Thức ăn uống làm ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc ngoại trừ

Dạ dày không phải là nơi có chức năng hấp thu của bộ máy tiêu hóa. Tuy vậy, do pH của dạ dày rất axít [khi đói, pH khoảng 1; khi no thì bằng và lớn hơn 3] nên cần lưu ý: Khi uống lúc đói, thuốc chỉ lưu lại trong dạ dày khoảng 10-30 phút; uống lúc no, thuốc bị giữ lại trong dạ dày 1-4 giờ.

Những thuốc ít tan sẽ có thời gian để tan và khi xuống ruột sẽ được hấp thu nhanh hơn, ví dụ penicillin V. Những thuốc dễ tạo phức với những thành phần của thức ăn sẽ bị giảm hấp thu, như tetracycline. Các thuốc kém bền trong môi trường axít, như ampicillin và erythromycin, nếu ở lâu trong dạ dày sẽ bị phá hủy nhiều nên cần uống khoảng 3-4 giờ sau ăn. 

Còn những thuốc gây kích ứng đường tiêu hóa phải uống lúc no, chẳng hạn nhóm corticoid như prednisolon, dexamethason… hay nhóm kháng viêm không steroid như diclofenac, celecoxib, meloxicam… Các dạng bào chế khác nhau cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc. Ví dụ, viên nén aspirin uống sau khi ăn sẽ bị giảm hấp thu 50%, còn dạng sủi bọt lại được hấp thu hoàn toàn.

Dưới đây là một số lưu ý khi uống thuốc:

- Sữa chứa caseinat canxi. Nhiều thuốc tạo phức với canxi của sữa sẽ không được hấp thu, ví dụ muối sắt, lincomycin, tetracycline. Những thuốc dễ tan trong lipid sẽ tan trong lipid của sữa và chậm được hấp thu, ví dụ các vitamin A, D, F, K, E. Còn protein của sữa cũng gắn vào thuốc, làm chậm  sự hấp thu. Ngoài ra, cũng nên lưu ý sữa có pH khá cao [tính kiềm] nên làm giảm sự kích ứng dạ dày của các thuốc có bản chất là axít.

- Nước là đồ uống thích hợp nhất cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương tác khi hòa tan thuốc. Nước là phương tiện để dẫn thuốc vào dạ dày và ruột, làm tăng tan rã và hòa tan hoạt chất, tạo thuận lợi cho việc hấp thu. Vì vậy, cần uống đủ nước, từ 150-200 ml cho mỗi lần dùng thuốc, để tránh viên thuốc ở lại thực quản gây kích ứng hay loét thực quản, ví dụ viên Alendronat trị loãng xương.

Cần lưu ý uống ít nước hơn bình thường để duy trì nồng độ thuốc cao trong ruột khi dùng thuốc tẩy giun, sán. Nên nhớ không được dùng nước ngọt đóng hộp, nước hoa quả để uống thuốc vì có thể gây hỏng hay gây hấp thu thuốc quá nhanh.

- Chất tanin trong trà  gây tủa các thuốc có chứa sắt. Chất caffein trong cà phê và trà gây tủa thuốc aminazin, haloperidol khiến giảm hấp thu; ngược lại, caffein làm tăng hòa tan ergotamine khiến dễ hấp thu. Một lưu ý nữa là chất caffein trong trà và cà phê làm tăng tác dụng của thuốc hạ sốt giảm đau aspirin, paracetamol [acetaminophen].

- Rượu ảnh hưởng rất lớn đến thần kinh trung ương và sự hấp thu của đường tiêu hóa, hệ tim mạch. Người nghiện rượu có tình trạng giảm protein máu, suy chức năng gan. Rượu tương tác với rất nhiều thuốc và các tương tác này đều bất lợi. Vì vậy, khi uống thuốc thì không nên uống rượu. Nếu người nghiện rượu cần phải uống thuốc  thì cần phải được xét nghiệm chức năng  gan [ví dụ men gan] để chọn thuốc và chọn liều cho phù hợp. Song, nên nhớ trong thời gian uống thuốc phải ngừng uống rượu.

