Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng vì sao

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lê Đăng Vân - Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Huyết áp lên xuống thất thường là một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, rất khó kiểm soát và ẩn sau đó là những nguy cơ gây hại đến sức khỏe cũng như tính mạng con người.

Huyết áp là áp lực của mạch máu lên thành động mạch. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ. Càng xa động mạch chủ huyết áp trong lòng mạch càng giảm dần và thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.

Các yếu tố điều hòa chỉ số huyết áp:

  • Lực co bóp của tim: lực co bóp của tim càng mạnh, thể tích nhát bóp càng tăng, lượng máu tăng làm tăng áp lực lên thành mạch và huyết áp tăng.
  • Thể tích máu trong lòng mạch càng lớn thì huyết áp càng cao. Do vậy ở những vị trí càng xa động mạch chủ, lượng máu được bơm đến càng ít nên huyết áp cũng theo đó mà giảm dần.
  • Diện tích tiết diện của mạch máu càng lớn thì huyết áp càng thấp. Bởi vậy nên khi co mạch, tiết diện lòng mạch giảm, áp lực lên thành mạch lại càng tăng dẫn đến huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi giãn mạch, tiết diện mạch tăng thì áp lực lên thành mạch lại giảm khiến huyết áp hạ. Điều này được ứng dụng trong việc bào chế thuốc để điều trị và kiểm soát huyết áp.

Huyết áp không ổn định là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng thay đổi huyết áp lên xuống thất thường của một người và sự thay đổi này có thể là đột ngột hoặc diễn ra liên tục trong một thời gian dài.

Trên thực tế, huyết áp của một người thay đổi mỗi ngày thậm chí là thay đổi từng giờ. Nhưng sự thay đổi này là không nhiều và ở mức có thể chấp nhận được.

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng huyết áp không ổn định:

  • Sự thay đổi huyết áp đột ngột liên quan rất nhiều đến cảm xúc và trạng thái tâm lý. Lo lắng, căng thẳng, sợ hãi hay những cú sốc tâm lý đều có thể khiến huyết áp tăng vọt hoặc tụt nhanh..
  • Do sử dụng chất kích thích.
  • Do thay đổi môi trường đột ngột hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc có ảnh hưởng đến huyết áp như dùng sai thuốc huyết áp, corticoid...
  • Huyết áp không ổn định cũng có thể là biến chứng hoặc triệu chứng của một số bệnh như suy tim, rối loạn thần kinh, cơn đau thắt ngực, sốt cao...

Huyết áp của một người thay đổi mỗi ngày thậm chí là thay đổi từng giờ

Biểu hiện của huyết áp không ổn định không phải lúc nào cũng rõ rệt nhưng thường gặp các dấu hiệu như:

  • Đau đầu, hoa mắt chóng mặt nhất là khi thay đổi tư thế hay thay đổi môi trường đột ngột.
  • Hay ù tai váng đầu.
  • Mặt đỏ, tim đập nhanh hoặc có thể rối loạn nhịp tim, có thể kèm theo vã mồ hôi.
  • Chỉ số huyết áp thay đổi thường xuyên và khó kiểm soát.
  • Nếu kéo dài tình trạng huyết áp không ổn định sẽ gây rối loạn nhịp tim, giảm sức bền của thành mạch và nguy cơ bị tai biến hay nhồi máu cơ tim là rất cao.

Để hạn chế được tình trạng huyết áp lên xuống không ổn định, cần phải thực hiện những điều sau:

  • Có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, lối sống lành mạnh.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá...
  • Tránh căng thẳng, stress và áp lực trong công việc.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên
  • Sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Huyết áp không ổn định, lên xuống thất thường rất khó để kiểm soát và nếu như tình trạng này kéo dài không được điều trị thì nó không chỉ ảnh hưởng đến tim mà còn có thể gây tổn thương đến thận, mạch máu và thậm chí là mắt làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Đo huyết áp lúc nào cho chính xác?

XEM THÊM:

Tim đập nhanh trong nhiều trường hợp không đáng lo ngại nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách điều trị ra sao? Mời bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

1. Thế nào là nhịp tim chuẩn?

nhịp tim ở mỗi người có thể khác nhau phụ thuộc vào thể trạng, giới tính và độ tuổi. Đối với người trưởng thành, trong trường hợp nghỉ ngơi không vận động thì nhịp tim chuẩn sẽ trong khoảng từ 60 - 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim vượt quá mốc này thì được cho là nhịp tim nhanh.

Nhịp tim nhanh do nhiều nguyên nhân gây ra.

Với các vận động viên chuyên nghiệp hoặc những người thường xuyên tập luyện thể thao thì nhịp tim sẽ đều đặn hơn và dao động từ 40 - 50 nhịp/phút. Người lớn tuổi [trên 60 tuổi], nhịp tim sẽ khoảng 60 - 80 nhịp/phút. Nếu nhịp tim trên 80 nhịp/phút, sẽ có thể gây ra những biểu hiện như hồi hộp, khó thở,… Những trường hợp này được cho là nhịp tim nhanh và cần phải điều trị.

2. Làm sao để biết tim đập nhanh?

Rất nhiều trường hợp tim đập nhanh nhưng hoàn toàn không nhận ra và họ chỉ biết điều này khi đến cơ sở y tế để kiểm tra nhịp tim. Bên cạnh đó, một số người khác lại có biểu hiện là cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi.

Người bệnh có cảm nhận rõ hiện tượng đánh trống ngực.

