Top 20 điểm du lịch Huyện Trực Ninh Nam Định 2022

Có tổng 4837 đánh giá về Top 20 điểm du lịch Huyện Trực Ninh Nam Định 2022

Nhà Thờ Đổ Nam Định

986 đánh giá
Địa chỉ: Xóm 3,Hải Hậu,Nam Định 420000,Việt Nam
Liên lạc: 0984990208
Website: http://facebook.com/giaoxuxuongdien

Nhà thờ Đổ Nam Định
- Xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định -

Trước đây, kiến trúc của nhà thờ này vốn được thiết kế rất công phu, đẹp mắt với những cửa vòm mềm mại, những trụ cột cao đỡ lấy toàn bộ kiến trúc. Ngoài ra, trên từng bức tường đều được khắc họa chi tiết những đường nét hoa văn thể hiện tôn giáo cũng như mong muốn về cuộc sống tươi đẹp hơn.

Tuy nhiên, đến năm 1996, nước biển xâm thực vào đất liền hơn 1km khiến những ngôi làng mọc xung quanh bãi biển biến mất. Sóng, gió của biển đã và đang phá hủy, bào mòn công trình này. Các họa tiết, kiến trúc bên trong nhà thờ cũng bị phai mòn. Gạch xây đã bị lộ rõ sau thời gian bị vỡ vữa. Các bức tường của nhà thờ đã bị vỡ nát vùi sâu dưới cát biển. Cây cỏ, rêu phong mọc đầy trên những bức tường của nhà thờ.
Từ khi nhà thờ được biết đến nhiều hơn bởi những bức ảnh sừng sững, vững vàng nằm giữa bãi cát dài hoang sơ, các nhà hàng ăn uống và dịch vụ được xây san sát một cách nhanh chóng.
Hiện tại mình thấy nhà thờ đã không còn hoang sơ như những hình ảnh trước đó. Và, để hạn chế sóng biển và bảo tồn nhà thờ, những tường bao và hàng rào cũng bắt đầu được dựng lên.

Để đảm bảo an toàn thì chính quyền đã rào xung quanh bằng hàng rào sắt B40, khách vẫn ra tham quan nườm nượp, bãi trước giờ đc kè bê tông, hàng quán xung quanh thì giờ mọc lên quá nhiều, ngồi view ngắm biển ăn nhậu cũng thú vị, sau vài lần ra đây thì mình thấy nhà hàng Quý Cao ăn ok nhất

Nhà thờ đổ Hải Lý với nét đẹp hoang sơ, lối kiến trúc độc đáo là địa danh thu hút đông đảo du khách tham quan mỗi khi về thăm vùng đất Nam Định. Nơi đây cũng được biết đến như một chứng tích về hệ quả của biến đổi khí hậu.\u200b
Việc bán hàng trong khuôn viên nhà thờ làm cho khung cảnh lộn xộn, phá view chụp hình của nhiều du khách.

Nhà thờ tuy bị hư hại nhưng vẫn toát lên một vẻ đẹp hiên ngang trước biển và thiên nhiên. Chỉ tiếc chính quyền địa phương không quản lú việc xây dựng bừa bãi khu vực trước nhà thờ, muốn chụp được toàn cảnh nhà thờ, cần đi xuống dưới phía bãi biển

Nhà thờ đổ này theo mình đánh giá thì thấy đẹp, mình dễ lắm, thấy chỗ nào xinh thì mình bảo vậy hihi. Còn tùy theo cảm nhận mỗi người. Biển xanh đẹp. Chụp ảnh rất chill nha. Đi thêm 1 đoạn nữa là mỏm đá, có kèm ảnh kia nha. Rất đẹp nha mn. Khuyên mn nên đi lúc 5h đón bình minh cực đẹp 🥰🥰🥰🥰

Một nơi ngắm bình minh tuyệt đẹp. Mặt trời to tròn, đỏ rực. Tiếc là tôi không thể chụp rõ được như ở bên ngoài. Thực tế đẹp hơn rất nhiều.
Tôi nhớ lần đầu tiên đến đây vào buổi chiều, tôi đã rất bất ngờ vì cảnh quan thật bình thường, chẳng có gì đặc sắc. Quá đông người ra tắm, ồn ào và xô bồ.
Nhưng lần này đi ngắm bình minh vào buổi sáng, tôi mới thấy sự khác biệt rõ rệt. Hóa ra cũng rất đáng để trải nghiệm.

