Trần quốc toản bóp nát quả cam ở đâu

Tháng 10.282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên, vua thấy Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản lúc này mới 16 tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết.

Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ: "Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua).. Ngày 10.5. 1285, có người về báo tin cho vua Trần việc thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ. Thoát Hoan, Bình Chương A Lạt rút chạy qua sông Lô.. "

Trần quốc toản bóp nát quả cam ở đâu


Chàng thanh niên thuộc dòng dõi vương hầu, đã sớm ý thức được đất nước trước hiểm họa xâm lăng, nếu không đuổi giặc thì nước mất nhà tan, nên đã không quản ngại hy sinh góp phần cùng quân dân Đại Việt đánh tan giặc Nguyên hung hãn, từng được xem là đội quân bách chiến bách thắng vào thời kỳ ấy.

Xem lại sử, thấy hành động nghiến răng phẫn uất trước kẻ thù bạo ngược, bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản thể hiện một cách đầy đủ phản ứng của một thanh niên trước hiện tình đất nước." Trái tim nóng, cái đầu lạnh "là cụm từ mà thanh niên cần phải học được từ vị danh tướng trẻ tuổi triều đại nhà Trần hơn 700 năm trước. Để từ đó, chọn cho mình một cách hành xử đúng đắn, tỉnh táo trước tình huống hiện nay, không để bị kẻ xấu kích động, lợi dụng để phá quấy, gây nên những cảnh rối ren, khiến cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước gặp thêm khó khăn.

Trần quốc toản bóp nát quả cam ở đâu


Với sự đồng lòng, nhất trí tuyệt đối, và có những danh tướng trẻ văn thao võ lược như Trần Quốc Toản, cộng với sự đồng lòng của muôn dân trăm họ, sẵn sàng bỏ qua hiềm khích của hai trụ cột triều đình là Quốc công Tiết chế Hưng Đạo vương Quốc Tuấn và Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, nhà Trần đã đánh tan mọi âm mưu xâm lược của ngoại xâm phương Bắc, đem lại hòa bình no ấm cho nhân dân.

" Cường địch"nhưng không có lẽ phải, chính nghĩa thì cũng sẽ không thể nào có được lòng người. Trái lại, một đất nước dù nhỏ, nhưng dân tộc đó có ý chí quyết tâm bảo vệ bờ cõi thì cuối cùng sẽ chiến thắng, đó là chân lý đúc rút ra từ những trang sử hàng ngàn năm của dân tộc trong công cuộc gìn giữ, bảo vệ đất nước. Mà hình ảnh của chàng thanh niên Trần Quốc Toản và biết bao người con nước Việt là một minh chứng hùng hồn!

Đọc Truyện:

Trần Quốc Toản Bóp Nát Quả Cam!
Cái chết bí ẩn của thiếu niên anh hùng 'bóp nát quả cam' Trần Quốc Toản

Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản lớn lên trong không khí cả nước đang gấp rút chuẩn bị chiến đấu chống quân Nguyên Mông lần thứ hai. Ông đã lập được nhiều chiến công lừng lẫy, vang dội. Tuy nhiên, đến tận ngày nay cái chết của vị anh hùng "bóp nát quả cam" này vẫn đang là một dấu hỏi lớn.

Tuổi nhỏ chí lớn, tài cao

Trần Quốc Toản (1267-1285) sinh ra tại làng Võ Ninh Võ Giang nay thuộc tỉnh Ninh Bình, là con trai của Vũ Uy vương Trần Nhật Duy và bà Trần Ý Ninh, cháu nội của vua Trần Thái Tông. Tương truyền, Trần Quốc Toản từ thuở còn bé đã thông minh, rất ham mê cung kiếm, hằng ngày chăm chỉ thao luyện võ nghệ, học tập binh thư và được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dành nhiều lời khen ngợi. Khi mới 15 tuổi, Trần Quốc Toản đã nuôi chí lớn bảo vệ sự toàn vẹn cho non sông đất nước.