Bác sĩ Ngô Văn Tuấn

Theo Theo NLĐO

Nước không chỉ là chất giúp “nuốt” thuốc dễ dàng

Bắt đầu từ miệng, thuốc được đưa xuống thực quản qua ngã ba hầu họng, xuống dạ dày, ruột non... Tại ruột non, thuốc được hấp thu vào máu.  Tim sẽ đưa thuốc theo máu phân bố tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể, trong đó có đích tác dụng. Tiếp theo, thuốc được chuyển hóa ở gan thành dạng không có độc tính hoặc ít độc hơn, dễ tan trong nước hơn và dễ dàng được thải trừ bởi thận qua nước tiểu. Nước dùng để uống thuốc không chỉ đơn thuần là chất dẫn đưa thuốc từ miệng xuống ống tiêu hóa để hấp thu mà còn đóng vai trò là dung môi hòa tan thuốc, giúp thuốc khuếch tán đều khắp bề mặt ống tiêu hóa nên hấp thu tốt hơn. Đồng thời, uống nhiều nước sẽ giúp thuốc bài xuất nhanh hơn qua thận giúp giảm độc tính của nhiều loại thuốc.

Người bệnh nên uống đủ lượng nước cần thiết để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất của thuốc chữa bệnh.

Uống ít hay nhiều nước khi dùng thuốc đều có khả năng gây hại

Loại nước, lượng nước dùng để uống thuốc đều có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc do làm thay đổi mức độ hoặc tốc độ hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của thuốc. Nhiều trường hợp thậm chí gây ngộ độc cho người dùng. Lượng nước cần để uống thuốc phụ thuộc vào dạng bào chế và bản chất của dược chất.

Đối với thuốc có kích thước lớn hoặc viên nang: Uống thuốc với lượng nước không đủ có thể làm thuốc lắng đọng tại thực quản gây kích ứng, loét thực quản [nhất là với bệnh nhân nặng, không thể ngồi một thời gian sau khi uống thuốc hoặc người cao tuổi, thành thực quản khô do lượng dịch tiết ít]. Bên cạnh làm thuốc không xuống được vị trí hấp thu, uống thuốc với quá ít nước có thể làm giảm độ tan dược chất, giảm khả năng hấp thu và gây ra tác dụng bất lợi trong một số trường hợp. Thuốc giảm đau chống viêm phi steroid- NSAID thường được sử dụng như aspirin, ibuprofen và naproxen nếu được uống với ít nước làm tăng nguy cơ gây kích thích thực quản hoặc dạ dày hoặc thậm chí gây loét, thủng dạ dày.

Với thuốc có tác dụng chậm: Ngược lại, với một số thuốc dạng viên giải phóng chậm hoặc viên bao tan trong ruột, nếu uống với quá nhiều nước có thể làm thuốc di chuyển quá nhanh trong lòng ống tiêu hóa và ra ngoài trước khi được hấp thu tại vị trí tối ưu.

Những loại nước ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc cần chú ý

Loại nước dùng để uống thuốc cũng có ảnh hưởng lớn tới khả năng hấp thu, chuyển hóa của các thuốc. Sữa, nước chè, cà phê, rượu bia, nước hoa quả, đồ uống có gas đều có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc làm tăng tác dụng dẫn tới ngộ độc.

Sữa: Trong sữa có nhiều thành phần có thể tạo phức không tan hoặc phân tử cồng kềnh và làm cản trở hấp thu nhiều loại thuốc [ion calci tạo phức với các kháng sinh nhóm tetracyclin, quinolone; protein liên kết với thuốc có ái lực cao với protein...].

Chè, cà phê: Tanin trong nước chè gây kết tủa nhiều thuốc có chứa sắt hoặc có bản chất alkaloid. Cafein trong chè, cà phê làm tăng tác dụng không mong muốn như nhức đầu, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp ở bệnh nhân đang điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm IMAO và làm giảm hiệu quả của các thuốc gây ngủ.

