Tìm hiểu quá trình đô thị hóa ở hà nội năm 2024

Quá trình đô thị hoá [ĐTH] ở các nước cũng như ở Việt Nam đã là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, kinh tế đô thị chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng GDP, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ, đã góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân…

Song bên cạnh tác động tích cực cũng nảy sinh nhiều vấn đề nan giải như: áp lực dân số, giao thông, môi trường, bất cập giữa khu vực đô thị với khu vực nông thôn…

Hà Nội [ảnh minh họa: Ashui.com]

Thực trạng này đã đòi hỏi Việt Nam cũng như nhiều quốc gia phải xây dựng chiến lược phát triển tổng thể đô thị Quốc gia cùng với chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp quốc gia. Hơn nữa khái niệm đô thị, hệ thống đô thị mỗi quốc gia có đặc thù. Với Việt Nam trong đô thị có nội thành, nội thị và ngoại thành, ngoại thị với tỉ trọng phát triển khác nhau cho từng đô thị nên ngoài nghiên cứu đô thị hoá nói chung cần xem xét cụ thể cho từng đô thị để có giải pháp phát triển ngoại thành thích hợp. Tìm giải pháp phát triển thích hợp cho vùng ngoại thành, ven đô còn góp phần phát triển mỗi đô thị và hệ thống đô thị bền vững.

2. Thực trạng khu vực ngoại thành trong đô thị Việt Nam:

  • Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nông nghiệp ngoại thành có cơ cấu ngành nghề đang đổi mới để tương xứng với vai trò, vị thế từng đô thị. Sản xuất nông nghiệp hiện ít vùng chuyên canh lớn, việc chuyển giao công nghệ được chú ý nhưng hiệu quả chưa cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chưa gắn kết với nội đô, với vùng. Đời sống thu nhập của nông dân còn thấp, đang có xu hướng nông dân tách khỏi nông nghiệp dẫn đến đất đai hoang hoá hoặc hiệu quả sản xuất chưa cao.
  • Hoạt động sản xuất tiểu, thủ công nghiệp: Đặc trưng sản xuất ngoại thành có các làng nghề là phổ biến ở các đô thị song quy mô sản xuất nhỏ, lao động có kĩ thuật thấp, còn tình trạng ô nhiễm. Liên kết giữa doanh nghiệp, khoa học với làng nghề chưa tạo được quan hệ chặt chẽ, bình đẳng. Với nhiều đô thị thì mô hình bảo tồn, phát triển làng nghề nhất là với làng nghề truyền thống sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời tạo truyền thống sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời tạo đặc trưng, tạo nên cạnh tranh đô thị.
  • Không gian kiến trúc cảnh quan: Các đô thị Việt Nam phát triển từ nông thôn nên không gian kiến trúc cảnh quan ngoại thành luôn có vai trò nhất định với đô thị. Song quá trình đô thị hoá cần nhận diện giá trị để có giải pháp thích hợp là bảo tồn, hoặc cải tạo chỉnh trang hay xây dựng theo mô hình đô thị mới.
  • Dân cư: Dân cư đô thị tăng nhanh là thực trạng song có sự khác biệt: tăng tự nhiên, di cư hoặc mở rộng địa giới. Xét riêng với dân cư ngoại thành luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất “chuyển vào đô thị hoặc chuyển đổi nghề, hay đào tạo lại lao động để thích hợp với lao động đô thị, nông nghiệp đô thị mà không di dời nơi ở.
  • Thực trạng quản lý ngoại thành, ven đô: Đất đai ngoại thành đang suy giảm nhanh khi đô thị hoá cao. Hiện nay đã vượt qua ngưỡng dự báo: Chiến lược phát triển đô thị năm 1998 dự kiến đến năm 2020 đất đô thị là 450.000ha nhưng chỉ đến 2005 đã lên đến 480.000ha. Tình trạng này dẫn đến thiếu kiểm soát ngoại thành, ven đô. Quản lý phát triển ngoại thành hiện được thực hiện theo cơ chế chung về quản lý của chính quyền địa phương. Quy hoạch nông thôn mới ngoại thành được triển khai theo quy định chung về quy hoạch nông thôn mới chung của quốc gia. Chưa xác định tiêu chí đặc thù để phù hợp, gắn với quy hoạch chung đô thị. Từ khái quát chung thực trạng ngoại thành, ven đô như trên cho thấy cần có giải pháp thích hợp để phát triển ngoại thành, ven đô hài hoà với cả đô thị.

3. Thách thức với ngoại thành, ven đô Hà Nội từ quá trình đô thị hoá:

3.1. Đặc thù về cấu trúc, mô hình phát triển Hà Nội:

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh và các thị trấn kết nối bằng hệ thống giao thông, đường vành đai, đường liên kết quốc gia. Hành lang xanh [vành đai xanh, các lõng xanh…] phân cách các đô thị vệ tinh, thị trấn. Với mô hình cấu trúc này cần phân loại ngoại thành để có định hướng phù hợp chức năng từng khu vực.

Định hướng đến 2030 dân số 9,0 – 9,2 triệu người, tỉ lệ đô thị hoá 65 – 68%. Diện tích đất xây dựng đô thị và nông thôn khoảng 160.000ha, trong đó đất xây dựng đô thị 95.000ha [28,3% diện tích tự nhiên]. Ngoại thành với 9 huyện hiện còn tới 2045,2ha chưa sử dụng. Với cấu trúc, mô hình như vậy rất cần ngoại thành phát triển bền vững gắn kết với nội đô để sớm hoàn thành mục tiêu cơ bản về công nghiệp hoá, hiện đại hoá [trong 21 tiêu chí, chỉ tiêu Hà Nội đang định mức để đạt được có liên quan đến phát triển ngoại thành].

