Top 10 canh lo hang cua nami nxx năm 2024

Để bảo đảm môi trường chăm sóc y tế an toàn cho bệnh nhân, khách hàng và nhân viên khi đến thăm khám, chăm sóc sức khỏe và làm việc tại Victoria Healthcare trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Chúng tôi xin được thông báo chính thức áp dụng quy trình sàng lọc y tế và kiểm soát nhiễm khuẩn tại phòng khám trong suốt thời gian hoạt động.

Theo đó, quý khách hàng và toàn thể nhân viên Victoria Healthcare sẽ được yêu cầu vệ sinh sát khuẩn tay, đeo khẩu trang nếu có triệu chứng hô hấp [sốt, ho, hắt hơi, khó thở…] và sàng lọc y tế tại trạm bên ngoài trước khi vào phòng khám.

Các bước sàng lọc được tiến hành như sau: 1. Khách hàng, bệnh nhân sẽ được hỏi thăm về tiền sử du lịch nước ngoài trong 14 ngày qua.[đến và/hoặc quá cảnh] tại những quốc gia/ vùng lãnh thổ dang có dịch bệnh] 2. Khách hàng sẽ được kiểm tra nhiệt độ cơ thể và các triệu chứng hô hấp [ho/hắt hơi/khó thở…]

Quy trình thăm khám sau bước sàng lọc ban đầu: ✅ Nếu khách hàng, bệnh nhân được xác nhận có yếu tố dịch tễ, Phòng khám sẽ xử lý theo hướng dẫn sàng lọc, cách ly của Cục Khám Chữa Bệnh và quy định của Bộ Y Tế ban hành. ✅ Nếu khách hàng, bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng hô hấp chưa rõ nguyên nhân, Phòng khám sẽ thực hiện cho bệnh nhân chuyển đến khu vực khám hô hấp riêng biệt tại phòng khám và ưu tiên thăm khám cho bệnh nhân. ✅ Nếu khách hàng, bệnh nhân không được ghi nhận các yêu tố nguy cơ nêu trên [không đi du lịch nước ngoài, không có triệu chứng hô hấp], Phòng khám sẽ tiến hành hướng dẫn khách hàng đăng ký khám bệnh như quy trình bình thường tại phòng khám.

?Khuyến cáo: Mỗi người trong chúng ta hãy góp phần trách nhiệm bảo vệ cộng đồng trong mùa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh bằng cách: ✅Khai báo y tế trung thực khi thăm khám tại các cơ sở y tế ✅ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay sát khuẩn để phòng ngừa lây bệnh ✅Đeo khẩu trang đúng cách khi có triệu chứng hô hấp [ho, hắt hơi, khó thở…] để bảo vệ những người xung quanh tránh lây nhiễm bệnh.

Victoria Healthcare rất mong nhận được sự hợp tác và hỗ trợ của tất cả quý khách hàng để chúng ta cùng nhau vượt qua mùa dịch bệnh. Chân thành cảm ơn,

Victoria_Healthcare

36 Lời Khuyên Cho Thai Kỳ Khỏe Mạnh

Chi tiết Viết bởi Victoria Healthcare Chuyên mục: Thư viện sức khỏe Được đăng: 20 Tháng 4 2022 Lượt xem: 5429

Làm mẹ là điều kỳ diệu nhất trên thế giới này. Và với mỗi người cha mẹ, bé con chính là thiên thần nhỏ đến với cuộc sống của chúng ta.

Hành trình làm mẹ bắt đầu từ khi mang thai đến những tiếp xúc đầu tiên lúc con chào đời và cho đến khi nhìn thấy con trẻ lớn lên khỏe mạnh mỗi ngày.

Trước khi bạn có thể chăm sóc cho đứa con mới chào đời của mình, bạn cần phải chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để sẵn sàng chào đón thiên thần nhỏ của mình.

