩn bị của GV.Giáo viên chuẩn bị nội dung của bài dạy. Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi nhómhọc sinh khi thực hành gồm có:- Vật liệu: Bảng gỗ đóng khung kích thước 100cm x 70cm x 5cm, tấm xốp kíchthước 100cm x 70cm x 5cm, dây dẫn điện, giấy giáp, băng dính cách điện, 1 đuiđèn, 1 bóng đèn.- Thiết bị: 1 áptômát 1 pha, 1 ổ cắm điện, 1 công tắc hai cực.- Dụng cụ: kìm cắt dây, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tuốc nơ vít, bút thử điện, bút dạ.2. Chuẩn bị của học sinh:Mỗi học sinh một báo cáo thực hành.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Giới thiệu bài học.9Mọi hệ thống điện nói chung, mạng điện trong nhà nói riêng dù đơn giản hayphức tạp đều có các bộ điều khiển khác nhau. Bảng cầu dao chính hay bảng phânphối là bảng điều khiển đầu tiên lấy điện từ nguồn điện đưa tới. Trong mỗi phòngở, các đồ dùng điện được điều khiển bằng các công tắc, hộp số lắp trên những bảngđiện nhánh. Vì vậy bảng điện không thể thiếu được của mạng điện trong nhà, nó cóchức năng phân phối, điều khiển nguồn năng lượng điện cho mạng điện và nhữngđồ điện trong nhà. Để hiểu rõ mạch điện bảng điện ta cùng làm bài thực hành:“Lắp mạch điện bảng điện”.2. Bài mới.Hoạt động 1CHUẨN BỊ VÀ NÊU MỤC TIÊU BÀI THỰC HÀNH- Giáo viên nêu mục tiêu bài thực hành và nội quy thực hành.- Chia nhóm thực hành, mỗi nhóm từ 4 đến 5 em học sinh.- GV chỉ định nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng và nhữngthành viên trong nhóm.- Các nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị, nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị chobài thực hành.- GV lưu ý, nhắc nhở học sinh về nội quy thực hành và an toàn lao động trongkhi làm việc.Hoạt động 2TÌM HIỂU CHỨC NĂNG BẢNG ĐIỆN- GV hướng dẫn HS quan sát mạng điện trong lớp học và đặt câu hỏi:Hỏi: Theo em bảng điện dùng để làm gì? HS thảo luận, GV kết luận: Bảng điệndùng để lắp các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện.- GV cho học sinh làm quen với sự phân bố bảng điện trong mạch điện trong nhàtheo sơ đồ sau:Hỏi: Quan sát mạng điện trong nhà , theo em có mấy loại bảng điện? Chức năngcủa từng loại? HS thảo luận, GV kết luận: Mạng điện trong nhà thường có 2 loạibảng điện là bảng điện chính và bảng điện nhánh.+ Bảng điện chính: Có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trongnhà. Trên bảng điện chính có lắp cầu dao, cầu chì (hoặc áp tô mát tổng).+ Bảng điện nhánh: có nhiệm vụ cung cấp điện tới đồ dùng điện, trên đó thường lắpcông tắc, ổ lấy điện, hộp số quạt.Hỏi: Em hãy liệt kê thiết bị được lắp trên bảng điện?Nêu chức năng của thiết bị đótrong mạch điện? HS thảo luận, GV bổ xung và kết luận:10Những thiết bị được lắp trên bảng điện gồm có:- Cầu chì: bảo vệ mạch điện, chống đoản mạch.- Ổ cắm: dùng để đưa điện vào dụng cụ điện.- Công tắc: dùng để nối hoặc cắt các dụng cụ dùng điện với nguồn điện.- Cầu dao: dùng để nối hoặc cắt dụng cụ bằng tay đơn giản nhất, được sử dụngtrong mạch điện có điện áp nguồn cung cấp đến 200V với dòng điện 1 chiềuvà đến 300V với dòng điện xoay chiều.