Rượu bia, đồ uống có cồn: Làm tăng khả năng gặp phải tác dụng không mong muốn của các thuốc có cùng kiểu độc tính. Như nguy cơ viêm, loét, chảy máu tiêu hóa khi dùng cùng NSAID, tăng nguy cơ viêm gan khi dùng cùng paracetamol, nguy cơ tụt huyết áp quá mức khi dùng cùng thuốc chống tăng huyết áp...

Các loại nước ép: Nước ép có tính acid làm mất tác dụng của các kháng sinh kém bền trong môi trường acid, nước ép bưởi chùm ức chế enzyme chuyển hóa thuốc ở gan dẫn đến ngộ độc những thuốc chuyển hóa qua gan do nồng độ thuốc trong máu tăng cao.

Nước uống có gas: Nước uống có gas làm thay đổi tốc độ rỗng của dạ dày và sự hấp thu của các thuốc dùng cùng.

Những lưu ý để lựa chọn nước uống thuốc

Trong hầu hết trường hợp, nước đun sôi để nguội là đồ uống thích hợp nhất vì không gây ra tương kỵ hay tương tác nào khi hòa tan thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, tìm kiếm thông tin về lượng nước nên uống với thuốc là ít hay nhiều. Lượng nước để uống thuốc sẽ tùy thuộc vào loại thuốc cần uống và các bệnh lý mắc kèm. Nếu không chắc chắn về lượng nước nên uống, cần hỏi dược sĩ hoặc nhân viên y tế khác. Nếu cần dùng một loại thuốc với sữa, nước ép trái cây nào đó, bệnh nhân có thể cần dùng thuốc này vào một thời điểm khác với các loại thuốc còn lại. Trường hợp cần kiêng ăn hoặc uống bất cứ thứ gì [khi chuẩn bị phẫu thuật], tham vấn ý kiến của bác sĩ về việc dùng các loại thuốc cần uống. Trong một số trường hợp, có thể an toàn khi uống thuốc với một ngụm nước nhỏ. Trong các trường hợp khác, có thể cần đưa thuốc bằng một con đường khác [tiêm, đặt trực tràng...] hoặc có thể tạm ngừng thuốc cho đến khi có thể uống nước. Tốt nhất hãy ngồi dậy khi nuốt thuốc và không nằm sớm hơn 30 phút sau khi uống thuốc.


Hấp thu là sự vận chuyển thuốc từ nơi dùng thuốc [uống, tiêm] vào máu để rồi đi khắp cơ thể, tới nơi tác dụng. Như vậy sự hấp thu sẽ phụ thuộc vào:

Độ hòa tan của thuốc. Thuốc dùng dưới dạng dung dịch nước dễ hấp thu hơn dạng dầu, dịch treo hoặc dạng cứng.

pH tại chỗ hấp thu vì có ảnh hưởng đến độ ion hóa và độ tan của thuốc.

Nồng độ của thuốc. Nồng độ càng cao càng hấp thu nhanh.

Tuần hoàn tại vùng hấp thu: càng nhiều mạch, càng hấp thu nhanh.

Diện tích vùng hấp thu. Phổi, niêm mạc ruột có diện tích lớn, hấp thu nhanh.

Từ những yếu tố đó cho thấy đường đưa thuốc vào cơ thể sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu.

Ngoại trừ đường tiêm tĩnh mạch, trong quá trình hấp thu vào vòng tuần hoàn, một phần thuốc sẽ bị phá huỷ do các enzym của đường tiêu hóa, của tế bào ruột và đặc biệt là ở gan, nơi có ái lực với nhiều thuốc. Phần thuốc bị phá huỷ trước khi vào vòng tuần hoàn được gọi là  "first pass metabolism" [chuyển hóa do hấp thu hay chuyển hóa qua gan lần thứ nhất vì thường là uống thuốc]. Phần vào được tuần hoàn mới phát huy tác dụng dược lý, được gọi là  sinh khả dụng [bioavailability] của thuốc.

Sau đây sẽ điểm qua các đường dùng thuốc thông thường v à các đặc điểm của chúng.

Hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa

Ưu điểm là dễ dùng vì là đường hấp thu tự nhiên.

