Top 5 thực phẩm tốt nhất cho tuyến giáp năm 2023

24/11/2016 Tác giả: 2.445 lượt xem

Dù chỉ là một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở cổ nhưng tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Cụ thể nó tiết ra các hormone điều chỉnh tâm trạng, trao đổi chất, mức độ năng lượng, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và huyết áp. Suy giáp xảy ra khi tuyến này không còn sản xuất đủ hormone cần thiết, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, trầm cảm, táo bón và nhiều vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn các loại thực phẩm nhất định có thể giúp tăng cường chức năng tuyến giáp.

Top 5 thực phẩm tốt nhất cho tuyến giáp năm 2023

Nhiều loại cá béo như cá hồi, cá ngừ hoặc cá ngòi… rất giàu axit béo omega – 3.

Suy giáp không kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim do gia tăng nồng độ cholesterol “xấu” LDL . Các axit béo omega – 3 giúp làm giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim. Nhiều loại cá béo  như cá hồi, cá ngừ hoặc cá ngòi… rất giàu axit béo omega – 3. Cá cũng là một nguồn cung cấp selen dồi dào – một chất dinh dưỡng tập trung nhiều nhất ở tuyến giáp.
Các loại hạt cây
Các loại hạt cây như hạt macadamia, hạt phỉ, quả hạch Brazil đều có hàm lượng cao selen. Selen có tác dụng hỗ trợ tuyến giáp hoạt động hiệu quả. Với quả hạch Brazil, chỉ cần ăn 1 hoặc 2 hạt. với các loại hạt cây khác nên ăn một nắm nhỏ mỗi ngày là đủ để có được lượng selen cần thiết hàng ngày. Lưu ý các loại hạt cây cũng rất giàu chất béo, do đó nên ăn ở mức kiểm soát nếu không có thể dẫn tới thừa cân.
Ngũ cốc nguyên hạt
Táo bón là một triệu chứng thường gặp của suy giáp. Các thực phẩm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì, mì ống, gạo… giúp bổ sung chất xơ, giảm nguy cơ táo bón. Tuy nhiên chất xơ cũng có thể can thiệp vào quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Một só người bị suy giáp phải tránh xa hoàn toàn ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm được chế biến từ nó nhưng cũng có nhiều trường hợp vẫn tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt kèm theo dùng thuốc suy giáp trong vài giờ hoặc sau khi ăn xong.
Trái cây và rau tươi
Một triệu chứng sớm của suy giáp là tăng cân. Các loại thực phẩm ít calo như rau quả, trái cây tươi chính là nền tảng của tất cả các chương trình giảm cân thành công. Vì thế hãy tăng cường các loại trái cây và rau tươi trong bữa ăn hàng ngày nếu có thể. Quả việt quất, anh đào, khoai lang và ớt xanh cũng rất giàu chất chông oxy hóa – chất dinh dưỡng được biết đến với khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên người bệnh suy giáp cần tránh xa các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải bắp… có thể ngăn chặn tuyến giáp hấp thụ iot, ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của tuyến giáp.
Rong biển
Rong biển chứa rất nhiều iot – một chất dinh dưỡng rất cần thiết cho chức năng tuyến giáp. Iot là tiền chất để sản xuất các hormone tuyến giáp. Có thể chế biến rong biển thành súp hoặc salad… Ngoài giàu iot, rong biển còn có chất xơ, canxi, vitamin  A, B, C, E, và K.
Mặc dù vậy có nhiều cảnh báo rằng tiêu thụ quá nhiều iot có thể làm trầm trọng thêm bệnh về tuyến giáp.
Sữa
Có mối liên quan giữa giữa thiếu hụt vitamin D và bệnh Hashimoto – nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh suy giáp, theo một nghiên cứu trên tạp chí Thyroid (08/2011). Sữa có bổ sung chất dinh dưỡng không chỉ có thêm vitamin D, mà còn một lượng đáng kể canxi, protein và iot. Bệnh Hashimoto cũng có thể dẫn tới những thay đổi gây ra các vấn đề về đường ruột như chứng ợ nóng. Ăn sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi có thể giúp điều chỉnh các vi khuẩn có hại khác, tôt cho hệ tiêu hóa.
Các loại đậu

Top 5 thực phẩm tốt nhất cho tuyến giáp năm 2023

Đậu là loại thực phẩm rẻ tiền và là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể, rất hữu ích cho người bị suy giáp nếu cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng.

Đậu là loại thực phẩm rẻ tiền và là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể, rất hữu ích cho người bị suy giáp nếu cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng. Đậu chứa protein, chất chống oxy hóa, carbohydrate phức tạp và rất nhiều vitamin, khoáng chất. Đậu cũng rất giàu chất xơ giúp ngăn chặn tình trạng táo bón – một tác dụng phụ thường gặp của suy giáp. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá, người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng  20-35 gam chất xơ mỗi ngày. Dư thừa chất xơ sẽ gây trở ngại cho việc điều trị suy giáp.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng tới hiệu quả điều trị bệnh. Vậy u tuyến giáp ăn gì là tốt nhất? Nếu bạn đang có cùng thắc mắc thì đừng bỏ qua những thông tin sẽ được chia sẻ ngay sau đây nhé. 

