Top 100 khối a đại học năm 2022

Top 100 khối a đại học năm 2022

Dù nhiều phương thức xét tuyển nhưng điều kiện để trúng tuyển đại học là thí sinh phải tốt nghiệp THPT - Ảnh: NHƯ HÙNG

Hầu hết các trường đều sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau như xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, xét học bạ THPT và các phương thức kết hợp khác.

Hơn 10 phương thức

Hiện có đến hơn 10 phương thức xét tuyển sẽ được các trường sử dụng trong mùa tuyển sinh năm nay, trong đó không ít trường đồng thời áp dụng đến 7 phương thức bằng xét tuyển và tổ chức thi tuyển. Do đó, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của các trường để có thể lựa chọn phương thức phù hợp, tăng cơ hội trúng tuyển.

Các phương thức xét tuyển đã được các trường công bố, gồm:

1. Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD-ĐT và quy định của trường.

2. Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM (xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT năm 2022; xét tuyển học sinh của 83 trường chuyên, năng khiếu của các trường đại học thuộc các tỉnh, thành trên toàn quốc; học sinh của 66 trường THPT).

3. Xét tuyển học sinh giỏi.

4. Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

5. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội); kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội; kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

6. Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ) theo tổ hợp môn.

7. Xét tuyển học lực kết hợp phỏng vấn.

8. Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

9. Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài.

10. Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi quốc tế.

11. Xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp với kết quả học tập 3 năm THPT.

12. Xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế.

13. Xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung tích lũy của thí sinh tốt nghiệp đại học.

14. Nhiều trường ĐH khác áp dụng phương thức xét tuyển từ học bạ, từ kết quả thi THPT, kết hợp thi tuyển các môn năng khiếu…

Dùng kết quả thi năm 2022

Có thể thấy các trường đại học ngày càng đa dạng phương thức tuyển sinh, giảm phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Phần lớn các trường không thay đổi nhiều về các phương thức xét tuyển so với năm trước. Tuy nhiên, tỉ lệ chỉ tiêu giữa các phương thức đã có sự thay đổi rõ rệt ở một số trường.

Do các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, trong khi tổng chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của trường không biến động nhiều nên chỉ tiêu dành cho các phương thức được chia theo tỉ lệ khác nhau trong tổng chỉ tiêu chung.

Trong đó, với phương thức xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực, các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM liên tục tăng dần tỉ lệ chỉ tiêu tuyển sinh từ phương thức này. Năm nay, Trường ĐH Khoa học tự nhiên dành đến 70% xét kết quả thi năng lực, Trường ĐH Kinh tế - luật đến 60%, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn đến 50%...

Thí sinh cũng cần lưu ý đối với phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực hiện nay các trường đều chỉ sử dụng kết quả thi của năm tuyển sinh, không chấp nhận kết quả thi các năm trước đó (ví dụ năm 2022 chỉ sử dụng kết quả thi của năm 2022). Tuy nhiên thí sinh có thể dự thi năng lực hơn 1 đợt chọn kết quả tốt nhất dùng để đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

Tương tự, đối với xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, các trường không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi THPT, THPT quốc gia các năm trước để tuyển sinh.

Chỉ trúng tuyển bằng một phương thức

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - quyền hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - lưu ý đối với xét tuyển học bạ, có trường chỉ xét học sinh trường chuyên tốp 100 hoặc tốp 200. 

"Thí sinh cần tìm hiểu trường mình thuộc tốp nào để nộp hồ sơ xét tuyển cho chính xác, nếu trường không nằm trong tốp này mà thí sinh đăng ký xét tuyển sẽ không hợp lệ. Ngoài ra, còn có nhiều trường không phân biệt trường chuyên hay không chuyên đối với xét tuyển bằng học bạ" - thầy Hùng cho hay.

ThS Nguyễn Hải Trường An - giám đốc Trung tâm truyền thông và tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết do có nhiều phương thức xét tuyển nên số chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ bị cắt giảm dẫn đến điểm chuẩn của phương thức này khá cao, dẫn đến việc nhiều thí sinh điểm khá cao nhưng vẫn rớt.

"Thí sinh trúng tuyển, nhập học bằng phương thức nào cũng sẽ học tập cùng với các thí sinh trúng tuyển bằng những phương thức khác. Vì vậy nếu đã trúng tuyển vào ngành mình yêu thích ở bất kỳ phương thức nào hãy nên xác nhận nhập học sớm", cô An khuyên.

Phải nộp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đúng quy định

Năm 2021, một thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức có kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vào Trường ĐH Y dược TP.HCM, có kết quả xét tuyển đủ điểm đậu vào trường nhưng lại không có tên trong danh sách vì thiếu chứng chỉ tiếng Anh.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - trưởng phòng đào tạo nhà trường - lưu ý: "Theo quy định, thí sinh đăng ký xét tuyển phương thức có kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phải nộp chứng chỉ về cho trường trong đúng thời gian quy định ở vòng sơ tuyển. Sau khi qua vòng sơ tuyển thí sinh mới đủ điều kiện đưa vào vòng lọc ảo toàn quốc trên hệ thống và phải đạt điểm chuẩn mới được công nhận trúng tuyển".