Đồng hành cùng bạn để có khởi đầu tuyệt vời trên hành trình làm cha mẹ, Victoria Healthcare chia sẻ một số lời khuyên cho thai kỳ khỏe mạnh:

36 lời khuyên cho thai kỳ khỏe mạnh 1 Sử dụng vitamin bầu mỗi ngày 2 Tập luyện thể thao thường xuyên [ 150 phút/ tuần] 3 Lập kế hoạch chuẩn bị sanh 4 Tìm hiểu thông tin khoa học 5 Thay đổi thói quen [Tránh các chất tẩy rửa vệ sinh độc hại, nâng vác quá nặng] 6 Theo dõi cân nặng [ tăng trung bình khoảng 12 -15kg ] 7 Mang giày rộng thoải mái 8 Ăn thực phẩm giàu folate [bông cải, rau xanh, trái cây] 9 Ăn thực phẩm giàu canxi [Sữa, cá đóng hộp, rau lá xanh] 10 Ăn thêm cá [trừ các loại cá có chứa nhiều thủy ngân] 11 Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ 12 Không ăn phô mai mềm [phô mai không tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn gây sốt, sẩy thai, các biến chứng khác trong thai kỳ] 13 Ăn thêm rau 14 Ăn 5 – 6 bữa ăn cân bằng mỗi ngày 15 Không ăn quá nhiều. Khẩu phần ăn chỉ nên tăng thêm 300 – 500 calori mỗi ngày. Nên viết nhật kí khẩu phần ăn 16 Hạn chế caffein 17 Uống thêm nước [2000 – 2500mL/ ngày ] 18 Không uống nước có cồn 19 Sử dụng kem chống nắng 20 Không đi máy bay trong trường hợp thai quá sớm hoặc gần ngày sinh 21 Tránh trực tiếp thay cát mèo [Hạn chế nhiễm toxoplasmosis] 22 Thi thoảng ăn nhiều hơn bình thường 23 Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm [đau bụng, ra huyết, thai máy ít] 24 Không hút thuốc, tránh hút thuốc thụ động 25 Ngủ đủ giấc 26 Thắt dây an toàn khi đi xe 27 Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc 28 Khám răng định kỳ 29 Tham gia các lớp tiền sản 30 Hỗ trợ chăm bé nhỏ của người thân và bạn bè để có thêm kinh nghiệm 31 Tham quan nơi bạn dự định sanh 32 Thực hành các kỹ thuật thư giãn hằng ngày [yoga, dãn cơ, hít thở sâu, mát xa] 33 Không dùng thuốc khi không có chỉ định 34 Luyện tập thể thao, nhưng không quá sức 35 Giãn cơ trước khi ngủ để ngăn ngừa chuột rút 36 Lưu giữ hình của bạn khi mang thai và sau khi bé chào đời

Hãy để Victoria Healthcare cùng san sẻ niềm hạnh phúc khi được làm mẹ và giúp mẹ bầu chào đón con yêu thuận lợi và an toàn với chương trình:

CHĂM SÓC SỨC KHỎE THAI KỲ "TIẾT KIỆM CHI PHÍ - DƯỠNG THAI AN TÂM"

F0 KHỎI BỆNH - VÌ SAO CẦN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ SỨC KHOẺ?

Chi tiết Viết bởi Victoria Healthcare Chuyên mục: Thư viện sức khỏe Được đăng: 19 Tháng 11 2021 Lượt xem: 5610

- Có khoảng hơn 30% đến 80% bệnh nhân mắc ít nhất một trong các triệu chứng của hội chứng hậu Covid sau 4 tuần nhiễm bệnh [tùy vào nghiên cứu ở các quốc gia]

- Theo nghiên cứu, khoảng 40% - 60% bệnh nhân Covid-19 khó có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày sau khi xuất viện. Đối với bệnh nhân Covid-19 nhẹ [điều trị tại nhà] cũng có khoảng 30%-40% bệnh nhân không thể trở lại tình trạng sức khỏe ban đầu và bị suy giảm chất lượng cuộc sống.

- Covid-19 không chỉ ảnh hưởng lên phổi mà còn tác động đến các cơ quan: hệ hô hấp, tim mạch, thần kinh, thận, gan... Hiện nay chúng ta vẫn chưa xác định được những bệnh nhân Covid nào có nguy cơ mắc hội chứng hậu Covid, do đó bệnh nhân sau nhiễm Covid-19 cần được kiểm tra sức khỏe và theo dõi kỹ.