1. Trái cây tươi 

Trái cây tươi là những loại thực phẩm có lượng vitamin rất dồi dào, đặc biệt là vitamin C. Bên cạnh đó thì trong trái cây còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, những chất này sẽ làm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại bệnh tật một cách hiệu quả. Theo đó thì những người bị u tuyến giáp nên ăn các loại trái cây như việt quất, kiwi, cherry, táo, dứa, cà chua, bí đao, cam, đậu hà lan và các loại quả mọng khác… Thời điểm tốt nhất để ăn trái cây là vào buổi sáng, nếu ăn vào buổi trưa hoặc chiều tốt thì ta nên ăn trước bữa cơm từ 1 tới 2 giờ để cơ thể có thể tiêu hóa hoàn toàn. 

2. Rau xanh

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì nhiều loại rau có thể chống lại sự phát triển bất thường của tế bào – nguyên nhân gây ra u tuyến giáp nói riêng. Nhiều thành phần của rau củ còn có khả năng chống oxy hóa các gốc tự do, từ đó giúp giảm nhẹ hoặc phòng tránh tổn thương chức năng của màng tế bào và gen. Ngoài ra thì rau xanh cũng rất giàu vitamin cũng như chất xơ, vì thế sẽ giúp hệ tiêu hóa của người bệnh hoạt động thuận lợi hơn, góp phần làm ổn định chức năng của cơ thể suốt thời gian điều trị bệnh.

Các loại rau được đánh giá là tốt cho bệnh nhân u tuyến giáp phải kể đến bắp cải, bông cải xanh, hẹ, sả, cần tây, các loại nấm, vv… Cách tốt nhất để ăn rau xanh chính là hấp rau, luộc vừa chín tới hoặc chế biến thành sallad, vv…

Top 5 thực phẩm tốt nhất cho tuyến giáp năm 2023

Top 5 thực phẩm tốt nhất cho tuyến giáp năm 2023

3. Thực phẩm có chứa iod

Iod là chất có vai trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất ra hormone tuyến giáp. Chất này còn có thể làm giảm thiểu sự phát triển của những khối u tuyến giáp lành tính. Những loại thức ăn giàu iod mà người bệnh có thể bổ sung bao gồm rong biển, tảo bẹ, ngũ cốc, trứng, sữa, vv… 

Riêng với những bệnh nhân u tuyến giáp đang phải xạ trị hoặc điều trị bằng Iod thì nên kiêng ăn các thực phẩm kể trên.

4. Thực phẩm giàu Omega 3, 

Omega 3 hay Omega 6 chính là những acid béo  không bão hòa đa. Những acid béo này chính là thành phần thiết yếu của cơ thể,  có đặc tính chống viêm khá tốt, giúp tế bào nhạy cảm với hormon tuyến giáp. Vì cơ thể không thể tự sản xuất ra Omega 3 và 6 nên bạn có thể bổ sung các chất này từ các loại cá béo nước lạnh như  cá hồi, cá cơm, cá tuyết, vv… Những loại cá đánh bắt tự nhiên này còn rất giàu đạm, selen, vitamin D cũng như vitamin B12.

Người bị u tuyến giáp có thể chế biến các món cá kể trên để sử dụng trong bữa cơm hằng ngày. Ngoài ra thì bạn còn có thể bổ sung thêm omega 3, 6 cho cơ thể bằng cách dùng những viên uống. Tuy nhiên thì lượng omega bổ sung này sẽ khác nhau tùy vào thể trạng từng người. Chính vì thế mà bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

5. Thực phẩm chứa Selen

Nếu như cơ thể bị thiếu hụt selen thì hormone tuyến giáp sẽ không thể được kích hoạt. Selen chính là chất vô cùng cần thiết trong quá trình loại bỏ một phân tử iod khỏi T4 để chuyển thành dạng T3 – dạng có thể sử dụng được.  Nếu thiếu hụt selen thì enzyme glutathione peroxidase sẽ bị suy yếu, đây lại là loại enzyme khá cần thiết đối với chức năng kiểm soát viêm tuyến giáp. Nói cách khác thì tình trạng thiếu selen chính là nguyên nhân khiến tuyến giáp của chúng ta bị tổn thương. 

Những loại thực phẩm giàu selen mà người bị u tuyến giáp có thể sử dụng chính là những loại hạt, tỏi, cá ngừ, rau chân vịt, thịt bò, cá bơn, gan bò, gà tây, thịt bò hoặc thịt gà… Những loại thực phẩm này có thể được chế biến thành món ăn hằng ngày. Sử dụng điều độ chắc chắn sẽ giúp bệnh tình của bạn thuyên giảm đáng kể.