Trần Quốc Toản mang trong mình dòng máu thượng võ của cha vốn là một vị vương từng làm đô lực sĩ kiêm đô vật trong triều đình. Thấy quân giặc đi lại nghênh ngang trên phố phường Thăng Long, Hoài Văn Hầu căm phẫn lắm. Tháng 10/1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên ở thuyền Rồng. Biết vua họp bàn việc nước, Quốc Toản hăm hở nhảy lên lưng ngựa, nhắm hướng Bình Than ra roi phóng tới.

Đi gấp, phóng nhanh nên Quốc Toản toát hết mồ hôi. Nóng và khát nhưng chàng thiếu niên trẻ tuổi vẫn xăm xăm bước xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn: "Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại". Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.

Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu: "Cho Giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!". Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy xin chịu tội. Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo: "Trần Quốc Toản tuy còn nhỏ tuổi những chí lớn, tình yêu đất nước bao la, ta có lời khen ngợi. Nói rồi, Vua ban cho cậu một quả cam"

Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ nhưng lòng vẫn ấm ức. Là con nhà võ nên Quốc Toản vạm vỡ hơn những bạn cùng lứa. Nhưng dù sao, Hầu vẫn chưa phải lớn, chưa đủ tuổi để được dự bàn việc nước. Lệnh vua đã ban ra như vậy, chắc chắn không ai dám làm trái. Đưa ánh mắt nhìn các vương nối nhau tiến vào hội nghị, Hầu bậm môi, nắm chặt tay, lát sau nhìn lại: "Quả cam vua cho đã bị bóp nát lúc nào không hay biết".

Trần Quốc Toản hậm hực rời Bình Than ra về. Nhưng rồi nghĩ: "Quan gia đã không cho ta cầm quân của triều đình thì ta tự lập lấy vậy. Đằng nào thì cũng đánh giặc, cứ đánh giỏi là được". Trần Quốc Toản bèn về ấp Trang Liệt (Từ Sơn, Bắc Ninh) huy động hơn nghìn gia nô và người nhà thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ: "Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua).

Cuối tháng chạp năm Giáp Thân (tháng 1/1285), quân Nguyên Mông chia làm nhiều mũi xâm lược Đại Việt. Giặc bị chặn đánh quyết liệt ở khắp nơi. Tuy nhiên, thế giặc mạnh, chúng vẫn ồ ạt tiến mỗi lúc một sâu. Trong những ngày khó khăn ấy, đội quân có lá cờ thêu sáu chữ do Trần Quốc Toản dẫn đầu đã xuất hiện, đương đầu với giặc dữ, góp phần làm chậm bước tiến của quân thù.

Bí ẩn về cái chết của vị anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản

Trong các sử sách của Việt Nam như "Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục", "Việt sử Tiêu án" và các quyển sử soạn gần đây như "Việt sử tân biên" của Phạm Văn Sơn hay "Việt Nam sử lược" của Trần Trọng Kim đều không thấy đề cập đến cái chết của Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản. Thời gian ông mất cũng chưa được thống nhất..

"Đại Việt sử ký Toàn thư" chép: "Đến khi Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản mất, vua rất thương tiếc, đích thân viết văn tế và gia phong tước Vương". Tuy nhiên, sách Việt sử Kỷ yếu của Trần Xuân Sinh có viết: "Khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực, quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống trả kịch liệt. Trần Quốc Toản bị thương trong trận đánh này và qua đời ngày 2/2 âm lịch, khi mới 18 tuổi".

Nhưng cũng có sách cho rằng Trần Quốc Toản tử trận trong cuộc chiến đấu với quân Nguyên ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) vào tháng 5 năm Ất Dậu (tháng 6 năm 1285). Anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm, khí phách hiên ngang dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Khí phách ấy đã được nói rõ trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông.

Trần Quốc Toản còn là cảm hứng cho nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sáng tác tiểu thuyết lịch sử "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", trong đó ông là nhân vật chính của tác phẩm. Tên của ông được đặt cho nhiều ngôi trường tiểu học, trung học ở Việt Nam, một số con đường của các thành phố, tỉnh.. cho đến tận ngày hôm nay.