Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu là gì

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu là gì

Tất cả đều biết, nhiệm vụ cấp tập nhất hiện nay là “bình thường hóa” nền kinh tế nhưng không phải là lập lại trật tự như trước đây. Bởi dịch bệnh COVID-19 đã chỉ cho chúng ta thấy quá nhiều thứ đã lỗi thời, từ phương thức kinh doanh, cách vận hành nền kinh tế, kể cả những giá trị từng được xem là chuẩn mực nhất...

BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Chính phủ đang lo hàng chục tỷ USD để bơm cho doanh nghiệp; hàng vạn thực thể kinh doanh chắc đã ủ “mưu kế” suốt 3 tháng ngừng trệ chờ cơ hội “phục thù”, tin chắc kế sách chiến lược đã có trong ngăn kéo ở nhiều cơ quan hoạch định chính sách.

Thực tế hơn, túi tiền của người dân đã vơi đi rất nhiều sau mấy tháng chỉ ăn, chơi mà không làm gì cả. Liệu rằng chút ít còn lại trong lưng quần có đủ chống chọi với khó khăn được dự báo...chưa biết hồi kết thúc?

Từ logic đơn giản như trên, có thể rút ra tiểu kết: Nói vui rằng, “Đầu tiên là Tiền đâu”, dù có trăm phương ngàn kế, có bao nhiêu cuộc họp, bàn bạc thế nào chăng nữa thì cái “nội lực” tối quan trọng và trực tiếp nhất lúc này chính là TIỀN.

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu là gì

Tiền từ đâu mà ra? Đi vay rồi cũng phải trả, trong khi ở nước ta không khó tìm thấy địa chỉ xài tiền...như lá mít. Thất thoát hàng năm do tham nhũng, lãng phí, đầu tư sai mục đích, rủi ro thị trường, các biến động ngoại cảnh thật sự chưa thống kê hết. Vậy khó rồi!

Nói một cách nôm na như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, rằng: “Ngân sách như dòng sông đã cạn, những các quỹ ao, hồ vẫn giữ nước”. Còn theo Bộ Tài chính, bội chi ngân sách nhà nước cả năm 2019 là 209.500 tỉ đồng, bằng 3,4% GDP, tăng thêm 18.000 tỉ đồng so với năm 2018...

Nói một cách dễ hiểu, ngân khố quốc gia luôn luôn trong tình trạng âm do số chi quá nhiều mà số thu không bù kịp. Từ đây, một biện pháp kỹ thuật (nguy hiểm) dễ nảy sinh: Tăng thu để bù chi! Nhưng tăng thu cuối cùng rồi cũng bòn rút vào sức dân, doanh nghiệp, sẽ mâu thuẫn với tôn chỉ Chính phủ kiến tạo...

Từ logic này có thể rút ra tiểu kết thứ 2: Chúng ta phải tiết kiệm, siêu tiết kiệm, tiết kiệm thật chứ không chỉ là khẩu hiệu hô hào cho có. Tiết kiệm từ tờ giấy A4, lọ mực đến lít xăng công vụ. Bởi cổ nhân nói rồi “nước chảy ào ào không hao bằng lỗ mối”.

Hãy nhìn một cách “nông dân” nhất cho dễ hiểu, nền kinh tế của mỗi quốc gia chỉ là số cộng cơ học của kinh tế cá nhân, gia đình. Một người dù giỏi giang đến mấy, kiếm tiền nhiều đến mấy là không quản lý được túi tiền của mình rồi cũng trắng tay!

Gia đình cũng thế thôi, bố mẹ có là Tổng giám đốc mà đàn con ăn chơi trác táng thì tài sản cũng trở thành tiêu sản, chưa kể hậu họa mang tới. Thế mới thấy câu nói “tiêu tiền khó hơn kiếm tiền” rất chi là đúng đắn.

VÌ SAO CHƯA THỂ LÀ NƯỚC GIÀU?

Việt Nam ta gần 100 triệu dân, gì chứ đức tính cần cù, siêng năng, chịu khó, thông minh sáng tạo đều được thế giới thừa nhận. Dân ta có thể cho con bỏ học, nhịn đói, thậm chí chết không có quan tài chứ ít khi trốn nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước!

Nhưng tại sao nước ta mãi không HÙNG CƯỜNG, mãi thuộc nhóm quốc gia đang phát triển, lạc hậu rất xa so với khu vực và thế giới? Đây là câu hỏi gây tranh cãi triền miên trên nhiều diễn đàn chính thức lẫn không chính thức.

Hãy đừng đổ lỗi cho chiến tranh hoặc bất cứ nguyên nhân nào không thuộc về chúng ta. Nhìn sang Nhật Bản, Singapore, hoặc Trung Quốc - có tới “bát cường quốc liên minh” đánh phá, và các nước bại trận trong 2 cuộc thế chiến, rồi cũng mau lẹ thoát nghèo thành “đại gia”. Họ có phép thuật nào đó chăng?

