Tìm tập xác định của hàm số bằng máy tính

Phương pháp tìm tập xác định của hàm số lượng giác bằng máy tính casio dưới dạng trắc nghiệm. Các bạn xem video ở dưới nhé.

GIẢI TOÁN TÌM TẬP XÁC ĐỊNH CỦA HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC BẰNG MÁY TÍNH CASIO

I. PHƯƠNG PHÁP: Tìm tập xác định của hàm số $y = f[x]$

Bước 1. Nhập hàm $y = f[x]$

Bước 2. Ứng với mỗi phương án ta cho k = 1, k=2,….và nhập vào máy tính bằng lệnh CALC. Nếu máy tính báo lỗi Math ERROR thì phương án đó được chọn.Chú ý: Cho $x = {x_1} + kA\pi \,\,\,[1];\,\,\,\,x = {x_2} + kB\pi \,\,[2]$

+ Nếu$A < B$thì số phần tử của công thức [1] nhiều hơn số phần tử của công thức [2].

+ Nếu$A > B$thì số phần tử của công thức [1] ít hơn số phần tử của công thức [2].

II. CÁC VÍ DỤ:

Câu 1: Tập xác định D của hàm số $y = \frac{{\cot x}}{{\cos x}}$.

    • A. ${\rm{D = R\backslash }}\left\{ {\frac{\pi }{4} + k\pi ,k \in Z} \right\}$ [loại]

B. ${\rm{D = R\backslash }}\left\{ {\frac{\pi }{4} + k2\pi ,k \in Z} \right\}$ [loại]

C. ${\rm{D = R\backslash }}\left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}$

D. ${\rm{D = R\backslash }}\left\{ {k\frac{\pi }{2},k \in Z} \right\}$ Chọn D

Vậy ta chọn phương án D

Câu 2: Tập xác định D của hàm số $y = \frac{1}{{\sin x – \cos x}}$ .
A. ${\rm{D = R\backslash }}\left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}$[loai]

B. ${\rm{D = R\backslash }}\left\{ {k2\pi ,k \in Z} \right\}$ [loại]

C. ${\rm{D = R\backslash }}\left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}$[loại]

D. ${\rm{D = R\backslash }}\left\{ {\frac{\pi }{4} + k\pi ,k \in Z} \right\}$
Vậy ta chọn phương án D.

Câu 3: Tìm điều kiện để hàm số $y = \frac{{\tan x}}{{\cos x – 1}}$ xác định.
A. ${\rm{x}} \ne k2\pi $[chưa loại]

B. ${\rm{x}} = \frac{\pi }{3} + k2\pi $[loại]

C. $\left\{ \begin{array}{l} {\rm{x}} \ne \frac{\pi }{2} + k\pi \\ x \ne k2\pi

\end{array} \right.$

D. $\left\{ \begin{array}{l} {\rm{x}} \ne \frac{\pi }{2} + k\pi \\ x \ne \frac{\pi }{3} + k\pi \end{array} \right.$[loại]

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 4: Tập xác định của hàm số $y = \sqrt {\frac{{1 – {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}}}{{1 + c{\rm{osx}}}}} $ là:
A. ${\rm{x}} \ne \pi + k2\pi $ [Chọn A]

B. ${\rm{x}} \ne \pi + k\pi $[loại]

C. ${\rm{x}} \ne \pi + k4\pi $[chưa loai]

D. ${\rm{x}} \ne \frac{\pi }{2} + k2\pi $ [loại]
Vậy ta phương án A.

Việc tìm Tập xác định của hàm số lượng giác bằng máy tính với những thủ thuật ở tài liệu của thầy Nguyễn Quốc Tuấn dưới đây tỏ ra rất lợi thế cho những dạng toán này. Tất nhiên, nó cũng cần có những thủ thuật và cách bấm máy riêng cho nó. Tuy nhiên, khi thành thạo được vấn đề này rồi thì xem ra, không có bài toán tìm tập xác định của hàm số lượng giác dạng trắc nghiệm mà các em “Không làm được”.

Tải tài liệu này về tại đây.