Nhược điểm là bị các enzym tiêu hóa phá huỷ hoặc thuốc tạo phức với thức ăn làm chậm hấp thu. Đôi khi thuốc kích thích niêm mạc tiêu hóa, gây viêm loét

Hấp thu qua niêm mạc miệng: thuốc ngậm dưới lưỡi

Do thuốc vào thẳng vòng tuần hoàn nên không bị dịch vị phá huỷ, không bị chuyển hóa qua gan lần thứ nhất

Thuốc uống

Thuốc sẽ qua dạ dày và qua ruột với các đặc điểm sau:

Ở dạ dày:

Có pH = 1- 3 nên chỉ hấp thu các acid yếu, ít bị ion hóa, như aspirin, phenylbutazon, barbiturat.

Nói chung ít hấp thu vì niêm mạc ít mạch máu, lại chứa nhiều cholesterol, thời gian thuốc ở dạ dày không lâu.

Khi đói hấp thu nhanh hơn, nhưng dễ bị kích thích.

Ở ruột non:

Là nơi hấp thu chủ yếu vì có diện tích hấp thu rất rộng [> 40 m 2], lại được tưới máu nhiều, pH tăng dần tới base [pH từ 6 đến 8].

Thuốc ít bị ion hóa nhưng nếu ít hoặc không tan trong lipid [sulfaguanidin, streptomycin] thì ít được hấp thu.

Thuốc mang amin bậc 4 sẽ bị ion hóa mạnh khó hấp thu, thí dụ các loại cura.

Các anion sulfat SO4- - không được hấp thu: MgSO4, Na2SO4 chỉ có tác dụng tẩy.

Thuốc đặt trực tràng

Khi không dùng đường uống được [do nôn, do hôn mê, hoặc ở trẻ em] thì có dạ ng thuốc đặt vào hậu môn. Không bị enzym tiêu hóa phá huỷ, khoảng 50% thuốc hấp thu qua trực tràng sẽ qua gan, chịu chuyển hóa ban đầu.

Nhược điểm là hấp thu không hoàn toàn và có thể gây kích ứng niêm mạc hậu môn.

Thuốc tiêm

Tiêm dưới da: do có nhiều sợi thần kinh cảm giác nên đau, ít mạch máu nên thuốc hấp thu chậm.

Tiêm bắp: khắc phục được hai nhược điểm trên của tiêm dưới da - một số thuốc có thể gây hoại tử cơ như ouabain, calci clorid thì không được tiêm bắp.

Tiêm tĩnh mạch: thuốc hấp thu nhanh, hoàn toàn, có thể điều chỉnh liều được nhanh. Dùng tiêm các dung dịch nước hoặc các chất kích ứng không tiêm bắp được vì lòng mạch ít nhạy cảm và máu pha loãng thuốc nhanh nếu tiêm chậm.

Thuốc tan trong dầu, thuốc làm kết tủa các thành phần của máu h ay thuốc làm tan hồng cầu đều không được tiêm mạch máu.

Thuốc dùng ngoài

Thấm qua niêm mạc: thuốc có thể bôi, nhỏ giọt vào niêm mạc mũi, họng, âm đạo, bàng quang để điều trị tại chỗ. Đôi khi, do thuốc thấm nhanh, lại trực tiếp vào máu, không bị c ác enzym phá huỷ trong quá trình hấp thu nên vẫn có tác dụng toàn thân: ADH dạng bột xông mũi; thuốc tê [lidocain, cocain] bôi tại chỗ, có thể hấp thu, gây độc toàn thân.

Qua da: ít thuốc có thể thấm qua được da lành. Các thuốc dùng ngoài [thuốc mỡ, thuố c xoa bóp, cao dán] có tác dụng nông tại chỗ để sát khuẩn, chống nấm, giảm đau.

Tuy nhiên, khi da bị tổn thương, viêm nhiễm, bỏng... thuốc có thể được hấp thu. Một số chất độc dễ tan trong mỡ có thể thấm qua da gây độc toàn thân [thuốc trừ sâu lân hữu cơ,  chất độc công nghiệp anilin].