Không có phép màu nào cả! Cái chính là họ biết tiết kiệm nguồn lực, tiền bạc, sức vóc con người và sử dụng nguồn lực ấy một cách hiệu quả nhất. Cùng xây một con đường giống nhau nhưng ta mất 10 đồng, Nhật Bản chỉ mất 6 đồng, chưa nói vấn đề chất lượng. Cái sự kém cỏi là ở đây chứ đâu xa!

Đấy, đoạn đường dài chưa đầy 700 m nhưng tiêu tốn hết 1.767 tỉ đồng, trung bình hơn 2,5 tỉ đồng mỗi mét - Hà Nội đã xác lập “kỷ lục” mới về “con đường đắt nhất hành tinh”.

Hoặc, sống động hơn là con số mà Đại biểu Quốc hôi Lê Đình Nhường (Bình Định) đưa ra tại Quốc hội: Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông dự kiến đầu tư 1.372 km với tổng mức đầu tư là 312.435 tỷ đồng, tương đương với 14 tỷ USD và suất đầu tư đường cao tốc theo dự án khoảng 10,12 triệu USD/km.

So với Trung Quốc, nơi có những điểm tương đồng, chi phí làm đường cao tốc của họ chỉ là 5 triệu USD/km, của Mỹ và các nước châu Âu là 3 - 4 triệu USD/km. Nghèo là do đây!

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu là gì

Học tập kinh nghiệm các nước là cần thiết, không ai ngồi trong hũ mà phát triển được trong thời buổi này. Nhưng có hàng ngàn đoàn rầm rộ đi nước ngoài mỗi năm, ngân sách nào cáng đáng nổi? Bao nhiêu tiền cũng chấp nhận nếu những thứ “học” được mang về giúp ích cho đất nước, đằng này...nhắc chi chuyện cũ thêm đau lòng lắm người ơi!

Có những người “lương ba cọc ba đồng” nhưng...thứ gì cũng có, đến món giải trí mang tính chất...cho vui cũng mất vài tỷ đồng mỗi năm, đi nước ngoài như đi chợ làng. Tiền ấy từ đâu ra? Thiết nghĩ, cần làm rõ để xem họ có mang “nguồn lực quốc gia” ra tiêu xài hay không.

Những lúc như thế này rất dễ khiến người ta suy ngẫm, giá như hàng đống tiền không tiêu tan theo những dự án không mang lại bất cứ giá trị gì; giá như chúng ta kiểm soát tốt hơn nữa tham nhũng; giá như lâu nay không tiêu hoang xài hóa vô số nguồn lực...

Phu nhân Thủ tướng Lý Hiển Long (Singapore) cùng chồng đại diện hình ảnh quốc gia đi đối ngoại tận bên Mỹ nhưng chỉ sử dụng cái túi xách có giá 11 USD. Thế mà ai cũng nhắc đến đảo quốc bé nhỏ này với thái độ “không đùa được đâu”.

Một giáo sư người Nhật Bản mang lè kè chai nước lọc uống dở đến dự 2 hội nghị quan trọng trong sự ngạc nhiên của vài người Việt Nam. Ở hoàn cảnh của Nhật Bản, địa hình đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên, vành đai đứt gãy và vận động địa chất phức tạp - nếu không có đức tính tiết kiệm chắc chắn không thể kỳ vĩ như hôm nay.

Còn người Việt ta thì sao? Một bộ phận không ít chưa giàu đã học làm trưởng giả, giàu tiền thì kiểu cách trọc phú, giàu tri thức, tâm hồn có khi bị khinh rẻ, người nghèo càng cố tỏ ra mình giàu, biết ít tỏ ra biết hết, không chịu học hỏi. Kết cục là “phú quý trung bình sinh lễ nghĩa tào lao”.

Nhân chuyện dịch và tái khởi động nền kinh tế rồi vấp phải bài toán mang tên “NGUỒN LỰC” mới thấm thía triết lý “tiết kiệm là quốc sách”, tiết kiệm phải là “bản tánh, văn hóa, ăn vào máu thấm vào xương” chứ không phải là phong trào nay có mai quên. Đừng để đến khi trong nhà hết gạo rồi mới giật mình dè sẻn. Không ăn thua!

Ngoài biển, Trung Quốc ngang ngược lấn chiếm. Làm cách nào để đòi lại chủ quyền? Đừng ngây thơ tin tưởng sẽ dựa vào ai đó! Nói to lớn, dài dòng nhưng cũng bằng cách tiết kiệm để giàu có, tự lực tự cường mà thôi.

Bài II: Thời gian là vàng!

Để tiết kiệm trở thành quốc sách!

(ĐCSVN) - Khi việc tiết kiệm chưa trở thành ý thức và lối sống của mỗi một công dân, cán bộ thì mọi kế hoạch tiết kiệm, chống lãng phí cũng chỉ mang tính hình thức và chưa đi vào thực chất.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 18/2021/QH15, trong đó quyết nghị thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021”.