- Áptômát: là khí cụ điện dùng để tự động đóng cắt mạch điện, bảo vệ quá tải,ngắt mạch và sụt áp…Hỏi: Theo em bảng điện trong lớp học là bảng điện chính hay bảng điện nhánh củahệ thống điện trong trường học?HS thảo luận, GV kết luận: bảng điện trong lớp học là bảng điện nhánh.Hỏi: Hãy mô tả cấu tạo một bảng điện nhánh của mạng điện nhà em?GV giúp HS rút ra kết luận về vai trò, chức năng bảng điện trong mạch điện trongnhà: bảng điện trong mạch điện trong nhà dùng để phân phối, điều khiển nguồnnăng lượng điện cho mạng điện và những đồ dùng điện.Hoạt động 3XÂY DỰNG SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆNa. Vẽ và tìm hiểu sơ đồ nguyên lí:Hỏi: Nêu đặc điểm và công dụng của sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt.Đặc điểmCông dụngSơ đồ nguyên lí Chỉ nêu mối liên hệ về Để tìm hiều nguyên lí làm việcđiện của các phần tửcủa mạch điệnSơ đồ lắp đặtBiểu thị rõ vị trí lắp đặt Dùng để lắp đặt, sửa chữa mạchcủa các phần tửđiện và dự trù vật liệuHỏi: Nhìn sơ đồ nguyên lí (hình 6.2 Sgk) mạch điện bảng điện gồm những phần tửgì? Chúng được nối với nhau như thế nào?HS thảo luận, GV kết luận: Mạch điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điềukhiển 1 bóng đèn. Cầu chì, công tắc được nối nối tiếp với dụng cụ dùng điện. Ổcắm, bóng đèn được mắc song song với nguồn điện.Hỏi: Nếu thay hai cầu chì bằng một Áptômát thì mạch điên nguyên lí bảng điênđược vẽ như thế nào?HS thảo luận nêu cách vẽ, GV kết luận như hình vẽ:AO11b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điệnTrước khi vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện, GV cần cho HS xác định một số yếu tố sau:+ Mục đích sử dụng: dùng để phân phối, điều khiển nguồn năng lượng điện chomạng điện và những đồ dùng điện.+ Vị trí lắp đặt mạch điện bảng điện: thường lắp đặt ở cửa ra vào hoặc cửa giữa haiphòng.+ Vị trí cách lắp đặt các phần tử của mạch điện:• Mạch điện gồm áptômát để đóng ngắt bảo vệ mạch điện.• Bảng điện gồm ổ cắm và công tắc.• Bóng đèn thường được lắp giữa phòng hoặc gần bàn làm việc.• Phương pháp lắp dây: lắp đặt ngầm.Khi vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện, GV hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ theo các bướcsau:Vẽ đường dây nguồnAOAOXác định vị trí để bảngđiện, bóng đènXác định vị trí các thiếtbị trên bảng điệnAOVẽ đường dây dẫn điệntheo sơ đồHoạt động 4LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆNSau khi xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện, GV hướng dẫn HS tiến hànhcác bước tiếp theo của quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.12- HS làm việc theo nhóm nhỏ, nghiên cứu nội dung các công đoạn của quytrình lắp đặt mạch điện theo các bước sau:Vạch dấuĐụctườngLắp ốngluồn dây,lắp đế âmLuồndây điệnNối dâycác thiếtbị điệnKiểmtra- GV thực hiện làm mẫu những thao tác, hình thành kĩ năng mới cho HS.- HS làm việc theo nhóm, tiến hành lắp bảng điện theo quy trình và theohướng dẫn của GV. GV lưu ý HS về an toàn lao động.