- Hội chứng hậu Covid hay còn gọi là Hội chứng Covid kéo dài, Covid mạn tính, Biến chứng sau nhiễm Covid-19 [hiện nay chưa có tên chính thức]

- Ở những người đã từng nhiễm Covid-19 thường gặp tình trạng mắc các hội chứng Covid kéo dài hoặc một số biến chứng sau nhiễm Covid-19 [hiện nay chưa có tên gọi chính thức]. Tình trạng này xảy ra từ 3 tháng [kể từ khi xuất hiện các triệu chứng Covid-19] và kéo dài ít nhất 2 tháng và không thể giải thích bằng các chẩn đoán khác.

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HỘI CHỨNG HẬU COVID-19

Hội chứng hậu Covid có nhiều triệu chứng, biểu hiện đa dạng và gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

- Mệt mỏi hay cảm giác yếu sức [gặp ở hơn 60% số bệnh nhân sau nhiễm Covid]

- Khó thở, nhất là khó thở khi gắng sức

- Ho kéo dài

- Đau ngực hay khó chịu vùng ngực

- Các triệu chứng ít gặp hơn: nhức đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, chóng mặt, choáng váng, tim đập nhanh, đau khớp, đau cơ, mất mùi vị, rối loạn tiêu hóa, ăn kém, mất ngủ, rụng tóc.

- Các triệu chứng có thể mới khởi phát sau khi đã hồi phục sau đợt COVID-19 cấp tính hoặc kéo dài từ đợt bệnh ban đầu. Các triệu chứng cũng có thể dao động hoặc tái phát theo thời gian.

- Theo các nghiên cứu ở Trung Quốc trên 50% bệnh nhân có suy giảm chức năng hô hấp sau 30 ngày, ở Đức 78% bệnh nhân ghi nhận có vấn đề về tim mạch sau 2-3 tháng.

BỆNH NHÂN NÊN ĐƯỢC KIỂM TRA NHỮNG GÌ VÀ ĐIỀU TRỊ RA SAO?

- Do bệnh lý Covid-19 có thể tác động lên nhiều cơ quan khác nhau nên bệnh nhân cần được đánh giá và kiểm tra tổng quát, toàn diện.

- Tùy theo những rối loạn của bệnh nhân hậu Covid, tùy vào triệu chứng của bệnh nhân, việc điều trị sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước đưa bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường như trước Covid-19.

GÓI KHÁM HẬU COVID-19 TẠI VICTORIA HEALTHCARE BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Bệnh nhân sẽ được kiểm tra, đánh giá sức khoẻ qua các hạng mục sau:

1. Kiểm tra dấu sinh hiệu và đánh giá chỉ số khối cơ thể: huyết áp, mạch, SPO2, chiều cao, cân nặng…

2. Kiểm tra thị lực

3. Khảo sát bệnh sử, khám và tư vấn sức khoẻ với Bác sĩ nội khoa Tổng Quát

4. Xét nghiệm đường huyết

5. Xét nghiệm Hemoglobin A1C

6. Xét nghiệm Công thức máu

7. Xét nghiệm bộ mỡ, bao gồm các chỉ số: Cholesterol, Triglycerides, HDL & LDL

8. Xét nghiệm chức năng gan, bao gồm các chỉ số: AST, ALT, GGT

9. Xét nghiệm chức năng thận [Creatinine]

10. Xét nghiệm ALK PHOS

11. Xét nghiệm ALBUMIN

12. Xét nghiệm NATRI -SODIUM

13. Xét nghiệm KALI – POTASSIUM

14. Xét nghiệm CL – CHLORIDE

15. Xét nghiệm Vitamin-D

16. Xét nghiệm Vitamin B12

17. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp

18. Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp

19. Xét nghiệm BNP đánh giá nguy cơ suy tim

20. Xét nghiệm đông máu D-Dimer

21. Đo điện tim

22. Siêu âm bụng tổng quát

23. Siêu âm tim

24. Chụp X-quang phổi

[*] Nội dung gói khám được thiết kế theo khuyến cáo và hướng dẫn cập nhật của CDC

Hãy Yêu Thương Và Chăm Sóc Sức Khỏe Ngay Hôm Nay

Chi tiết Viết bởi Victoria Healthcare Chuyên mục: Sự Kiện Được đăng: 12 Tháng 4 2022 Lượt xem: 6230

Nhìn từ Đại dịch Covid-19:

HÃY YÊU THƯƠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE - “NGƯỜI BẠN THÂN NHẤT” CỦA MỖI CHÚNG TA NGAY HÔM NAY

Đến thời điểm hiện tại đại dịch covid đang dần được kiểm soát tốt hơn, thế nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng nhất định đối với toàn thế giới. Vì vậy, ngay hôm nay chúng ta cần học cách “sống chung với dịch” một cách an toàn dưới sự hướng dẫn của Bộ Y tế!