Prev Article Next Article

MẸO TRẮC NGHIỆM TÌM TẬP XÁC ĐỊNH CỦA HÀM SỐ BẰNG MÁY TÍNH CASIO. TOÁN LỚP 10 #hamso #hamsol10 …

source

Xem ngay video MẸO TRẮC NGHIỆM TÌM TẬP XÁC ĐỊNH CỦA HÀM SỐ BẰNG MÁY TÍNH CASIO. TOÁN LỚP 10

MẸO TRẮC NGHIỆM TÌM TẬP XÁC ĐỊNH CỦA HÀM SỐ BẰNG MÁY TÍNH CASIO. TOÁN LỚP 10 #hamso #hamsol10 …

MẸO TRẮC NGHIỆM TÌM TẬP XÁC ĐỊNH CỦA HÀM SỐ BẰNG MÁY TÍNH CASIO. TOÁN LỚP 10 “, được lấy từ nguồn: //www.youtube.com/watch?v=cU-rtUR29to

Tags của MẸO TRẮC NGHIỆM TÌM TẬP XÁC ĐỊNH CỦA HÀM SỐ BẰNG MÁY TÍNH CASIO. TOÁN LỚP 10: #MẸO #TRẮC #NGHIỆM #TÌM #TẬP #XÁC #ĐỊNH #CỦA #HÀM #SỐ #BẰNG #MÁY #TÍNH #CASIO #TOÁN #LỚP

Bài viết MẸO TRẮC NGHIỆM TÌM TẬP XÁC ĐỊNH CỦA HÀM SỐ BẰNG MÁY TÍNH CASIO. TOÁN LỚP 10 có nội dung như sau: MẸO TRẮC NGHIỆM TÌM TẬP XÁC ĐỊNH CỦA HÀM SỐ BẰNG MÁY TÍNH CASIO. TOÁN LỚP 10 #hamso #hamsol10 …

Từ khóa của MẸO TRẮC NGHIỆM TÌM TẬP XÁC ĐỊNH CỦA HÀM SỐ BẰNG MÁY TÍNH CASIO. TOÁN LỚP 10: hàm số

Thông tin khác của MẸO TRẮC NGHIỆM TÌM TẬP XÁC ĐỊNH CỦA HÀM SỐ BẰNG MÁY TÍNH CASIO. TOÁN LỚP 10:
Video này hiện tại có 92027 lượt view, ngày tạo video là 2020-11-08 19:00:08 , bạn muốn tải video này có thể truy cập đường link sau: //www.youtubepp.com/watch?v=cU-rtUR29to , thẻ tag: #MẸO #TRẮC #NGHIỆM #TÌM #TẬP #XÁC #ĐỊNH #CỦA #HÀM #SỐ #BẰNG #MÁY #TÍNH #CASIO #TOÁN #LỚP

Cảm ơn bạn đã xem video: MẸO TRẮC NGHIỆM TÌM TẬP XÁC ĐỊNH CỦA HÀM SỐ BẰNG MÁY TÍNH CASIO. TOÁN LỚP 10.

Prev Article Next Article

Nhiều học sinh gặp khó khăn khi tìm tập xác định của hàm số lượng giác. Do đó, Diễn đàn toán Casio sẽ trình bày phương pháp sử dụng máy tính cầm tay CASIO fx 580VNX để hỗ trợ các bạn kiểm tra tập xác định của một hàm số lượng giác.

Nhắc lại lý thuyết

[dropshadowbox align=”none” effect=”lifted-both” width=”auto” height=”” background_color=”#ffffff” border_width=”1″ border_color=”#dddddd” ]

  • $y=\dfrac{f\left[ x \right]}{g\left[ x \right]}$ xác định $\Leftrightarrow g\left[ x \right]\ne 0$
  • $y=\sqrt[2n]{f\left[ x \right]}$ xác định $\Leftrightarrow f\left[ x \right]\ge 0$, trong đó $x\in {{\mathbb{N}}^{*}}$
  • $y=\sin \left[ u\left[ x \right] \right]$ xác định$\Leftrightarrow u\left[ x \right]$ xác định
  • $y=\cos \left[ u\left[ x \right] \right]$ xác định$\Leftrightarrow u\left[ x \right]$ xác định
  • $y=\tan \left[ u\left[ x \right] \right]$ xác định$\Leftrightarrow u\left[ x \right]$ xác định và $u\left[ x \right]\ne \dfrac{\pi }{2}+k\pi ,k\in \mathbb{Z}$
  • $y=\cos \left[ u\left[ x \right] \right]$ xác định$\Leftrightarrow u\left[ x \right]$ xác định và $u\left[ x \right]\ne k\pi ,k\in \mathbb{Z}$

[/dropshadowbox]

Một số ví dụ

Bài toán 1. Điều kiện xác định của hàm số $y=\dfrac{1-\cos x}{\sin x}$ là:

A. $x\ne \dfrac{\pi }{2}+k\pi ,k\in \mathbb{Z}$

B. $x\ne k2\pi ,k\in \mathbb{Z}$

C. $x\ne \dfrac{k\pi }{2},k\in \mathbb{Z}$

D. $x\ne k\pi ,k\in \mathbb{Z}$

Hướng dẫn giải

Chọn $k=1$ , ta lần lượt kiểm tra giá trị của biểu thức $\dfrac{1-\cos x}{\sin x}$ tại $x=\dfrac{\pi }{2}+\pi =\dfrac{3\pi }{2}$ , $x=2\pi $ , $x=\dfrac{\pi }{2}$ và $x=\pi $  

