Trên thế giới có bao nhiêu cái núi lửa?

Núi lửa tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế giới, nó như một lời nhắc nhở chúng ta về lịch sử của Trái đất. Một số núi lửa chỉ phun trào vào thập kỉ một lần, trong khi những ngọn núi khác thì lại hoạt động thường xuyên. Có thể, tất cả mọi người đều biết đến núi lửa Kilauea ở Hawaii, núi Etna ở Ý và Piton de la Fournaise ở La Reunion. Thế nhưng, ngọn núi lửa duy nhất trên thế giới có dung nham màu xanh và sở hữu hồ axit khổng lồ rất ít người biết tới chính là núi Kawah Ljen ở Đông Java, Indonesia.

Ngọn núi lửa Mauna Loa.

Theo các nhà khoa học, không có ghi chép nào về những vụ phun trào đã xảy ra trước khi người châu Âu đến khu vực này. Tuy nhiên, có rất nhiều nghiên cứu khoa học xác định lịch sử phun trào khá lâu đời. Được biết, 98% bề mặt núi lửa được tạo thành từ dung nham và đã được trục xuất ra ngoài khoảng 10.000 năm trước.

Mới đây, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ [USGS] đã thông báo về một vụ phun trào diễn ra trong Công viên Quốc gia Núi lửa Hawaii. Ngay lập tức các dịch vụ khẩn cấp đã được kích hoạt bởi nỗi lo vụ phun trào có thể gây thiệt hại đến các khu dân dân sinh sống gần đó.

Clip nguồn: CNA.

Theo như báo cáo được đăng tải trên trang web, USGS mô tả, dòng dung nham dường như được phun ra khỏi trong lòng. Ước chừng có dòng phun cao từ 30-60 m, tạo thành các dòng dung nham nóng chảy từ ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới này. Ở thời điểm hiện tại, các lỗ phun trào vẫn đang chỉ giới hạn quanh miệng núi lửa. Tuy nhiên, có thể xuất hiện thêm các khe nứt dọc Khu vực Northeast Rift, dưới các khe nứt hiện có. Do đó, các dòng dung nham có thể tiếp tục chảy xuống dốc núi.

Hiện, chưa có mối đe dọa nào đối với con người và tài sản ở khu vực gần núi lửa Mauna Loa.

Các quan chức của USGS cho biết, tính từ năm 1843, miệng núi lửa Mauna Loa đã chứng kiến khoảng 33 lần phun trào. Trong đó, lần gần nhất núi lửa này phun trào xảy ra vào năm 1984, kéo dài trong 22 ngày và tạo ra dòng dung nham dài tới hơn 7 km.

Chủ Đề