Nhà thờ đổ có hiện tượng rơi gạch vỡ. Nên để đảm bảo an toàn cho khách tham quan nên họ đã xây dựng rào chắn b40 xung quanh nhà thờ đổ. Bài biển hoang sơ chưa bị tác động nhiều. Nước biển trong, sạch.

Nhà thờ rất đẹp cổ kính ngả bóng xuống biển . tôi rất buồn khi những hộ kinh doanh nước giải khát không thu gom rác sau khi khách sử dụng . rất mong cơ quan địa phương kiểm soát và mọi người nâng cao ý thức làm sạch đẹp cho vực

Nhà Thờ Lớn Nam Định

970 đánh giá
Địa chỉ: 16 Hai Bà Trưng,Trần Hưng Đạo,TP. Nam Định,Nam Định, Việt Nam
Website: http://tintucnamdinh.vn/nha-tho-lon-tp-nam-dinh/

Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được người dân Nam Định quen gọi là Nhà thờ Lớn[1] cho dù đây không phải là nhà thờ chính tòa, cũng không phải là vương cung thánh đường, tọa lạc tại số 16 phố Hai Bà Trưng, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định. Đây là nhà thờ của giáo xứ Nam Định thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, nên cũng được coi là trung tâm tín ngưỡng Công giáo của thành phố Nam Định, cùng với Nhà thờ Khoái Đồng thuộc Giáo phận Bùi Chu.

Nhà thờ đầu tiên được dựng bằng đá vào khoảng năm 1890 bởi các vị linh mục Pháp và Ý theo lối Gothic, khánh thành vào năm 1895. Năm 1968 nhà thờ bị bom hư hỏng nặng, năm 1973 được tu sửa lại.[2] Sau phát triển thành giáo khu án ngữ bến Đò Quan [nay là giao điểm cầu Đò Quan và đường Trần Hưng Đạo thành phố Nam Định], nhà thờ được sửa lại theo kiến trúc Gothic. Trong khuôn viên Nhà thờ có quần thể thánh tượng, hang đá Bethlehem và tượng đài Thánh Mẫu bằng đồng đen, cửa tháp chuông quay mặt về hướng Tây.

Trước khi nội ô chuyển về Quảng trường Mồng Ba Tháng Hai, vị trí này giữ vai trò trung tâm thành phố với các hoạt động thương mại nhộn nhịp tại phố Tàu. Nhà thờ cùng với chợ Rồng, chùa Vọng Cung và đền Voi Phục thành khu vực Phố Cổ của thành phố Nam Định.

Địa điểm linh thiêng,cổ kính,quảng trường rộng nơi ngự của tượng Đức Mẹ Maria đầy ơn phúc.Nơi du khách có thể thoải mái chụp những bức hình đẹp làm kỷ niệm khi đến với Nam Định.Ngoài ra bất cứ ai cũng có thể đến xin ơn cùng Đức Mẹ.Phúc cho những ai không thấy mà tin!

Nằm ngay trong lòng thành phố, nhà thờ lớn Nam Định sừng sững với vẻ đẹp thanh lịch, nền nã. Mặt tiền ấn tượng từ các bức vẽ trên tường tạo tổng thể một bức tranh hài hòa, lặng lẽ mà tinh tế.

Nhà thờ nằm ngay khu trung tâm thành phố Nam Định, có vẻ ngoài cổ kính. Phía trước có khuôn viên rộng và tượng, khách có thể cầu nguyện cả trong và ngoài đều được.

Nhà Thờ Lớn TP.Nam Định
Được xây dựng cách đây 120 năm [năm 1895], Nhà thờ Lớn Nam Định mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp với sự đơn giản, khoẻ khoắn nhưng không kém phần tinh tế. Toạ lạc trên bến Đò Quan, mặt chính của nhà thờ quay ra phố Trần Hưng Đạo – con phố trung tâm của Thành Nam. Phía trước nhà thờ là một quảng trường rộng, có bồn hoa, tượng đài Đức Mẹ Maria bằng kim loại, sân hành lễ và đường kiệu. Nhà thờ tuy không quá lớn nhưng luôn mang dáng vẻ uy nghi vững chãi, và từ lâu đã được coi như trung tâm của đạo Thiên Chúa tại TP Nam Định, là nơi luôn tổ chức các ngày lễ lớn. Đến với Nam Định, bạn không thể không ghé thăm ngôi Thánh Đường cổ kính này.