Kỳ thi tốt nghiệp THPT (trước năm 2020 gọi là kỳ thi THPT quốc gia) luôn là kỳ thi đặc biệt quan trọng, phản ánh khá chính xác và toàn diện chất lượng giáo dục thực chất của các tỉnh, thành phố toàn quốc đối với một thế hệ học sinh sau 12 năm đèn sách. Kết quả kỳ thi còn thể hiện chất lượng giáo dục đại trà và một phần giáo dục mũi nhọn của các địa phương.

Buổi ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Yên Phong.

Gần đây nhất, năm 2021, toàn tỉnh có hơn 16.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99%. Điểm bình quân các môn thi đạt 6,527 điểm, xếp thứ 19 toàn quốc (tăng 7 bậc so với năm 2020). Trong đó điểm môn Vật lý xếp thứ 1 toàn quốc, môn Toán xếp thứ 8 toàn quốc; toàn tỉnh có 776 lượt thí sinh đạt 27 điểm trở lên theo khối thi Đại học (năm 2020 là 424 lượt); 124 lượt thí sinh đạt 28 điểm trở lên trong đó 4 thí sinh đạt 29 điểm trở lên; 27 thí sinh trong tốp 100 thí sinh có điểm thi cao nhất toàn quốc ở các khối thi, xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố… Năm 2021, trong điều kiện học sinh Bắc Ninh phải nghỉ học dài ngày để phòng, chống dịch COVID-19 thì đây thực sự là kết quả nổi bật đáng ghi nhận của ngành GD-ĐT tỉnh. Tuy nhiên, ngoài những môn thế mạnh, Sở GD-ĐT Bắc Ninh cũng thẳng thắn nhìn nhận hạn chế, đó là điểm bình quân một số môn, điển hình nhất là môn Sinh học rất thấp, năm 2021 xếp thứ 61/63 tỉnh, thành phố toàn quốc. Nguyên nhân được cho là năm học 2020-2021, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, học sinh Bắc Ninh phải nghỉ dài ngày, việc học chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến nên hiệu quả thấp; nhiều trường khó khăn trong phân nhóm học sinh theo khối thi dẫn đến việc học ôn môn Sinh học cũng kém hiệu quả. Mặt khác, học sinh Bắc Ninh (có thể do phụ huynh định hướng, nên thực dụng hơn?) ít chọn môn Sinh để xét tuyển theo khối thi (khối B gồm Toán, Hóa, Sinh học) vào Đại học… Để khắc phục, ngay từ đầu năm học 2021-2022, Sở GD-ĐT đã triệu tập các trường THPT bàn sâu các giải pháp nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 với môn Sinh học. Hy vọng điểm môn thi này sẽ có nhiều chuyển biến trong mùa thi năm 2022. Năm 2022, toàn tỉnh có hơn 15.500 học sinh khối 12 tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Một trong những mục tiêu quan trọng xuyên suốt hướng tới của ngành GD-ĐT Bắc Ninh là phấn đấu nâng vị trí trong bảng xếp hạng điểm bình quân các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT, ngay từ đầu năm học 2021-2022, các trường THPT đã xây dựng kế hoạch ôn tập đáp ứng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 trong đó đặc biệt chú trọng công tác phân công chuyên môn, ưu tiên giáo viên có chuyên môn và giàu kinh nghiệm dạy khối 12. Xây dựng kế hoạch ôn tập phù hợp với từng nhóm đối tượng; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phân loại các nhóm học sinh. Chỉ đạo giáo viên dựa vào ma trận, cấu trúc đề thi của Bộ GD-ĐT, các tổ/nhóm chuyên môn xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề thi bám sát cấu trúc. Dựa trên kết quả kiểm tra định kỳ, tập huấn, thi thử của Sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục sẽ điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh được thực chất hơn. Đáng chú ý, mùa tuyển sinh Đại học năm 2022, nhiều trường Đại học tốp trên sẽ thay đổi phương án tuyển sinh, nổi bật là giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, chú trọng mở rộng phương thức tuyển sinh bằng kỳ thi đánh giá năng lực riêng của nhà trường. Để đón đầu xu thế, nhiều trường THPT của tỉnh cũng đã mạnh dạn tổ chức, hướng dẫn, khuyến khích học sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đối với học sinh lớp 12 theo cấu trúc và mô hình của Đại học Quốc gia Hà Nội, làm tiền đề cho khâu tuyển sinh vào các trường Đại học mùa tuyển sinh năm 2022. Năm học 2021-2022, mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng nhờ nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, ngành GD-ĐT Bắc Ninh đã tận dụng tốt thời gian vàng cho học sinh các cấp nói chung và học sinh khối 12 được học trực tiếp ở trường. Từ 28-2, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các trường Tiểu học và THCS của tỉnh chuyển trạng thái từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến. Riêng khối THPT, do phần lớn giáo viên và học sinh đều được tiêm từ 2 đến 3 mũi vắc xin nên vẫn linh hoạt tổ chức dạy học trực tiếp (có thể kết hợp trực tuyến). Sở GD-ĐT cũng đang nghiên cứu, cân nhắc để tới đây khi dịch được kiểm soát tốt hơn, có thể cho học sinh khối 12 được học 2 buổi trực tiếp/ngày nhằm nâng cao chất lượng học tập, đáp ứng tốt yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học năm 2022.

Năm 2022, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu ngành GD-ĐT phải nỗ lực vượt khó, phấn đấu nâng vị trí bảng xếp hạng điểm thi tốt nghiệp THPT lên thứ 15/63 tỉnh, thành phố toàn quốc, một số môn trong tốp đầu toàn quốc…

Trọng Khánh