Covid vừa là đại dịch nguy hiểm, cũng là cơ hội để mỗi chúng ta nhìn lại, chăm sóc tốt hơn đến sức khỏe, “người bạn thân nhất” của mỗi người. Chúng ta càng cần dành sự quan tâm đến những người thân yêu trong gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi và có bệnh nền. Vì đó là nhóm đối tượng suy giảm về sức khỏe và sức đề kháng, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường, khả năng phục hồi cũng yếu hơn.

Chính vì thế, chúng ta cần nâng cao nhận thức “bảo trì sức khỏe”, đặt việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là “ưu tiên hàng đầu” để chuẩn bị một sức khỏe đầy đủ về thể chất và cả tinh thần. Có như vậy, bản thân và gia đình sẽ vững vàng hơn thích nghi với những biến động trong xã hội hiện nay.

—----

Việc xây dựng thói quen khám sức khỏe định kỳ là điều các chuyên gia y tế thường xuyên khuyến cáo.

Bác sĩ Trần Phương Thảo - Chuyên Khoa Nội Soi Tiêu Hóa tại Hệ thống phòng khám Victoria Healthcare đã chia sẻ một số thông tin lưu ý về các nguy cơ từ thói quen sinh hoạt hàng ngày và một số vấn đề về tầm soát ung thư thường gặp theo độ tuổi.

  1. NGUY CƠ TỪ CÁC THÓI QUEN SINH HOẠT HÀNG NGÀY

  2. Hút thuốc lá: Việc khám định kỳ giúp tầm soát phổi của người có thói quen hút thuốc nhằm giảm nguy cơ các bệnh về phổi và ung thư phổi.
  3. Uống rượu, bia: Với người uống bia, rượu cần quan tâm đến việc tầm soát nguy cơ viêm gan, xơ, ung thư gan và các biến chứng khác.
  4. Ít vận động: Trong xã hội công nghệ phát triển, khá nhiều người mải mê với công việc mà bỏ quên việc luyện tập thể chất, vận động. Việc tập thể dục mang đến nhiều ích lợi hơn ta nghĩ, đặc biệt giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng, phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
  5. Ít giao lưu xã hội: Con người luôn cần được quan tâm và chia sẻ. Vì vậy, mỗi người cần có những mối quan hệ giao lưu và tham gia hoạt động xã hội để nâng cao sức khỏe tinh thần, sống một cuộc sống lạc quan và ý nghĩa hơn.
  6. ## TẦM SOÁT CÁC LOẠI UNG THƯ THƯỜNG GẶP THEO ĐỘ TUỔI
  7. Tầm soát ung thư vú: Tiến hành chụp nhũ ảnh và siêu âm ngực.
  8. Tầm soát ung thư cổ tử cung: Thực hiện PAPs, kiểm tra virus HPV
  9. Tầm soát ung thư phổi: Thực hiện chụp CT-Scan ngực với liều lượng tia X thấp.
  10. Tầm soát ung thư đại trực tràng: Thăm khám và nội soi đại trực tràng.
  11. Khám tiền liệt tuyến và dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến.

Còn điều gì quan trọng hơn một cơ thể khỏe mạnh? Sức khỏe là điều chúng ta cần quan tâm và chăm sóc thật kỹ càng. Thật đó! Chính những thói quen nhỏ nhất hàng ngày sẽ góp phần tạo nên lối sống của chúng ta. Duy trì một lối sống lành mạnh là nền tảng vững chắc cho một sức khỏe tốt, để sẵn sàng thích nghi và đề kháng với bệnh tật.

Thay đổi có thể thấy được mỗi ngày mọi người ạ…

Kệ con covid-19 đi, cứ phải bước tiếp và chủ động quan tâm sức khỏe của bản thân và những người ta yêu thương.

Chủ Đề