Nhà thờ nhỏ xinh, đi lễ muộn được dự lễ ngoài sân rất mát

Nhà thờ với bề dày lịch sử 125 năm. Những đường nét kiến trúc thửa ban đầu còn được giữ lại khá hoàn chỉnh.

Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được người dân Nam Định quen gọi là Nhà thờ Lớn cho dù đây không phải là nhà thờ chính tòa, cũng không phải là vương cung thánh đường, tọa lạc tại số 16 phố Hai Bà Trưng, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định. Đây là nhà thờ của giáo xứ Nam Định thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, nên cũng được coi là trung tâm tín ngưỡng Công giáo của thành phố Nam Định, cùng với Nhà thờ Khoái Đồng thuộc Giáo phận Bùi Chu.

Chùa Cổ Lễ

868 đánh giá
Địa chỉ: Cổ Lễ,Trực Ninh,Nam Định 420000,Việt Nam
Website: https://chuacole.business.site/

“Dù ai buôn bán trăm nghề/Mười tư tháng Chín thì về hội Ông” là câu ca nói về lễ hội chùa Cổ Lễ [tên chữ là Quang Thần tự]. Tọa lạc tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, chùa Cổ Lễ được xây dựng từ thế kỷ XII, một di tích lịch sử – văn hoá đặc biệt cấp quốc gia, thắng cảnh nổi tiếng của vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Lễ hội chùa Cổ Lễ năm nay diễn ra từ ngày 13- 15 tháng 9 âm lịch với các hoạt động văn hóa tín ngưỡng truyền thống: lễ rước tổ của 5 cửa họ làng Cổ Lễ lên chùa, lễ bơi chải truyền thống, các tiết mục diễn xướng tâm kinh và trò chơi dân gian…

Nằm cách thành phố Nam Định trường 20 cây ngay sát đường quốc lộ 21A, Chùa  Cổ Linh do thiền sư Thích Minh Không xây dựng từ thời Lý, là di tích lịch sử quốc gia cấp đặc biệt. Khuôn viên rộng, nhiều hạn mục độc đáo: tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 32 m, có 8 mặt, dựng năm 1927; chuông Đại Hồng Chung nặng 9000 kg cao 4,2 m, đường kính 2,2 m, thành dày 8 cm nằm giữa hồ; chiếc cầu cuốn cong 3 nhịp...
Đến vào tháng 3, trong chùa có 1 cây hoa gạo nở đỏ rực. Điểm đặc biệt của cây gạo này là có một cành bồ đề xanh sống trên thân nó. Nên nhìn thấy cây gạo có hai phần xanh đỏ phân biệt rất đẹp.
Chùa cổ kính, tôn nghiêm là điểm du lịch tâm linh đáng trải nghiệm.

Ngôi chùa lâu đời tại Nam Định, Chùa Cổ Lễ thờ Phật và Thiền sư Nguyễn Minh Không - Đức Thánh tổ có công khởi dựng chùa vào thời Lý [thế kỷ XII].
“Dù ai buôn bán trăm nghề/ Mười tư tháng Chín thì về hội Ông” - Đó là câu ca truyền miệng của người dân trong vùng nói về lễ hội Chùa Cổ Lễ. Hàng năm, nhằm ngày 14/9 âm lịch ở đây có lễ hội rất náo nhiệt, thường có trò đua thuyền.

Theo bảng giới thiệu trong chùa, thì chùa Cổ Lễ nguyên được xây dựng từ thời Lý Thần Tông, do quốc sư Nguyễn Minh Không sáng lập để thờ phật. Chùa đầu tiên bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ. Tuy nhiên chùa ban đầu này đã bị đổ nát. Năm 1902, sư Phạm Quang Tuyên về trụ trì, cho thiết kế và xây dựng lại chùa theo kiến trúc Nhất Thốc Lâu đài với những yếu tố kiến trúc gô-tích giống như các nhà thờ Công giáo có khá nhiều ở khu vực lân cận. Sau đó, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Vật liệu xây dựng là gạch, vôi vữa, mật mía, giấy bản tạo nên độ cố kết vững bền của toàn bộ kiến trúc ngôi chùa.

Điểm đáng đến. Một ngôi chùa cổ mang nhiều bút tích về lịch sử, kiến trúc. Nơi có quả chuông đồng 9 tấn nổi tiếng.