3.2. Cơ cấu sản xuất:

Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới, phát triển ngoại thành. Đến năm 2015 ngoại thành đã có 255/386 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và phấn đấu để đến 2020 có 80% xã và 8-10 huyện đạt chuẩn. Lao động nông nghiệp còn dưới 20% lao động xã hội, 70 – 75% lao động nông nghiệp qua đào tạo. Công tác dồn điền đổi thửa, đưa cơ giới hoá vào sản xuất và thực hiện các vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn như vùng trồng lúa, hoa, cây cảnh chất lượng cao, nuôi trồng thuỷ sản, rau an toàn, chăn nuôi tập trung đã nâng giá trị thu nhập bình quân lên cao. Một số mô hình sản xuất mới đã hình thành [doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp liên kết, HTX…] nhưng mô hình hiệu quả bền vững chưa nhiều. Khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới là tăng cường chuỗi liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lựa chọn mô hình sản xuất thích hợp từ sản xuất kinh tế hộ gia đình sang sản xuất quy mô lớn, trang trại… để phát huy giá trị các vùng chuyên canh.

Khi nông nghiệp hòa vào đô thị [Nguồn: Internet]

3.3. Phát huy lợi thế “làng nghề“, làng truyền thống:

Kiến trúc cảnh quan Hà Nội tạo nên không chỉ từ phố phường mà còn từ các làng truyền thống đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Diện mạo Hà Nội không thể đối lập, phủ định làng quê mà cần kế thừa. Ở đây cần có nhận thức không phải bảo tồn như với một di tích mà là gìn giữ “một cơ thể sống”. Rất cần Thành phố có xếp hạng, phân loại để có cấp độ bảo tồn khác nhau.

Hà Nội có 1350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 257 làng được Thành phố công nhận là làng nghề, đây là những mô hình “trụ đỡ” trong xây dựng ngoại thành vừa tạo nguồn thu cho nông dân, nâng cao đóng góp vào phát triển kinh tế cho Thành phố và chuyển đổi thu hút lao động. Theo thống kê gần đây chỉ với các làng nghề đã tạo nên doanh thu  20.000 tỷ/năm. Điển hình như: sản xuất đồ mộc, may ở Thạch Thất, gốm sứ Bát Tràng, vàng bạc Kiêu Kỵ… Với mục tiêu Thành phố đặt ra [2012] “mỗi làng một sản phẩm rất cần công tác quy hoạch nông thôn mới phải gắn với tổng thể QHC xây dựng để tìm sự gắn kết từ hệ thống giao thông, từ lựa chọn khu vực hợp lý cho đô thị hoá, dành đủ đất thích hợp cho sản xuất làng nghề, đổi mới mô hình quản lý để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cùng với đổi mới sản xuất với các làng nghề hiện còn thách thức giữa phát triển, ứng dụng kỹ thuật mới với bảo tồn giá trị di sản, phát triển sản phẩm đặc thù hoặc kết hợp sản xuất với du lịch, làng sinh thái. Lựa chọn mô hình sản xuất hợp lý [hộ cá thể, HTX, doanh nghiệp…].

3.4. Đổi mới công tác quy hoạch ngoại thành:

Từ mô hình cấu trúc đô thị đã xác định sự tồn tại của nông thôn ngoại thành, ven đô là cần thiết nhưng tồn tại phát triển như thế nào để có hiệu quả cần có định hướng từ rà lại quy hoạch cũ, xác lập nghiên cứu quy hoạch với yêu cầu thích hợp đa ngành, vừa ổn định sản xuất, củng cố nông thôn gắn với đô thị hoá của Hà Nội. Rất cần kết hợp xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị, quản lý dân số, lao động, an ninh lương thực, giảm thiểu tác động của BĐKH, đáp ứng không gian xanh cho cả đô thị. Lựa chọn mô hình quy hoạch ngoại thành không thể chỉ dựa vào đơn vị hành chính mà cần theo phân vùng chức năng sản xuất lâu dài, với nội dung đổi mới, tích hợp đa ngành xác định bước đi cho từng giai đoạn để đô thị Hà Nội không thể là chắp vá. Đây là thách thức cần nghiên cứu đề xuất mà trách nhiệm đầu tiên là của người làm quy hoạch.

Nông nghiệp nông thôn mới ngoại thành Hà Nội đã có nhiều đổi mới từ diện mạo, tư duy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, bước đầu nâng cao chất lượng sống… song thách thức trước mắt còn nhiều, rất cần có những giải pháp thích hợp mà bước đi cần làm là công tác quy hoạch.

Bài viết nằm trong những tham luận tham dự Hội thảo: “Phát triển Nông nghiệp ven đô trong đô thị hoá”

Quá trình đô thị hóa ở Hà Nội bắt đầu từ khi nào?

Sau thời kỳ bao cấp, từ cuối thập niên 1990, sự phát triển về kinh tế dẫn đến các khu vực ngoại ô Hà Nội nhanh chóng được đô thị hóa.

Đô thị hóa ở Việt Nam là gì?

Đô thị hóa: là quá trình dân số tập trung ở thành thị hoặc tăng tỷ lệ dân cư sống ở thành thị do dịch cư từ nông thôn ra thành thị hoặc do diện tích đất ở đô thị tăng lên [U.

Xu hướng đô thị hóa là gì?

Đô thị hóa là một quá trình phát triển kinh tế, mở rộng của đô thị. Biểu hiện ở sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và ở đó phổ biến rộng rãi lối sống đô thị.

Tỷ lệ đô thị hóa được tính như thế nào?

– Tỷ lệ đô thị hóa là tỷ lệ phần trăm giữa dân số thực tế thường trú ở các đơn vị hành chính được công nhận loại đô thị so với tổng dân số.

Chủ Đề