- GV hướng dẫn kỹ HS theo từng nội dung của quy trình lắp đặt:Bước 1: Vạch dấu vị trí lắpđặt.Dùng thước thẳng, bút dạvạch dấu vị trí lắp bảng điện,vị trí lắp dây dẫn điện. Muốnthực hiện tốt khâu này trướchết cần phải nghiên cứu kĩ sơđồ mạch điện, căn chỉnh để bốtrí thiết bị hợp lí, vạch dấuchính xác để đảm bảo tính mỹthuật.Bước 2: Đục tường.GV hướng dẫn HS sử dụngdao mỏng, thước thẳng để cắtxốp theo đường đã vạch dấumột cách chính xác đảm bảoan toàn lao động.Bước 3: Lắp ống luồn dây, lắp13đế âm của bảng điện.GV hướng dẫn HS đo cắtống luồn dây , lắp đặt ốngluồn dây và đế âm của bảngđiện theo vị trí đã đục trêntườngBước 4: Luồn dây điện.GV hướng dẫn HS đo, cắtdây điện và luồn dây điện vàoống.14Bước 5: Nối dây các thiết bịđiện.Nối các đầu dây vào cácthiết bị điện của bảng điện,nối dây ra đèn.Khâu này GV cần hướng dẫnHS nối dây đúng sơ đồ, mốinối dảm bảo yêu cầu kĩ thuật,các đầu nối hông được thừa radễ gây nguy hiểm, lắp cácthiết bị đúng vị trí.Bước 6: Kiểm tra.Kiểm tra mạch điện theoyêu cầu:- Lắp đặt thiết bị và đi dâyđúng theo sơ đồ mạch điện.- Các mối nối chắc chắn- Bố trí các thiết bị gọn đẹpNối dây nguồn, kiểm tramạch điện bằng bút thử điện.Vận hành thử mạch điện.15- GV kiểm tra mạch điện của từng nhóm, sau đó GV mới đóng nguồn cho vận hành- GV kiểm tra, đánh giá và cho điểm sản phẩm của từng nhóm hoặc từng học sinh.3. Tổng kết dặn dòGV tổng kết kiến thức cơ bản của bài học. Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.Bài thực hành “Lắp mạch điện bảng điện” là bài đầu tiên mà các em lầnđầu tiên được trực tiếp làm quen và lắp đặt hoàn chỉnh một mạch điện nên nhiềuem còn bỡ ngỡ, các thao tác kĩ thuật chưa thành thục, thậm chí nhiều nhóm cònchưa hoàn chỉnh sản phẩm của mình. Nhưng sau khi các em đã quen việc thì việclắp đặt thuần thục hơn, tốc độ nhanh hơn, các sản phẩm đảm bảo đúng yêu cầu kĩthuật, chắc chắn hơn, đẹp hơn.Tương tự như bài thực hành trên, tôi đã hướng dẫn học sinh lắp đặt được cácmạch điện còn lại của mô đun “Lắp đặt mạch điện trong nhà”. Và những hìnhảnh dưới đây là sản phẩm của các em gặt hái được qua những tiết học trên lớp:Bài 7: Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quangBài 8: Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn.Bài 9: Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đènBài 10: Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.Sau khi áp dụng “Lắp đặt mạng điện trong nhà kiểu ngầm trong bộ môncông nghệ 9” thay cho kiểu nổi trong dạy học công nghệ lắp đặt mạng điện trongnhà ở lớp 9 ở trường THCS Lý Thường Kiệt, tôi thấy sáng kiến kinh nghiệm củamình đã đem lại hiệu qủa thiết thực:- Làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn hơn do cách hướng dẫn học sinh khaithác kiến thức phù hợp với tình hình thực tế, dễ hiểu, dễ nắm bắt nội dung bài học.- Làm cho học sinh hứng thú, say mê, hào hứng với nội dung bài học ngaytừ những giây phút đầu tiết học.- Làm cho học sinh tích cực chủ động trong học tập, 100% các em đã có kĩnăng thao tác thành thục trong lắp đặt mạng điện.Qua việc điều tra, khảo sát chất lượng học sinh lớp 9 trường THCS LýThường Kiệt năm học 2015 - 2016 so với học sinh lớp 9 khoá trước (2014 - 2015)kết quả thu được như sau:LớpSĩsốKết quả khảo sát năm học 2015 - 2016GiỏiKháTrung bìnhYếuSL%SL%SL%SL%169A9BTổng số35326720173757.153.155.212102234.331.332.83588.615.612000000Như vậy số học sinh khá giỏi đã tăng lên rõ rệt (từ 52.2% năm học 2014 –2015 lên 88% năm học 2015 – 2016), số học sinh trung bình đã giảm rất nhiều vàđặc biệt không còn học sinh yếu kém. Điều đó cũng khẳng định các em