Chùa Cổ Lễ nằm ở Trực Ninh, Nam Định. Đây là một ngôi chùa với kiến trúc rất đẹp, pha lẫn nét đẹp của kiến trúc Việt Nam, lại có nét gì đó rất Tây.
Trước chùa là tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, rồi tới cây cầu bắc qua hồ Chu Tích. Sau khi đi qua cầu sẽ tới chùa Trình đầu tiên, qua chùa Trình sẽ có một hồ nước có quả chuông Đại Hồng Chung rất đẹp. Hai bên hồ là hai cây cầu dẫn tới chùa Thần Quang.
Thực sự đây là một ngôi chùa rất đẹp, chỉ đi 1 lần là sẽ bị ấn tượng. Hi vọng lần sau tới đây vào đúng dịp để được vào chùa cúng vái chứ không chỉ được đi xem xung quanh chùa.

Nơi tâm linh phật giáo tuyêt vời. Thanh thản bình yên. Hội chùa được tổ chức vào 15.9 âm lịch hàng năm

Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến trúc đạo Phật và tín ngưỡng Việt Nam mang các yếu tố kiến trúc gô-tích ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, ngay sát quốc lộ 21A. Trong chùa có quả chuông Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam được Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936.

Theo bảng giới thiệu trong chùa, thì chùa Cổ Lễ nguyên được xây dựng từ thời Lý Thần Tông, do quốc sư Nguyễn Minh Không sáng lập để thờ phật. Chùa đầu tiên bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ. Tuy nhiên chùa ban đầu này đã bị đổ nát. Năm 1902, sư Phạm Quang Tuyên về trụ trì, cho thiết kế và xây dựng lại chùa theo kiến trúc Nhất Thốc Lâu đài với những yếu tố kiến trúc gô-tích giống như các nhà thờ Công giáo có khá nhiều ở khu vực lân cận. Sau đó, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Vật liệu xây dựng là gạch, vôi vữa, mật mía, giấy bản tạo nên độ cố kết vững bền của toàn bộ kiến trúc ngôi chùa.

Nguồn: wikipedia

Chợ Viềng

729 đánh giá
Địa chỉ: Đ. Vàng,Nam Giang,Nam Trực,Nam Định 424618, Việt Nam
Liên lạc: 0943543042

Là phiên chợ đầu xuân năm mới ngày 08 - giêng âm lịch cả năm với có một phiên có bán đầy đủ các mặt hàng. Không thiếu thứ gì.

Điểm du lịch độc đáo mỗi dịp tết đến
Chợ họp 1 lần duy nhất trong năm vào đêm mùng 7 và sáng mùng 8 hàng năm
Với mục đích mua may bán rủi
Trao đổi các loại cây cảnh và nông cụ phục vụ nông nghiệp cũng như các loại đồ cổ
Các bạn có thể xem ảnh mình đăng để cảm nhận và biết rõ hơn về các sản phẩm được bán ở đây nhé
À nếu đam mê ẩm thực bạn có thể thưởng thức phở bò nam định nhé

Địa điểm nổi tiếng của Nam Định, nét văn hoá của người dân Nam định

Đông và rất đông.

Nam định có hai chợ Viềng, Nam giang và Phủ giầy [ còn gọi là chợ Phủ].

Chợ Viềng mở từ chiều mùng sáu tới tối mùng tám. Bán chủ yếu cây cảnh, nông cụ, đồ cổ, thịt bò…

Xưa đi chợ mua đồ cũ lấy may, nay đi chợ mua cây lấy may, nhà nông đi sắm nông cụ, người không mua gì làm can thịt bò về khai xuân, giới chơi đồ cổ đi săn đồ cổ.

Chưa ở đâu không khí mua bán, chơi, bàn tán đồ cổ lại nhiều như ở Nam định.

Nhìn chợ đồ cổ Lê công kiều ở Sài gòn ngày một đìu hiu, thì biết sau nay ngành đồ cổ cũng đi vào ngõ cụt.

Khi mà các vật dung tân tiến dần chiếm hết đầu óc ta, khi mà không gian ảo còn quan trọng hơn không gian thật, thì đồ kim cũng giảm giá, nữa gì đồ cổ?

Người Nam định chuộng đồ cổ bậc nhất, vì hầu như là một thành phố bị bỏ quên bởi các con đường cao tốc, các khu công nghiệp và một nền thương nghiệp, dịch vụ đang phát triển.

Đồ cổ để sưu tầm, để trao đổi trong một giới nhỏ thì còn quý. Khi dân chúng tràn lan săn đồ cổ, đi đâu cũng phải sập gụ tủ chè, phản gỗ lim, đĩa chén cổ thì chỉ có giam hãm tâm hồn mình vào mấy thứ bụi thời gian đấy thôi.