Giữ ẩm nơi bôi thuốc [băng ép], xoa bóp, dùng thuốc giãn mạch tại chỗ, dùng phương pháp ion -
di [iontophoresis] đều làm tăng ngấm thuốc qua da.

Hiện có dạng thuốc cao dán mới, làm giải phóng thuốc chậm và đều qua da, duy trì đư ợc lượng thuốc ổn định trong máu: cao dán scopolamin, estrogen, nitrit.

Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có lớp sừng mỏng manh, tính thấm mạnh, dễ bị kích ứng cho nên cần thận trọng khi sử dụng, hạn chế diện tích bôi thuốc.

Thuốc nhỏ mắt: chủ yếu là tác dụng tạ i chỗ. Khi thuốc chảy qua ống mũi - lệ để xuống niêm mạc mũi, thuốc có thể được hấp thu trực tiếp vào máu, gây tác dụng không mong muốn.

Các đường khác

Qua phổi: các chất khí và các thuốc bay hơi có thể được hấp thu qua các tế bào biểu mô phế nang, niêm mạc đường hô hấp. Vì diện tích rộng [80 - 100 m2] nên hấp thu nhanh. Đây là đường hấp thu và thải trừ chính của thuốc mê hơi. Sự hấp thu phụ thuộc vào nồng độ thuốc mê trong không khí thở vào, sự thông khí hô hấp, độ hòa tan của thuốc mê trong máu.

Một số thuốc có thể dùng dưới dạng phun sương để điều trị tại chỗ [hen phế quản].

Tiêm tuỷ sống: thường tiêm vào khoang dưới nhện hoặc ngoài màng cứng để gây tê vùng thấp
[chi dưới, khung chậu] bằng dung dịch có tỷ trọng cao [hyperbaric solution] hơn dịch não tuỷ.

Thông số dược đông học của sự hấp thu: sinh khả dụng [F]

Định nghĩa

Sinh khả dụng F [bioavailability] là tỷ lệ phần trăm lượng thuốc vào được vòng tuần hoàn ở dạng còn hoạt tính và vận tốc hấp thu thuốc [biểu hiện qua Cmax và Tmax] so với liều đã dùng. Sinh khả dụng phản ánh sự hấp thu thuốc.

Ý nghĩa

Khi thay đổi tá dược, cách bào chế thuốc sẽ làm thay đổi độ hòa tan của thuốc [hoạt chất] và làm thay đổi F của thuốc. Như vậy, 2 dạng bào ch ế của cùng một sản phẩm có thể có 2 sinh khả dụng khác nhau. Khái niệm tương đương sinh học [bioequivalence] dùng để so sánh các F của các dạng bào chế khác nhau của 1 hoạt chất: F 1/F2.

Khi thay đổi cấu trúc hóa học, có thể làm F thay đổi: Ampicilin có F = 50%

Amoxicilin [gắn thêm nhóm OH] có F = 95%.

Sự chuyển hóa thuốc khi qua gan lần thứ nhất, hay chuyển hóa trước khi vào tuần hoàn [first pass metabolism] làm giảm sinh khả dụng của thuốc. Song đôi khi vì thuốc qua gan lại có thể được chuyển hóa thành chất có hoạt tính nên tuy sinh khả dụng của đường uống là thấp nhưng tác dụng dược lý lại không kém đường tiêm chích tĩnh mạch. Thí dụ propranolol có sinh khả dụng theo đường uống là 30% nhưng ở gan nó được chuyển hóa thành 4 - OH propranolol vẫn có hoạt tính như propranolol.

Các yếu tố làm thay đổi F do người dùng thuốc:

Thức ăn làm thay đổi pH hoặc nhu động của đường tiêu hóa. . Tuổi [trẻ em, người già]: thay đổi hoạt động của các enzym. . Tình trạng bệnh lý: táo bón, tiêu chảy, suy gan.

Tương tác thuốc: hai thuốc có thể tranh chấp tại nơi hấp thu hoặc làm thay đổi độ tan, độ phân ly của nhau.

Video liên quan

Chủ Đề