Nhưng về cơ bản, khi nhịp tim nhanh hơn, cơ thể sẽ xảy ra một số bất thường để cảnh báo. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể:

  • khó thở, thở hụt hơi, nhiều khi phải rướn người lên để thở dễ dàng hơn.

  • Hồi hộp: Người bệnh luôn có cảm giác hồi hộp và lo lắng dù không có việc gì quan trọng.

  • Đánh trống ngực: Hiện tượng này rất dễ nhận biết, người bệnh có thể cảm nhận rõ được tiếng đập thình thịch của tim, cảm giác như lồng ngực rung lên và đôi khi bị mất một nhịp.

  • Đau thắt ngực.

  • Kèm theo đau đầu.

  • Một số người còn bị choáng, ngất: Những trường hợp này rất nguy hiểm và cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám kịp thời.

3. Tim đập nhanh nguy hiểm như thế nào?

Tùy thuộc vào lý do để có thể xác định được mức độ nguy hiểm của tình trạng tim đập nhanh. Tim đập nhanh có thể do những yếu tố bên ngoài dưới đây:

  • Do xúc động mạnh, quá căng thẳng hay hoảng sợ về một sự việc nào đó.

  • Những người mắc chứng trầm cảm cũng có nhịp tim nhanh hơn.

  • Khi sử dụng một số loại chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá, ma túy,..

  • Một số loại thuốc như thuốc ho, thuốc cảm cúm, thuốc điều trị hen suyễn, kháng sinh, thuốc giảm cân,… cũng có thể mang lại tác dụng phụ là khiến cho tim bạn đập nhanh hơn.

  • Sốt.

  • Vận động, tập luyện quá sức.

  • Cơ thể bị thay đổi nội tiết tố do rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh, hoặc trong giai đoạn thai kỳ.

  • Một số trường hợp quá nhạy cảm với thức ăn như ăn quá nhiều tinh bột, chất béo, muối, bột ngọt,… cũng có thể gây ra hiện tượng nhịp tim nhanh.

Nên đi khám nếu thấy có biểu hiện bất thường.

Tim đập nhanh sẽ rất nguy hiểm và cần điều trị sớm khi nó là triệu chứng của một số bệnh nghiêm trọng:

  • Các bệnh lý về tim mạch, có thể là tim bẩm sinh hoặc bệnh tim thứ phát như bệnh hẹp hở van tim, bệnh cơ tim phì đại, bệnh mạch vành, bệnh nhồi máu cơ tim.

  • Rối loạn nhịp tim.

  • Bệnh cường giáp, suy giáp.

  • Bệnh huyết áp thấp.

Một số trường hợp mất cân bằng điện giải do rối loạn, hoặc dị dạng kênh di truyền, mất nước.

  • Bệnh tiểu đường.

  • Bệnh phổi.

4. Biến chứng

Khi tim đập nhanh mà không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

Ngất: Khi tim người bệnh đập quá nhanh và tình trạng này kéo dài sẽ dễ gây ra hiện tượng huyết áp bị tụt đột ngột và khiến bệnh nhân bị ngất.

Ngưng tim: Biến chứng này hiếm gặp nhưng thực tế là một số trường hợp nhịp tim quá nhanh có thể làm tim ngừng đập và nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh.

Đột quỵ: Đây là biến chứng thường gặp đối với các bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch. Người bệnh có thể xuất hiện cơn rung nhĩ và hình thành các cục máu đông gây tắc mạch máu não và dẫn tới đột quỵ.

Suy tim: Khi nhịp tim nhanh sẽ xuất hiện những cơn rung nhĩ và đây cũng chính là là nguyên nhân dẫn tới suy tim nếu không điều trị kịp thời.

5. Làm sao để kiểm soát nhịp tim tốt hơn?

Mỗi chúng ta cần thực hiện những điều cần thiết dưới đây để kiểm soát nhịp tim tốt hơn:

Có một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Nên bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch như các loại rau xanh, trái cây, các loại hạt, cá giàu omega-3,… Bên cạnh đó không nên ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, mỡ động vật, trứng, sữa béo.

Thường xuyên vận động để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Chăm vận động và nên tập thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga,… khoảng 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch.

Không nên làm việc quá căng thẳng.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Thư giãn, tránh bị căng thẳng kéo dài.

Cố gắng từ bỏ những thói quen xấu chẳng hạn như hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng một số chất kích thích khác.

6. Lưu ý

Trong trường hợp cảm thấy tim đập nhanh bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và cần phải chú ý những điều sau:

  • Cần phải liệt kê đầy đủ các dấu hiệu liên quan đến nhịp tim nhanh mà cơ thể đang gặp phải.

  • Thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh của bản thân và tiền sử bệnh gia đình, các yếu tố nguy cơ tim mạch khác.

  • Thông báo về các loại thuốc, thực phẩm chức năng,… đang sử dụng.

  • Nếu còn chưa rõ vấn đề gì, cần phải hỏi các bác sĩ để hiểu rõ được chi tiết.

Như vậy, tim đập nhanh có thể do nhiều nguyên nhân, có thể là do căng thẳng nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, để có một trái tim khỏe, bạn cần phải thăm khám sớm nếu cơ thể xảy ra những biểu hiện bất thường như đã nói ở phía trên.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế tin cậy. MEDLATEC được giới chuyên môn đánh giá cao bởi có đội ngũ bác sĩ giỏi, được đào tạo chuyên sâu nhằm đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả các bệnh lý tim mạch.

Bạn muốn đặt lịch khám sớm nhất có thể gọi cho chúng tôi theo số 1900 56 56 56

Video liên quan

Chủ Đề