Chỉ là còn được giá.

Một nét văn hoá riêng có mỗi dịp tết đến xuân về !!!
Chợ Viềng năm có một phiên
Để cho trai gái tốn tiền trầu cau.

chợ viềng đông vui, nhiều người , bạn nên đi xe máy đến gần chợ rồi gửi xe trong ngõ thì sẽ tiện hơn cho việc đi lại

Chợ Viềng, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, năm họp chỉ có một phiên, đến hẹn lại lên cứ vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch người dân địa phương và du khách khắp nơi lại nô nức về Chợ Viềng.
Chợ Viềng là phiên chợ cầu may, mua bán ở đây không mặc cả, là một hiện tượng khá lạ, giàu ý nghĩa văn hóa.Ai đó đến với Chợ Viềng, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực đều có một ý niệm mua lấy may, bán lấy may, ăn lấy may, chơi cũng lấy may và như vậy người bán được hàng và khách chơi chợ ai cũng muốn mua được thứ gì đó. Bởi lẽ đó, người bán không nói thách, người mua không mặc cả, nếu “băn khoăn” về giá cả sẽ mất đi sự “linh thiêng”.Thực hiện được ý niệm này, người bán, người mua cả năm sẽ được “tấn tài, tấn lộc”. Bên cạnh ý nghĩa của phiên Chợ, chợ Viềng còn mang sắc thái “hội xuân” bởi đến với Chợ Viềng thị trấn Nam Giang huyện Nam Trực du khách được tham dự vào các trò chơi dân gian, các môn nghệ thuật truyền thống như: Chọi gà, đánh đu, cờ người, cờ tướng, đấu vật, múa rối cạn, rối nước, xin chữ, tò he,…Những sắc thái văn hóa đầy giá trị nhân văn về đời sống tinh thần của cư dân nông nghiệp.

Một năm chỉ có 1 lần vào đêm mồng 7 tết. Ý nghĩa mua may bán rủi. Tổ chức tốt. Có cơ hội nên đến.

Cầu ngói Hải Anh

476 đánh giá
Địa chỉ: 67GC+F6C,Hải Anh,Hải Hậu,Nam Định, Việt Nam
Liên lạc: 0962323588

Cây cầu làm tôi nhớ tới cầu Nhật Bản ở Hội An, với nhiều nét tương đồng như thể anh chị em một nhà.

Cầu được xây dựng theo kiểu kiến trúc Thương gia hạ kiều, tức trên là nhà, dưới là cầu và được bắc ngang qua một con sông.
Hai bên mặt tiền cầu được thiết kế, trang trí giống nhau với tông màu vàng nổi bật.

Cầu ngói chợ Lương là một trong 3 cây cây cầu ngói cổ xưa đẹp nhất Việt Nam còn giữ nguyên được dáng vẻ ban đầu, đã được Nhà nước công nhận là di tích kiến trúc lịch sử từ năm 1990 và trở thành biểu tượng văn hóa riêng của xã Hải Anh.
Về Hải Hậu thì nhất định nên ghé qua đây check in bạn nhé.

Cây cầu ngói nổi tiếng trong câu ca dao: Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương/Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề, là cây cầu ngói bắc qua sông Trung Giang, nay thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Ban đầu xây dựng cây cầu Ngói chỉ lợp cỏ. Sau nhiều đợt trùng tu cầu được lợp ngói. Hai đợt trùng tu lớn nhất vào 1922 và 2011. Hiện nay, cầu Ngói vẫn giữ phong cách kiến trúc thế kỉ 17 và trở thành một trong những cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam hiện nay.

Thiết kế giống như chùa cầu Hội An nhưng mới hơn.

Đây là khu di tích được xếp hạng quốc gia, một trong những địa điểm tham quan mang tính lịch sử của người dân Hải Hậu. Kiến trúc đặc biệt kết hợp cầu và mái ngói cổ xưa, mang đậm dấu ấn của miền đất vượt của Hải Anh, Hải Hậu. Điểm đến thú vị dành cho những ai quan tâm về lịch sử !

Cầu vẫn giữ được nét cổ kính

Cầu ngói chợ Lương thuộc xã Hải Anh huyện Hải Hậu Nam Định. Là cây cầu bắc qua sông Trung Giang. Cây cầu giữ kiến trúc thế kỉ 17 và là cây cầu Ngói đẹp nhất Việt Nam.