Sử dụng máy tính Casio fx 580vnx để tìm tập xác định của hàm số

Chuyển máy tính về chế độ Radian qw22

Vào phương thức TABLE w8

Nhập hàm số $f\left[ x \right]=\dfrac{1-\cos x}{\sin x}$và bảng giá trị

Quan sát bảng giá trị ta thấy hàm số $f\left[ x \right]$ không xác định tại các giá trị $x=0,x=\pi ,x=2\pi $

Như vậy TXĐ của $f\left[ x \right]$ là $x\ne k\pi ,k\in \mathbb{Z}$

Chọn D

Bài toán 2. Tìm tập xác định của hàm số $y=\dfrac{\cos 2x}{\cos 2x+\cos x-2}$

A. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ k2\pi |k\in \mathbb{Z} \right\}$

B. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \dfrac{\pi }{2}+k2\pi |k\in \mathbb{Z} \right\}$

C. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ k\pi |k\in \mathbb{Z} \right\}$

D. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ \dfrac{\pi }{2}+k\pi |k\in \mathbb{Z} \right\}$

Hướng dẫn giải

Bình luận: Để tìm nhanh TXĐ của bài toán trên, chúng ta sẽ sử dụng phương thức TABLE để kiểm tra giá trị của $y=\dfrac{\cos 2x}{\cos 2x+\cos x-2}$ tại một số điểm $x$

Chuyển máy tính về chế độ Radian qw22

Vào phương thức TABLE w8

Nhập hàm số $f\left[ x \right]=\dfrac{\cos 2x}{\cos 2x+\cos x-2}$và bảng giá trị $Start=-2\pi ,End=3\pi ,Step=\dfrac{\pi }{2}$

                                                                         

Dựa vào bảng kết quả ta có hàm số $f\left[ x \right]=\dfrac{\cos 2x}{\cos 2x+\cos x-2}$không xác định tại $x=-2\pi ,x=0,x=2\pi $

Như vây $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ k2\pi |k\in \mathbb{Z} \right\}$

Chọn đáp án A

Bài toán 3. Tìm tập xác định của hàm số $y=\sqrt{\dfrac{1+{{\cot }^{2}}x}{1-\sin 3x}}$

A. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ k\pi ;\dfrac{\pi }{6}+n\dfrac{2\pi }{3}|k,n\in \mathbb{Z} \right\}$

B. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ k\pi ;\dfrac{\pi }{6}+n\dfrac{2\pi }{5}|k,n\in \mathbb{Z} \right\}$

C. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ k\dfrac{\pi }{3};\dfrac{\pi }{6}+n\dfrac{2\pi }{3}|k,n\in \mathbb{Z} \right\}$

D. $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ k\pi ;\dfrac{\pi }{5}+n\dfrac{2\pi }{3}|k,n\in \mathbb{Z} \right\}$

Hướng dẫn giải

Chuyển máy tính về chế độ Radian qw22

Sử dụng Casio để kiểm tra các TXĐ

Nhập vào máy $\sqrt{\dfrac{1+\dfrac{{{\cos }^{2}}x}{{{\sin }^{2}}x}}{1-\sin 3x}}$

Kiểm tra kết quả biểu thức $\sqrt{\dfrac{1+\dfrac{{{\cos }^{2}}x}{{{\sin }^{2}}x}}{1-\sin 3x}}$tại $x=\pi $ rqK=

Như vậy $x=\pi $ không thuộc TXĐ của $y$. Loại C

Tiếp tục, kiểm tra kết quả biểu thức $\sqrt{\dfrac{1+\dfrac{{{\cos }^{2}}x}{{{\sin }^{2}}x}}{1-\sin 3x}}$tại $x=\dfrac{\pi }{6}+\dfrac{2\pi }{3}$

!rqKP6+2qKP3=

Như vậy $x=\dfrac{\pi }{6}+\dfrac{2\pi }{3}$ không thuộc TXĐ của $y$

Vậy $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ k\pi ;\dfrac{\pi }{6}+n\dfrac{2\pi }{3}|k,n\in \mathbb{Z} \right\}$

Đáp án A

Mọi ý kiến đóng góp và các câu hỏi thắc mắc về các bài viết hướng dẫn giải toán casio cũng như các vấn đề về máy tính Casio fx 580vnx , bạn đọc có thể gởi tin nhắn trực tiếp về fanpage DIỄN ĐÀN TOÁN CASIO

Video liên quan

Chủ Đề