đã hứng thúhọc tập và đặc biệt các em đã yêu thích bộ môn, không còn xem đây là môn họcphụ nữa.III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.1. KẾT LUẬN.Từ những kinh nghiệm và thực tiễn đã nêu, tôi nhận thấy:Dạy học lắp đặt mạng điện trong nhà kiểu ngầm thay cho kiểu nổi trong bộmôn công nghệ điện lớp 9 giúp học sinh có kĩ năng thao tác thuần thục trong lắpđặt các mạch điện đơn giản, từ đó các em dễ dàng áp dụng vào việc lắp đặt mạngđiện mới hoặc sửa chữa mạch điện tại gia đình. Đây cũng là những kiến thức, kĩnăng cơ bản để trang bị cho học sinh có những kĩ năng sống và thậm chí là việcđịnh hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai.Những vấn đề tôi trình bày trên đây chỉ là một chút ít kinh nghiệm nhỏ rút ratừ thực tế giảng dạy trong nhiều năm qua của bản thân và nó đã thực sự đem lạithành công. Đó thực sự là những con số biết nói giúp tôi có thể khẳng định mìnhtrước đồng nghiệp, trước phụ huynh và các em học sinh. Tôi nghĩ rằng nếu các giáoviên dạy môn công nghệ mạnh dạn thay đổi theo cách làm của tôi, tôi tin chắc côngviệc giảng dạy bộ môn sẽ thuận tiện hơn, sẽ đem lại hứng thú học tập cho học sinhvà kết quả học tập của các em chắc chắn sẽ đạt được khả quan hơn.Tuy nhiên với tuổi nghề đang còn ít, năng lực của bản thân còn có hạn nênviệc thực hiện đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót hoặc chưahợp lí. Kính mong các đồng chí, bạn bè đồng nghiệp và các hội đồng khoa học traođổi, đóng góp ý kiến để sáng kiến được hoàn thiện hơn, bản thân được học hỏinhiều hơn nữa để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.2. KIẾN NGHỊ.Quá trình thực nghiệm và nghiên cứu đề tài, tôi có một số kiến nghị đề xuất sau:- Với BGH nhà trường:+ Phân công chuyên môn hợp lý, đúng với trình độ chuyên ngành được đàotạo để giáo viên có thời gian nghiên cứu, đầu tư chuyên sâu.+ Hàng năm phải mua sắm bổ xung trang thiết bị dạy học, đặc biệt tu sửa lạibàn ghế trong phòng thực hành để tạo điều kiện tốt nhất cho công việc dạy và họccủa giáo viên, học sinh.17- Với Phòng giáo dục, Sở giáo dục:Tổ chức các lớp chuyên đề, các giờ dạy xuất sắc cấp tỉnh cho giáo viên đượcdự giờ của đồng nghiệp giữa các trường trong địa bàn toàn huyện và ngoài huyệnđể học hỏi kinh nghiệm.- Với Bộ giáo dục:Trong đợt thay sách tới đây, nên chỉnh lí hoặc triển khai đưa thêm phầnhướng dẫn học sinh lắp đặt mạch điện trong nhà theo kiểu ngầm trong bộ môn côngnghệ lớp 9 “Lắp đặt mạch điện trong nhà” cho phù hợp với thực tế đời sống.Hà Trung, ngày 15 tháng 3 năm 2017Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không saochép nội dung của người khác.XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊHIỆU TRƯỞNGHoàng Ngọc Quỳnh1.2.3.4.NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾNĐỗ Ngọc NgoạnĐể thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các tài liệu tham khảo.Luật giáo dục được ban hành năm 2005.“Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” của dự ánViệt – Bỉ. NXB Đại học sư phạm.“Thiết kế bài giảng công nghệ 9 – Lắp đặt mạng điện trong nhà” của tác giảNguyễn Minh Đồng (chủ biên) và Trịnh Xuân Lâm.“Giáo trình vẽ điện” của trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn.18