Thượng gia hạ kiều, hay cầu ngói Hải Anh ở Hải Hậu rất cổ kính và đẹp . Cầu có lịch sử hơn 500 năm và là một trong ba cây cầu ngói cổ nhất Việt Nam.

Cầu ngói Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định

Còn gọi là Cầu Ngói Chợ Lương cùng với cầu Thanh Toàn [Huế], Cầu Chùa [Hội An] đã được chọn là 3 cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam, được phát hành tem năm 2012. Trong 3 cây cầu ngói này, thì cây Cầu Ngói Chợ Lương có dáng dấp thuần Việt nhất với những đường cong và họa tiết đục trạm thật tinh xảo theo lối nhà cổ đồng bằng Bắc Bộ.
Cầu xây dựng từ thế kỷ 14, bắc qua sông Trung Giang, một con sông nhỏ chạy dọc theo xã Hải Anh, huyện Hải Hậu.
Cầu có 9 gian được dựng trên 18 cột đá vuông. Phía trên cột đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ dầm cầu và nâng sàn cầu. Sàn cầu lam bằng gỗ lim, rộng 2m. Mái cầu lợp ngói vảy rồng, có hình dáng cong cong tựa như mình rồng đang uốn khúc.

Cầu Điện Biên

250 đánh giá
Địa chỉ: 877C+452, Cầu Điện Biên,TT. Cổ Lễ,Trực Ninh,Nam Định, Việt Nam
Liên lạc: 0918177525

Chợ Giá

212 đánh giá
Địa chỉ: ĐT488B,Trự Đạo,Trực Ninh,Nam Định, Việt Nam

Chợ xuống cấp quá, cần được tu bổ xây dựng mới, lần đầu đến chợ thấy an ninh tốt vé chợ 2k người coi xe nhiệt tình thân thiện

Chợ lớn nhất huyện Trực Ninh, chợ mở hàng ngày với các sản phẩm thiết yếu ngoài ra chợ phiên chính vào các ngày 3,8,13,18,23,28 trong đó chợ 28 tết là chợ tết của năm qui tụ hàng hóa của cả tỉnh và các tỉnh lân cận.

Chợ Giá họp các ngày 5/8/13/18... Rất đông đúc tấp nập người mua bán, quần áo hoa quả đồ thờ cúng, đồ ăn như thịt chó thui nguyên con bán cũng nhiều, quán cắt tóc, hiệu vàng ...

Chợ có xây như không họp, buôn bán tràn lan ngoài đường.

Bán đồ ngon rẻ, mổi tội hoạt động ít ngày quá. Tháng có 6 lần

Là chợ truyền thống của người dân khu vực huyện Trực Ninh từ xa xưa, Chợ họp các ngày 3, 8 âm lịch của tháng. Phiên chợ lớn nhất năm là phiên chợ Tết ngày 28 tháng 12 Âm lịch.
Được coi như chợ đầu mối của người dân khu vực các địa bàn Trực Đạo, Trực Cát, Trực Thanh... Chợ bán nhiều loại nông sản, rau củ quả, con giống, đồ dùng gia dụng.....
Giá cả rất phải chăng, nhiều loại hàng nông sản đặc biệt tươi, ngon. Bán hàng thân thiện và gần gũi...

Thật tuyệt vời khi đến chợ những xạp thịt chó thịt mèo xếp hàng dài người mua tấp nập

Chợ phiên. Chợ chính vào buổi sáng một số ngày trong tháng. Buổi chiều cũng có họp chợ nhưng bán ít rau và thịt cá là chủ yếu

Đền thánh Đức Mẹ Mân Côi

118 đánh giá
Địa chỉ: Trực Phú,Trực Ninh,Nam Định,Việt Nam
Website: https://www.facebook.com/denthanhninhcuong/

-Đền thánh đức mẹ ninh cường
-Thuộc thị trấn ninh cường - trực ninh -nam định
-Nhà thờ rất to và đẹp uy nghi...

Hình ảnh cửa hàng

Con có ghé thăm nơi đất thánh Ninh Cường lần 2, và đây là dịp Noel. Nơi thánh đường được trang trí rất lộng lẫy sáng rực rỡ, như tỏ lòng sốt sắng dịp Mừng Chúa Giáng Sinh, rất đẹp

Tôn nghiêm,lòng thanh thản tách khỏi thế giới bên ngoài

Có nhà cổ hồi xưa rất ý nghĩa :3

Ngôi thánh đường cô với bề dài lịch sử với nhưng kiên trúc bằng gỗ lớn và đọc đáo !