Đây cũng là lần đầu tiên Quốc hội bố trí thời gian để nghe trình bày Báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra, thảo luận tại tổ và hội trường về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Động thái này cho thấy tầm quan trọng của công tác này. Quyết tâm của Quốc hội trong công tác giám sát tối cao việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề lớn cần đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Mới đây, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, thảo luận ở hội trường về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020, các ý kiến đại biểu Quốc hội chỉ ra, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, từ lãng phí nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, lãng phí, đất đai, tài nguyên, khoáng sản.

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu là gì
Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu là gì
Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu là gì
Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu là gì
Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu là gì
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành chậm tiến độ và tăng vốn. Ảnh minh họa. Nguồn: thanhnien.vn.

Cử tri, người dân không khỏi xót xa, bức xúc trước nhiều dự án, công trình ngàn tỉ được đầu tư xây dựng từ những đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của người dân nay để hoang hóa, dở dang, kém hiệu quả, thậm chí có dự án 26 năm vẫn nằm trên giấy, dự án 10 năm vẫn là khu đất trống. Các công trình chậm tiến độ, chậm triển khai thực hiện và hoàn thành dẫn đến gây lãng phí không nhỏ về mặt tài chính, kéo theo làm chậm các công trình, các hoạt động kinh tế - xã hội khác, như vậy gây ra những lãng phí của các ngành, các lĩnh vực có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân, các cơ quan, đơn vị…

Hay một lãng phí không nhỏ, đó là lãng phí trong việc sử dụng tài sản công, trụ sở làm việc, tài sản của các doanh nghiệp. Đó là chưa kể tới lãng phí thời gian, ngân sách nhà nước khi phải trả tiền lương cho một số đội ngũ cán bộ công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về’’, lãng phí trong việc sử dụng con người, sử dụng cán bộ. Quả thật sự lãng phí này là rất khó định lượng, đong đếm…!

Mặc dù thời gian qua Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kiên trì công tác phòng chống tham nhũng và đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhưng dường như chống lãng phí so với chống tham nhũng còn hạn chế hơn nhiều.

Tuy Luật Thực hành, tiết kiệm chống lãng phí sửa đổi có hiệu lực được hơn 7 năm, nhưng vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng lãng phí trên nhiều lĩnh vực. Luật quy định trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tình trạng lãng phí nhưng theo phản ánh của một số đại biểu Quốc hội “chưa thấy ai bị kỷ luật, bị sa thải vì lãng phí”. Đây cũng là thách thức không nhỏ trong việc thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thực tế cho thấy, tham nhũng thì có thể "điểm mặt, chỉ tên" và bị coi là tội phạm nhưng lãng phí thì lại rất vô hình, khó định lượng, dường như chỉ bị coi là khuyết điểm, trong khi lãng phí đáng lên án, nhiều trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại lớn hơn rất nhiều.

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi vào vào thực chất hơn, hiệu quả hơn, nhiều ý kiến cho rằng chúng ta cần phải tổ chức tốt hơn công tác tuyên truyền và đặc biệt là công tác giáo dục về ý thức, về trách nhiệm trong việc là thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Theo đó, việc tiết kiệm, chống lãng phí phải được nâng lên thành ý thức và thành lối sống của con người, phải đưa vào các nghị quyết ở cấp độ như là một quốc sách, điều này đòi hỏi phải có sự vào cuộc, chung tay của rất nhiều cấp, nhiều ngành có liên quan. Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên trước hết hãy là những người nêu gương đầu tiên từ trong những việc nhỏ nhất trong cuộc sống của mình

Đi cùng với đó, hoàn thiện thể chế theo hướng chặt chẽ, khả thi hơn, phân công phân cấp rõ ràng, chú trọng tiết kiệm thời gian và nâng cao năng lực cán bộ cũng là một giải pháp hữu ích cho việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Ở đây, Quốc hội thông qua công tác giám sát tối cao cần làm rõ hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, chỉ rõ “địa chỉ” trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp “trúng” và “đúng” nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ, thì mới giữ được liêm khiết, trong sạch. Nếu hoang phí xa xỉ, thì ắt phải tìm cách xoay tiền. Do đó mà sinh ra hủ bại, nhũng lạm, giả dối”.

Tiết kiệm, chống lãng phí đã được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 13 và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ. Vấn đề này cần hết sức được coi trọng trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện quyết tâm và quyết liệt hơn nữa. Chỉ khi tiết kiệm, thực hành chống lãng phí trở thành quốc sách, ý thức của cả dân tộc, lối sống văn hóa, đạo đức của mỗi con người và toàn xã hội, thì công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí mới thực sự đi vào thực chất và phát huy hiệu quả cao, không trở thành "vật cản" kìm hãm sự phát triển của đất nước, gây bức xúc cho nhân dân./.

Thu Hằng