Đền Thánh nhỏ xinh rất trang nghiêm

Đền thánh mình ngày xưa hay đến chơi dịp Giáng Sinh,noen với lũ bạn.Đẹp!đáng nhớ

Chợ Đền

105 đánh giá
Địa chỉ: 7643+PVM, Unnamed Road,Trực Hưng,Trực Ninh,Nam Định, Việt Nam

Perfetti Van Melle [Việt Nam] là 1 trong 35 công ty con của tập đoàn Perfetti Van Melle- tập đoàn sản xuất kẹo hàng đầu thế giới, có trụ sở đặt tại Lainate [Italia] và Breda [Hà Lan]
Nhân viên làm việc đúng tác phong công ngiệp. Kiểm hàng kĩ càng

Công ty chuyên sản phẩm về kẹo ngậm và kẹo nhai, thích hợp cho bạn nào đam mê về kẹo, công ty làm ca, môi trường làm việc sạch sẽ, giờ giấc ok, khổ nỗi ít tăng ca.

Cty mình từng làm: lương cao, môi trường làm việc sạch sẽ, chế độ phúc lợi ok. Năm 2018 mình siêng tăng ca 1 tháng đã hơn 12 tr.[ mình chỉ là công nhân chạy máy bình thường thôi]
Bạn nào muốn vô thì chờ pv và chờ nhận việc hơi lâu đấy, có khi phải chờ cả tháng

Cty sản xuất bánh kẹo.. Lương cb cao...

Mình đi phỏng vấn làm công nhân mà anh quản lý sx bước vô phòng không chào hỏi giới thiệu cơ bản về bản thân, khi phỏng vấn thì không tập trung, vừa pv vừa làm việc trên laptop. Công ty chưa đào tạo kỹ năng phỏng vấn cho sup/leader thì liệu nhân viên có cơ hội được phát triển bản thân và nghề nghiệp như tờ rơi treo ngoài cổng không? Hình ảnh công ty Châu âu này trong mắt mình không còn lung linh như xưa nữa ...đáng tiếc

Lợi dụng nhân viên nhiều , không thuê nổi cái kho cho nhân viên để hàng , cmt khó nghe thì xoá của người ta , lương thì thua người ta làm ráng , sdt của khâu quản lí thì không công khai , bắt nhân viên đi họp suốt , mờ ám quá !

Em muốn liên hệ để chào một số sản phẩm bồn composite hoặc tháp xử lý mùi thì liên hệ với ai được ạ?

đã nộp hồ sơ và chờ đợi trong nửa tháng mà vẫn chưa được gọi đến phỏng vấn .nhưng vẫn quyết tâm chờ đợi trong mỏi mòn

Đền Cố Trạch

62 đánh giá
Địa chỉ: F549+G6W, Trần Thừa,Lộc Vượng,TP. Nam Định,Nam Định, Việt Nam

Đền thờ rất linh thiêng, cảnh quan sạch đẹp. 1 di tích lịch sử rất đáng để du khách thập phương về chiêm bái.

Nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương, một trong những Tứ Bất tử của đất nước Việt Nam ta và một trong 10 tướng tài của nhân loại, với chiến công lãnh đạo quân đội nhà Trần xây dựng đất nước và 3 lần đánh tan quân xâm lược từ phương bắc.

Đền Cố Trạch nằm cách quốc lộ 10 khoảng 300 m, thuộc địa phận xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, thờ Đức thánh Trần: Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông cùng với vua Quang Trung, đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là danh tướng. Ngôi đền này nằm sát với đền Trần thờ các vua nhà Trần, cùng chung hàng cây lưu niên, hàng tường bao, cửa vào, sân gạch, hồ sen với 6 con rồng đá trườn xuống nước như sắp vẫy vùng. Được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đến năm 1962, đền Cố Trạch được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp nhà nước.

Cố Trạch có nghĩa là nhà cũ. Tục truyền vào giữa thế kỷ XIX, nhân dân đào được trên đất đền hiện nay một phần bia ghi rõ là đất ở nhà cũ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Bước chân vào đền, du khách sẽ gặp ngay ở cung đệ nhất bức đại tự khắc gỗ năm Đinh Dậu [1897]. Trên đó ghi Hưng Đạo Thân Vương Cố Trạch, nghĩa là nhà cũ của Hưng Đạo Vương. Qua cung đệ nhất, đến cung đệ nhị, khách sẽ gặp vật báu có một không hai. Đó là bộ cánh cửa gỗ. Khi khép lại nó tạo thành những bức tranh lịch sử liên hoàn chạm khắc tỷ mỉ, công phu. Mỗi cánh cửa mở ra là một sự kiện, một nhân vật lịch sử của thời Trần hiện về. Từ hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt đến cảnh Trần Thái Tông lên ngôi hoàng đế. Rồi các Hội nghị Diên Hồng, Hội nghị Bình Than, trận Chương Dương-Hàm Tử, trận Bạch Đằng Giang nổi tiếng, cảnh Thoát Hoan chui ống đồng tháo chạy hiện lên sinh động qua bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của các nghệ nhân.

Sau hai cung là khu Tại Thiên hương. Hưng Đạo Vương và các quan văn, võ được thiết kế thờ trong không gian không có mái che để trời đất hòa tụ. Tòa Tiền Đường có ban thờ, bài vị 3 vị danh tướng có công trong chống giặc Nguyên Mông là Nguyễn Chế Nghĩa, Phạm Ngũ Lão, Phạm Ngộ.

Hè qua thu tới, về với mảnh đất Thiên Trường, dự lễ hội Trần, du khách sẽ có dịp bước vào thế giới lịch sử, được sống lại với hào khí Đông A trong 3 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông của dân tộc.

Khu di tích lịch sử tín ngưỡng khung cảnh cổ kính đường vào rộng rãi khu đỗ xe an toàn. Đôi khi có tổ chức cúng lễ theo ghi thức truyền thống.

Ngày 15 âm tháng 1 hàng năm là ngày khai ấn đền trần bạn nên đến xin ấn vua trần vì ấn đây tương truyền ấn vua đền trần là lệnh vua ban cho con dân làm ăn trong 1 năm

Đền Cố Trạch nằm phía Đông của đền Thiên Trường. Nhìn từ sân, là bên phải đền Thiên Trường. Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894. Theo bia Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi ký, thì lúc tu sửa đền Thiên Trường năm 21 đời Tự Đức [năm 1868], người ta đào thấy ở phía Đông đền Thiên Trường một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch [nhà cũ của Hưng Đạo thân vương]. Do đó khi xây đền này vào năm 1894 khánh thành vào năm 1895, đền được đặt tên là Cố Trạch Từ [đền nhà cũ]. Đền Hạ là tên thường gọi.
Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo, đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.
Thiêu hương [kinh đàn] là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan võ.
Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị văn thần triều Trần.
Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần.
Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân.
Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo và vợ [công chúa Thiên Thành], của 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần Hưng Đạo, của con gái và con rể [Phạm Ngũ Lão].
[Nguồn: nguoikesu.com]

Kỷ niệm Xuân Nhâm Dần 2022

Di tích đang để đi

Trường THPT Lê Quý Đôn

43 đánh giá
Địa chỉ: 877C+QVV,TT. Cổ Lễ,Trực Ninh,Nam Định, Việt Nam

Cầu Trực Ninh

11 đánh giá
Địa chỉ: 66HG+F29,Unnamed Road,Trực Ninh,Nam Định, Việt Nam

Rác nhiều

Tốt

Good

[Bản dịch tự động của Google]
Tốt

Làng Cổ Dịch Diệp

5 đánh giá
Địa chỉ: ĐT487,Trực Chính,Trực Ninh,Nam Định 425120, Việt Nam
Liên lạc: 0974417236

Phong quang sạch sẽ. Nếp sống văn minh.

Quê ta

Làng dệt rất nhiều nét cổ kính

Làng quê êm đềm

Vườn hoa Thanh Nghị

2 đánh giá
Địa chỉ: 87FR+RGF, Unnamed Road,Phương Định,Trực Ninh,Nam Định, Việt Nam
Liên lạc: 0915440253

Nam Lạng Garden

Địa chỉ: 77FJ+5HQ,Xóm Đá,Trực Ninh,Nam Định, Việt Nam

Seven AE

Địa chỉ: 5696+W5P,Trự Cường,Trực Ninh,Nam Định, Việt Nam
Liên lạc: 0972299697

Trực đạo trực ninh nam định

Địa chỉ: 77F2+2WV,Trự Đạo,Trực Ninh,Nam Định, Việt Nam

Trực Mỹ

Địa chỉ: Trực Ninh,Nam Định,Việt Nam

Dịch Diệp

Địa chỉ: Trực Chính,Trực Ninh,Nam Định,Việt Nam

Trung Lao

Địa chỉ: Trung Đông,Trực Ninh,Nam Định,Việt Nam

Chủ Đề